Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện thị xã tiếp giáp với biển?

Tài nguyên du lịch: Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Quần thể các di tích văn hóa cố đô Huế được UNESCO xếp hạng là di sản văn hoá Thế giới. Huế có hàng trăm đền chùa (trong đó hàng chục chùa được xây dựng cách đây 300 năm) và là trung tâm Phật giáo của quốc gia. Bên cạnh những đền đài lăng tẩm, Huế còn đẹp nên thơ với Sông Hương, núi Ngự thanh bình, lãng mạn, với đồi Vọng Cảnh,...)

Tài nguyên con người: Lực lượng lao động trong độ tuổi: 636.537 người

Giao thông: 1. Đường bộ
Toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15 và các tỉnh lộ khác.
Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49 chạy ngang qua từ tây sang đông nối tiếp vùng núi với biển. Khu vực ven biển, đầm phá có quốc lộ 49B và một số tuyến ven biển khác. Khu vực gò đồi trung du và vùng núi rộng lớn phía tây thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông có quốc lộ 14, tỉnh lộ 14B, 14C, quốc lộ 49 đi sang Lào.
Đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm.

3. Đường sắt
Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2km đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh.


Tỉnh có cảng biển là cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía đông bắc

Hệ thống điện: Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế được nhận điện từ hệ thống điện Quốc Gia qua các tuyến đường dây 110 kV Đà Nẵng - Huế (chiều dài 86 km dây dẫn 2xACSR-185), tuyến Đồng Hới – Huế (mạch đơn ACSR-185) và đường dây mạch đơn 220 kV Hòa Khánh - Huế (chiều dài 80 km, dây dẫn ACSR-400) thông qua các trạm biến áp sau: Trạm 220 kV Huế có công suất 1x125 MVA điện áp 220/110 kV, trạm này vận hành từ 08/2002, được xây dựng trên cơ sở mở rộng trạm 110 kV Huế 1, nằm trên địa bàn xã Thủy An – Thành phố Huế (gần Ngự Bình). Trạm 220 kV Huế nhận điện từ trạm biến áp 500 kV qua đường dây 220 kV Đà Nẵng - Huế.

Tỉnh Thừa Thiên Huế nổi danh với bề dày lịch sử văn hóa, hội tụ tinh hoa của dân tộc với đa dạng bản sắc văn hóa. Huế mang trong mình nhiều kiến trúc cổ kính hòa cùng không gian thiên nhiên thơ mộng làm hút hồn bao du khách đến tham quan. Vậy tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện? Các huyện tại Thừa Thiên Huế có gì đẹp? Hãy đọc và trải nghiệm trọn vẹn vùng đất cố đô uy nghiêm này nhé.

Tìm hiểu tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện?

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở nằm miền trung,  tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện luôn là điều quan tâm của nhiều du khách và mỗi huyện có những điểm du lịch nào thú vị để mỗi bước chân đến đây có thể khám phá được hết đặc sắc vùng miền có được.  

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm có 1 thành phố là Thành phố Huế, 2 thị xã là Hương Thủy, Hương Trà và, 6 huyện là A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang và Quảng Điền.

Về các huyện  ở Thừa Thiên Huế chơi gì?

Đến với Thừa Thiên Huế bạn sẽ đắm chìm trong giai thoại xưa cũ cùng niềm tự hào lịch sử dân tộc Việt Nam. Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện chắc bạn đã rõ. Một vài địa điểm du lịch say đắm lòng người bạn nên một lần đặt chân đến lòng bịn rịn, lưu luyến mà chẳng muốn về.

Thành phố Huế

Thành phố Huế là nơi điều kiện thiên nhiên hội tụ đủ các yếu tố đồi núi, sông, hồ, đồng bằng cùng hệ sinh thái đa dạng, phong phú tạo thành một nơi lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động khác nhau của du lịch thể thao.

