Tình yêu chân chính đối với hôn nhân là gì

1. Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính, tự nguyện trong hôn nhân. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được hiểu là mỗi bên nam nữ được tự mình quyết định việc kết hôn. Mọi hành vi cưỡng ép két hôn, lừa dối để kết hôn, cản trở việc kết hôn tự nguyện, tiến bộ đều bị coi là vi phạm pháp luật. Khi vợ chồng đang chung sống hòa thuận, hạnh phúc thì không ai có thể buộc họ ly hôn. Nhưng khi cuộc sống chung của vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và bản thân vợ, chồng mong muốn được chấm dứt cuộc sống chung thì họ có quyền yêu cầu ly hôn. Việc kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ, việc ly hôn dựa trên thực chất quan hệ vợ chồng không thể tiếp tục tồn tại.

2. Một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Hôn nhân một vợ một chồng là vào thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân (thời điểm đăng ký kết hôn), các bên kết hôn đang không có vợ hoặc có chồng. Có nghĩa là vào một thời điểm, một người đàn ông chỉ có một người vợ, một người đàn bà chỉ có một người chồng. Luật Hôn nhân và gia đình xây dựng trên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhằm xoá bỏ chế độ nhiều vợ của người đàn ông trong pháp luật thời kỳ phong kiến. Để đảm bảo hôn nhân được xây dựng trên nguyên tắc một vợ, một chồng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ (điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng góp phần xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa vợ vả chồng trong gia đình phong kiến, khẳng định quyền bình đẳng về mọi mặt giữa nam và nữ, góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng còn thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước Việt Nam là không phân biệt dân tộc, tôn giáo, quốc tịch trong quan hệ hôn nhân. Khi đã xác lập quan hệ vợ chồng, không phụ thuộc vào việc người

tham gia quan hệ hôn nhân có dân tộc gì, theo hoặc không theo tôn giáo, mang quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc hàng đầu trong quan hệ vợ chồng, giúp duy trì cuộc hôn nhân bền vững. Bởi sự tôn trọng giữa vợ và chồng sẽ thỏa mãn các nhu cầu liên quan đến nhân quyền, khẳng định nhân thân, đề cao lòng tự trọng và khẳng định phẩm chất của mỗi người. Trong cuộc sống vợ chồng có rất nhiều cách thể hiện sự tôn trọng, như: sự coi trọng lời hứa, trong giao tiếp ứng xử hàng ngày dùng những cử chỉ, hành vi, lời nói, thái độ thích hợp, đề cao nhân thân của người kia, không làm tổn thương hay hạ thấp nhân phẩm ...đó đều là những cách để mỗi người thể hiện sự tôn trọng đối với nhau đồng thời thể hiện sự tự trọng của chính mình.

3. Tự do kết hôn và tự do ly hôn Nam và nữ khi đủ tuổi đều có quyền kết hôn và xây dựng gia đình mà không có bất kỳ sự hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam và nữ có quyền bình đẳng trong việc kết hôn, trong thời gian chung sống và khi ly hôn. Việc kết hôn chỉ được tiến hành với sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cặp vợ chồng tương lai (khoản 1 và 2). Khoản 3 điều này khẳng định, gia đình là tế bào tự nhiên và cơ bản của xã hội, được nhà nước và xã hội bảo vệ. Khi cuộc sống chung của vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và bản thân vợ, chồng mong muốn được chấm dứt cuộc sống chung thì họ có quyền yêu cầu ly hôn. Việc kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ, việc ly hôn dựa trên thực chất quan hệ vợ chồng không thể tiếp tục tồn tại.

BÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA PH. ĂNGGHEN VỀ “TÌNH

YÊU CHÂN CHÍNH”

Tình yêu chân chính là quan hệ tình cảm nảy sinh trong quá trình gặp gỡ hiểu biết và thông cảm với nhau giữa người nam và người nữ. Trong quá trình gặp gỡ và hiểu biết đó, họ tìm thấy ở nhau những điểm tương đồng có thể đảm bảo cho việc xây dựng cuộc sống lứa đôi bền vững, hạnh phúc. Từ đó họ gắn bó quyến

đình. Một khi sở hữu tư nhân còn chiếm ưu thế so với sở hữu công cộng và người ta còn quan tâm nhiều đến việc thừa kế tài sản thì tình yêu và hôn nhân vẫn bị chi phối bởi lý do kinh tế - cái mà những người đàn ông trong xã hội tư bản chiếm địa vị chi phối.