Thành phố Huế là luôn địa bàn gắn kết lý tưởng các tài nguyên văn hoá, truyền thống đặc sắc với du lịch không một nơi nào ở nước ta có thể làm tốt hơn được. Và thành phố Huế cũng được vinh danh là một trong 5 trung tâm du lịch quốc gia, sở hữu 7 Di sản thế giới được UNESCO công nhận.

“Thành phố Kinh đô” là nổi bật kinh đô Huế mang đậm phong kiến cuối cùng của Việt Nam, vốn có lịch sử giá trị và bản sắc độc đáo. Vừa có nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa mang tính đặc thù – bản địa, vừa mang tính dân tộc – phổ biến, vừa tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nền văn hóa Á Âu.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện thị xã tiếp giáp với biển?
Đến với Đại Nội Kinh thành Huế không ít lần bạn sẽ bắt gặp du khách trong tà áo dài thướt tha cùng nón lá tạo dáng yêu kiều

Với độ dày về văn hóa, lịch sử của quá trình hình thành và phát triển, thành phố Huế đã xác lập cho mình một “bản sắc Huế” cùng với những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của Huế đã tạo điểm du lịch hấp dẫn cả trong nước và quốc tế. 

“Thành phố Xanh” được thiên nhiên ưu ái phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, diệu kỳ trải dài cây xanh khắp nơi trong thành phố, từ núi Ngự Bình cho đến đồi Thiên An – Vọng Cảnh. Cũng là nơi có nhiều điểm du lịch đến để thăm quan các chùa như Phước Duyên, Thiên Mụ, Từ Hiếu, Diệu Đế, Trường Xuân, Quốc Ân, Hương Liệu…, hay viếng thăm Lăng mộ Hoàng Đế Tự Đức, Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

Nếu Thành phố Huế có 2 mùa rõ rệt là khô và mưa thì riêng Quốc Học Huế có thể ví như bốn mùa diễn ra rõ ràng và mang một màu sắc riêng biệt. Mùa xuân là lúc điệp anh đào khoe sắc hồng xinh tươi. Mùa hè là khi những cây phượng ở góc trường rực đỏ. Mùa thu là lúc lá cây sau sau trồng ở cạnh nhà chơi ngả vàng. Cuối cùng là mùa đông rét buốt là lúc những hàng cây trơ trụi lá và sân trường phủ đầy lá rụng dưới những cơn mưa tầm tã. 

 

Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện thị xã tiếp giáp với biển?
Hình ảnh trường Quốc Học Huế được chụp vào những ngày cuối hè

Thị xã Hương Thủy

Thị xã Hương Thủy với địa hình nổi bật nơi đây chủ yếu là đồi núi cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt. Mảnh đất Hương Thủy đã mang nhiều dấu ấn lịch sử gắn với kháng chiến chống Mĩ.

Đây còn là vùng đất có nhiều địa danh nổi tiếng với văn hiến có bề dày lịch sử – văn hoá như: Khu chiến tích Dương Hòa, Lùm Chánh Đông, Lăng mộ Hoàng Đế Khải Định, Phủ thờ Tôn Thất Thuyết, ngói Thanh Toàn, các đình làng Dạ Lê, Hòa Phong, Vân Thê, Phù Bài,… được công nhận là công trình văn hóa cấp quốc gia.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện thị xã tiếp giáp với biển?
Nơi đây được cho là góc đẹp nhất tại Lăng mộ Hoàng Đế Khải Định

Thị xã Hương Thuỷ còn được biết đến với Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài duy nhất ở tỉnh Thừa Thiên Huế mỗi năm phục vụ hàng triệu lượt khách. Du khách đến đây không chỉ được tham quan các di tích lịch sử mà còn được ngâm mình trong làn nước mát với Thác Chín Chàng – Khe Đầy, Bãi tắm Thôn Hộ nằm trên dòng Sông Hương, Hồ Thủy Tiên…

Thị xã Hương Trà

Tỉnh Thừa Thiên Huế cách thành phố Huế 15 km về phía Bắc, duy chỉ có Thị xã Hương Trà. Nơi đây luôn chú trọng và giữ gìn bản sắc dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số với truyền thống giá trị dân ca, dân nhạc, dân vũ. 

Đến với vùng đất một thời đã ghi nhiều dấu ấn của một đô thị như thương cảng Thanh Hà, phố cổ Bao Vinh; các di tích lịch sử – văn hóa, đền đài… kết nối với di sản Cố đô Huế và đặc biệt là sự đa dạng về địa hình. Đã làm nao lòng biết bao du khách đến thăm ngỡ ngàng trước phong cảnh non nước đẹp như tranh ở đây.

Tham quan di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, du lịch tâm linh… vô cùng hấp dẫn. Trong đó phải kể đến khám phá Lăng Minh Mạng, Lăng Gia Long, Điện Hòn Chén, Điện Huệ Nam, Địa đạo Khu ủy Trị Thiên – lòng hồ Thủy điện Hương Điền (Hương Vân), Đình Làng La Chữ,… Du lịch tâm linh du khách không nên bỏ lỡ, vừa là nơi thanh tịnh cũng là nơi thích hợp “sống ảo” . Đến với các chùa như Đông Thuyền, Đức Sơn, Thiền Viện Trúc Lâm, Huyền Không và Huyền Không Sơn Thượng của thị xã Hương Trà du khách phải trầm trồ kiến trúc cổ kính và nghiêm trang nơi đây.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện thị xã tiếp giáp với biển?
Góc “sống ảo” tại lăng Minh Mạng với view cực đỉnh thu hút rất nhiều bạn trẻ đến săn ảnh

Du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp; các Farm nông nghiệp, trồng hoa … cũng nườm nượp khách đến tham quan và hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp tại đây. Đơn giản chỉ là dạo mát quanh Vườn Bách thảo trên sông ở Hương Vinh; nghỉ dưỡng tại Khu nghỉ dưỡng cao cấp Hương Hồ, Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng và đô thị sinh thái Hải Dương; Camping An Viên – Bình Điền, trekking Đỉnh Hòn Vượn,  Núi Kim Phụng; tham quan Vườn lan Phạm Hoàng Thiên Bảo hay Green Life Farm.

Đến nơi đây du khách có dịp thưởng thức các lễ hội du lịch mang bản sắc riêng của Hương Trà như Lễ hội điện Hòn Chén, Festival phố cổ Bao Vinh, Lễ hội về Nguồn (Hương Phong) giao lưu với dân tộc thiểu số Cơ Tu cùng chơi các trò dân gian xưa.

Du lịch đầm phá ven biển; du lịch sông, hồ, khe, suối; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng luôn thu hút được nhiều khách du lịch. Đi du thuyền Sông Hương, Sông Bồ hít gió trời lòng đầy thư thái. Hay đến thăm rừng ngập mặn Rú Chá (Hương Phong) đến mỗi thu về ngỡ ngàng trước vẻ đẹp trổ bông sắc xanh – vàng của cây chá; ngâm mình trong làn nước mát, vui chơi và cắm trại ở bãi biển thôn Vĩnh Trị (Hải Dương), Khe Đầy (Bình Thành); hồ trữ nước Khe Ngang, Đập Thọ Sơn; săn hoàng hôn ở đầm phá Tam Giang.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện thị xã tiếp giáp với biển?
Du thuyền rồng trên dòng sông Hương luôn đem đến cảm giác thư thái và bình yên

Trải nghiệm và thăm các làng nghề truyền thống như làng nghề bánh ướt, bánh tráng Lựu Bảo (phường Hương Hồ); đến với nghề rèn Bao Vinh du khách dễ dàng học cách tạo ra một công cụ lao động, hay vật dụng hàng ngày bằng phương pháp truyền thống. Đồng thời, du khách được thưởng thức những hương vị đặc biệt của các món ăn địa phương là Bún bò Huế, cà phê Việt Nam, các loại bánh nậm, bánh lọc ở Hương Chữ, Hương An.