Tình yêu và hôn nhân không phải lúc nào cũng được nhìn nhận như là những giá trị cao quý, những quyền cơ bản của con người. Ông viết “Trong suốt thời cổ, các cuộc hôn nhân đều do cha mẹ quyết định thay cho con cái, và con cái đều yên tâm vâng theo. Nếu, trong thời cổ, người ta thấy có đôi chút tình yêu giữa vợ chồng, thì tình yêu không phải là một sở thích chủ quan, mà là một nghĩa vụ khách quan; không phải là cơ sở hôn nhân, mà là điều bổ sung cho hôn nhân”. Tình yêu và hôn nhân dưới chế độ trung cổ này vẫn chỉ là tự do trong khuôn khổ do giai cấp tư sản quy định và bị chi phối bởi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong xã hội tư bản, Ph.Ăngghen khẳng định, dẫu giai cấp tư sản “đã ngày càng thừa nhận quyền tự do ký kết cả trong việc kết hôn, và đã thực hành quyền ấy”, song “hôn nhân vẫn chỉ là hôn nhân giai cấp, nhưng trong phạm vi của giai cấp, người ta để cho những người hữu quan được tự do lựa chọn đến một mức độ nào đó”.

  • *Phân tích tình trạng hôn nhân và quan niệm về tình yêu trong xã hội tư bản, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ, để có được tình yêu và hôn nhân thực sự tự do, trước hết cần phải xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xoá bỏ mọi sự áp bức, bóc lột, bởi đây chính là cơ sở dẫn đến sự mất tự do trong tình yêu và hôn nhân. Ông cho rằng, trong một xã hội mà tình yêu và hôn nhân còn “bị chi phối bởi những ảnh hưởng kinh tế” thì không thể có được tình yêu và hôn nhân thực sự tự do, nếu có chăng thì đó cũng chỉ là những trường hợp ngoại lệ. Do vậy, theo ông, để “cho quyền hoàn toàn tự do kết hôn được thực hiện đầy đủ và phổ biến” thì cần phải “xoá bỏ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và các quan hệ tài sản do nền sản xuất ấy

tạo ra, phải gạt bỏ được tất cả những lý do kinh tế, - những lý do phụ - hiện vẫn ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn vợ kén chồng”. Chỉ đến lúc ấy, theo ông “mới không còn động cơ nào khác, ngoài tình thương yêu lẫn nhau”

\=> Như vậy theo Ph.Ăngghen, cơ sở nền tảng của hôn nhân và cuộc sống gia đình bền vững phải là tình yêu, là tình thương yêu lẫn nhau một cách thực sự giữa hai người yêu nhau. Ở đây, quan hệ kinh tế, điều kiện sinh sống không phải là không cần thiết, song tiền đề quan trọng và quyết định vẫn cứ phải là tình yêu.

CẤN ĐỀ LY HÔN

1. Thực trạng ly hôn ở trên thế giới và ở Việt Nam

Tại Anh, kể từ khi đại dịch bùng phát, yêu cầu tư vấn pháp lý về thủ tục ly hôn đã tăng 95%, đáng nói phụ nữ lại là bên chủ động trong phần lớn các vụ việc. Yêu cầu tư vấn ly hôn trong 3 tháng đầu năm nay đã tăng lên 8 lượt so với 4 lượt cùng kỳ năm ngoái. Ðáng chú ý, kết quả khảo sát trên 400 người cho thấy khoảng 3/4 các cặp vợ chồng ly thân hoặc ly hôn hoàn toàn không có mâu thuẫn hay áp lực vào thời điểm trước đại dịch. Khi được hỏi rõ nguyên nhân, ¼ những người tham gia thừa nhận lý do chính họ quyết định “đường ai nấy đi” là vì phải chạm mặt vợ/chồng quá nhiều trong thời gian giãn cách xã hội. Không riêng Anh, tình trạng ly hôn liên quan đại dịch cũng tăng lên ở một số quốc gia khác trên thế giới. Hồi tháng 4, một công ty chuyên về ly dị ở tỉnh bang Ontario (Canada) nói rằng đã phải tuyển thêm 5 luật sư để giải quyết lượng hồ sơ yêu cầu ly hôn ngày càng nhiều. Năm ngoái, số liệu thống kê về tình trạng hôn nhân tan vỡ cho thấy số đơn xin ly dị ở Trung Quốc cũng tăng vọt ngay khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. Báo cáo