Huyện A Lưới

Huyện A Lưới là một huyện miền núi cao biên giới, chính vì thế thiên nhiên nơi đây vô cùng hoang sơ và kì vĩ. Nơi đây được nhắc đến như “Đà Lạt” thu nhỏ bởi khí hậu bán ôn đới quanh năm. Là nơi hội tụ đa dạng sắc màu văn hóa của 5 dân tộc anh em Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu, Pa Hy và Kinh. 

A Lưới nổi tiếng nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng tiêu biểu. Trong đó, di tích đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước hào hùng của dân tộc; hệ thống địa đạo của khu ủy Trị Thiên trong dãy núi A Túc, cụm địa đạo  A Đon, Động So, động Tiên Công; các sân bay A So, A Co, A Lưới, đồi A Biah…

Khu du lịch sinh thái nổi bật nơi đây bởi chính địa hình miền núi. Đặc biệt hơn là khu rừng nguyên sinh A Roàng có đường mòn Hồ Chí Minh đi qua, nhiều vực sâu, thác cao cuốn hút nên rất phù hợp cho những bạn năng động, ưa mạo hiểm, yêu trekking thích phiêu lưu trong cảnh rừng núi hoang sơ, tìm hiểu về các loại động thực vật hay tham quan, nghiên cứu. 

Cho đến những con suối, con thác đem đến hệ du lịch sinh thái vô cùng hấp dẫn, là món quà tuyệt đẹp mà tạo hóa gửi gắm cho nhân thế nơi đây. Đó là thác A Nôr, suối A Lin nơi thượng nguồn A Lưới hay suối Pâr Le với 2 bãi tắm mát lành. Riêng suối nước nóng A Roàng và suối nước nóng Hồng Hạ lại dành tặng khách du lịch Huế khoảng thời gian nghỉ dưỡng thú vị. 

Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện thị xã tiếp giáp với biển?
Thác A Nôr được nhiều du khách lựa chọn là nơi tắm mát và nghỉ dưỡng trong ngày h

Ngoài ra còn có các điểm du lịch A Lưới khác cũng thu hút không kém như thác Pông Chất, đập Ta Rê cùng nhiều con sông, con suối lượn bao quanh vùng núi non, thác ghềnh này như sông A Sáp, A Lin, Tà Rình, du lịch thượng nguồn suối Đăq Pling,…

Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, vùng đất này còn có hệ thống làng nghề đa dạng, lưu giữ được nhiều phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, văn hóa ẩm thực, lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số, …

Nhiều du lịch văn hóa bản địa tạo ấn tượng cho du khách bởi vừa mang nét đặc trưng vừa độc đáo như loại hình du lịch trải nghiệm trong các homestay là những ngôi nhà sàn. Như là nhà Gươl của dân tộc Cơ Tu, nhà Dài của dân tộc Pa Cô, nhà rông của dân tộc Tà Ôi. Được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số A Lưới.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện thị xã tiếp giáp với biển?
Nhà rông của dân tộc Tà Ôi nổi bật nét dân tộc đồng bào thiểu số A Lưới

Tham gia chương trình, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những bàn tay thoăn thoắt tài nghệ của phụ nữ người Tà Ôi bên những khung dệt thổ cẩm truyền thống Dèng, hòa mình vào các lễ hội của các dân tộc như là lễ A riêu Car, lễ A Riêu Piing, lễ A riêu Ada,…; thưởng thức loại hình văn nghệ dân gian, các làn điệu dân ca như là  hát Kâr lơi, Ba boih, Cha chấp, Xiềng… mang âm hưởng, hơi thở của núi rừng Trường Sơn.

Du khách còn được tìm hiểu phong tục, tập quán đặc sắc, khám phá và trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các dân tộc nơi đây. Cũng như thưởng thức ẩm thực mang đậm chất vùng cao được chế biến rất cầu kỳ độc đáo như Ka Lèng, cá nướng đùm lá chuối, bánh A Quát, A Chót, thịt khô gác bếp, rượu cần, súp sắn, đọt mây nướng và cơm lam…

Huyện Nam Đông

Huyện Nam Đông nơi đây như một bức tranh hoang sơ đầy kỳ vĩ, xanh bạt ngàn mà huyền bí. Với mỗi người con Nam Đông, đây là vùng đất thiêng với núi rừng, suối thác gắn bó mật thiết với đời sống và văn hóa của người dân địa phương, đặc biệt là người dân tộc thiểu số Cơ Tu. Cũng là nơi cần bảo tồn và giữ gìn “Làng văn hóa truyền thống Cơ Tu”.

Chính yếu tố thiên nhiên đó làm khách du lịch trong thời gian gần đây rất ưa chuộng. Vì đến đây không những có dịp tìm hiểu hệ sinh thái, mà còn tìm hiểu văn hóa phong tục đồng bào ít người, cũng như thích trải nghiệm rừng núi.

Chắc có lẽ bạn đã nắm rõ tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện, cảnh sắc ra sao thì đến với huyện Nam Đông có hệ thống suối thác xen giữa rừng núi, phải kể đến 3 thác đẹp của huyện đều mang trong mình vẻ đẹp riêng. Thác Mơ được ví von như nàng tiên của núi rừng duyên dáng, dịu dàng. Thác Kazan giống như chàng trai Cơ Tu tráng cường, kỳ khôi với hệ thống núi đá dựng đứng cao chót vót, kiên cường mà vững chãi. Nhưng đẹp nhất vẫn là Thác Phướn, con thác cao nằm cạnh rừng Vườn quốc gia Bạch Mã nhìn xa như dải cờ phướn trãi dài, trắng xóa làm điểm nhấn nổi bật giữa cánh rừng xanh bạt ngàn.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện thị xã tiếp giáp với biển?
Thác Phướn đẹp siêu lòng người

Nam Đông có hệ thống các lòng hồ Thủy điện Thượng Lộ, Thượng Nhật và lòng hồ Tả Trạch, có Hang Dơi… gắn với rừng núi cao nguyên sinh thuận lợi cho việc tham quan trải nghiệm các hoạt động khám phá lòng hồ, hệ sinh thái rừng và các hoạt động du lịch khám phá, mạo hiểm. 

Con người Nam Đông đôn hậu, nồng ấm, đặc biệt người dân bản địa Cơ Tu chất phát, có nét văn hóa riêng đặc trưng với các làn điệu dân vũ, dân ca, các điệu múa tân tung, gia giã, có ẩm thực truyền thống khác biệt, các nghề thủ công truyền thống như đan lát, điêu khắc gỗ, dệt zèng… Đặc biệt kiến trúc truyền thống nhà gươl là những nét văn hóa độc đáo rất được du khách quan tâm.

Huyện Phong Điền

Huyện Phong Điền thu hút nhiều khách tham quan, trải nghiệm rừng ngập mặn trên phá Tam Giang đoạn qua xã Điền Hải, tắm biển Điền Lộc, Ngũ Hồ, Hồ Cây Mang, nghỉ dưỡng Khoáng Nóng Thanh Tân, Khu nghỉ dưỡng Suối khoáng nóng Alba Thanh Tân tại xã Phong Sơn, Thượng Nguồn Ô Laau, du thuyền trên sông Ô Lâu Hầm Heo tại xã Phong Mỹ, nhà chồ Điền Hải. Du lịch sinh thái tại A Đon, Khe Me (Phong Mỹ), hồ Quao, Chiến khu Hòa Mỹ  tiếp tục thu hút du khách trong dịp hè.