Việt Nam là một quốc gia đông dân và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong gần hai thập kỷ qua. Ly hôn có ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước mặc dù tình trạng ly hôn ở Việt Nam chưa thực sự phổ biến. Nhìn chung trước khi đai dịch Covid-19 bùng phát, tỷ lệ ly hôn ở nước ta thấp, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong 10 năm qua (năm 2009: 1,0%, năm 2019: 1,8%). Tỷ lệ ly hôn có sự khác biệt theo giới tính và khu vực thành thị, nông thôn: Tỷ lệ ly hôn của nữ giới cao hơn nam giới (2,1% so với 1,4%), khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (2,1% so với 1,6%). Theo thống kê cho thấy, ở Việt Nam hiện có khoảng 60 vụ/năm, tương đương 0 vụ/1 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn 25%, có nghĩa trong 4 đôi đi đăng ký kết hôn thì 1 đôi ra tòa. Cuộc sống với nhiều mâu thuẫn khiến không chỉ các cặp đôi trẻ mà nhiều cặp đôi đã chung sống nhiều năm cũng đi đến quyết định này. Bất cứ ai khi bước chân vào ngưỡng cửa hôn nhân đều mong muốn có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc. Nhưng khi cả hai không còn nhìn chung về một hướng, những rạn nứt bắt đầu xuất hiện. Ly hôn là giải pháp cuối cùng được đặt ra để kết thúc sự đổ vỡ của tình yêu hoặc chấm dứt quan hệ gia đình khi không còn hạnh phúc. Tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam thấp hơn các nước không phải là một điều đáng mừng. Nó cho thấy còn quá nhiều người phải chịu đựng trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc mà không dám thoát ra vì sợ điều tiếng của xã hội cho rằng đó là sự “đổ vỡ hạnh phúc” tuy nhiên thực tế nó phải là “lối thoát để đi đến hạnh phúc mới”. Từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ những năm vừa qua cho thấy một thực tế đáng báo động: Tỷ lệ án ly hôn có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Chỉ tính riêng trong năm 2020, Tòa án huyện thụ lý 235 vụ ly hôn/tổng số các loại án là 487 vụ, chiếm tỷ lệ 48,3% tổng số án các loại do Tòa thụ lý. Như vậy, trung bình một tháng, các Thẩm phán Tòa án huyện phải thụ lý khoảng 18- 20 vụ ly hôn.

2. Nguyên nhân dẫn đến ly hôn

Thứ nhất, do trước khi kết hôn chưa có sự chuẩn bị về kiến thức và kỹ năng trước khi bước vào đời sống hôn nhân; một số cặp vợ chồng chưa có đủ thời gian tìm hiểu nhau, sau khi kết hôn dẫn tới bất đồng quan điểm sống. Thứ hai, từ giữa năm 2020, dịch COVID-19 đã tác động đến mọi thành phần kinh tế, mọi gia đình trong xã hội, áp lực tiền bạc, nói dối, và dịch bệnh kéo dài liên miên khiến mối quan hệ vợ chồng xảy ra nhiều xích mích. Áp lực về bệnh tật, kinh tế và cuộc sống đã khiến các vụ bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái có xu hướng gia tăng khiến người phụ nữ phải tìm đến vòng pháp lý để cứu giúp. Tiền quá ít, thời gian chạm mặt nhau quá nhiều. Thứ ba, các vụ bạo lực tăng, xu hướng này có thể là một cảnh báo đáng ngại cho các cặp vợ chồng ở những đất nước khác đang trong giai đoạn đầu của việc bị cô lập ở nhà. Nếu sự xa cách làm cho trái tim nảy nở xúc cảm yêu đương, thì ngược lại, việc ở gần nhau quá nhiều thời gian, trong một không gian khép kín, có thể gây ra những cảm xúc tiêu cực. Thứ tư, việc giao tiếp kém cũng là nguyên nhân thất vọng khiến mọi người thất vọng về hôn nhân, nhiều cặp vợ chồng trước khi kết hôn chưa có việc làm và thu nhập ổn định, sau khi kết hôn phải tự lo cho cuộc sống riêng trong khi điều kiện kinh tế chưa đảm bảo nên phát sinh mâu thuẫn; một số vụ, việc ly hôn do người chồng mắc tệ nạn ma túy, cờ bạc, rượu chè... đồng thời, khi phát sinh mâu thuẫn trong hôn nhân, đa số các cặp vợ chồng chưa nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hòa giải từ gia đình, các tổ chức đoàn thể và xã hội mà đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giải quyết cho ly hôn.