Tại Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa được vinh danh là di sản Quốc gia. Du khách đến đây có dịp tham quan, khám phá các điểm di tích lịch sử như hệ thống di tích, đình, chùa, miếu, nhà thờ; di tích văn hóa Chăm Pa, tham quan nhà vườn, homestay, quần thể nhà rường cổ, trải nghiệm làm bánh, làm gốm, đạp xe, đi thuyền trên sông Ô Lâu, thả đèn hoa đăng, tham quan du lịch và thưởng thức các món ăn.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện thị xã tiếp giáp với biển?
Làng cổ Phước Tích có làng gốm đỏ lửa hơn 500 năm

Nơi đây không chỉ nổi tiếng về các lễ hội như lễ tế thành hoàng làng nghề Điêu khắc mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, lễ hội Cờ chòi… mà còn biết đến với nhiều làng nghề truyền thống khác nhau như Mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, rèn Hiền Lương, rượu Phong Chương, nước mắm Phong Hải, tăm tre, chổi đót Hội Người mù huyện, tương măng Phong Mỹ, xi măng Đồng Lâm, đệm bàng Phò Trạch, lưới Vân Trình, tôm CP, nón lá Phong Sơn…

Huyện Phú Lộc

Huyện Phú Lộc mang đến cho du khách cái nhìn thơ mộng với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ. Nơi đây đa dạng địa hình biển trải dài với các bãi biển nổi tiếng như Hàm Rồng, Lăng Cô, Cảnh Dương, Bãi Chuối, đảo Sơn Trà…, đầm phá Cầu Hai, gò đồi, đồng bằng, núi rừng tạo nên cảnh quan vô cùng đẹp. 

Nếu du khách là người ưa mạo hiểm, thích khám phá có loài động vật cũng như nét đẹp thiên nhiên từ núi rừng thì du lịch đến Vườn Quốc gia Bạch Mã. Nơi đây hầu như giữ được nguyên vẹn thảm thực vật phong phú với cánh rừng nguyên sinh bát ngát. Bạn có dịp tham quan Hải Vọng Đài, khám phá Ngũ Hổ, du ngoạn thác Đỗ Quyên.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện thị xã tiếp giáp với biển?
Tổng quan Vườn Quốc gia Bạch Mã đẹp như tranh vẽ

Đến với Bạch Mã Village du khách sẽ được tắm suối, trượt thác thỏa thích, hay là các hoạt động dã ngoại ngoài trời như BBQ, cắm trại, đốt lửa trại cùng hệ thống âm thanh chiếu sáng về đêm hiện đại. Hay ngắm ngọn hải đăng, đánh bắt hải sản về đêm, cắm trại qua đêm, lặng xuống biển khám phá vẻ đẹp dưới lòng sâu, chèo thuyền Kayak tại Đảo Ngọc.

Với hình dáng trăng lưỡi liềm, cảnh vật hoang sơ tạo nên du lịch tại Vịnh Lăng Cô “hot” hơn bao giờ hết. Đến đây, chiêm ngưỡng bờ cát trắng mịn màng cùng ngâm mình trong làn nước biển có màu xanh ngọc tại bãi biển Lăng Cô. Hay “săn hoàng hôn” tại đầm phá Tam Giang, câu cá tại đầm Lập An là điểm câu cá ngày xưa 2 vua Bảo Đại và Khải Định rất thích. Đơn giản hơn chỉ là ngắm biển Chân Mây đẹp nhất vịnh.

Còn đến với Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã du khách chiêm bái tượng thờ Phật Thích Ca to lớn và thả hồn thư giãn khám phá Hồ Truồi. Chiêm ngưỡng Chùa Thánh Duyên được xây dựng theo kiến trúc Nguyễn đặc trưng “trùng thiềm điệp ốc”.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện thị xã tiếp giáp với biển?
Đến với Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã bạn sẽ chiêm ngưỡng kiến trúc theo phong cách Miến Điện

Huyện Phú Lộc không chỉ nổi tiếng với các địa điểm du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch tâm linh mà còn nổi tiếng với các làng nghề truyền thống tại đây như nghề làm dầu tràm; nghề lặn biển; nghề nuôi cá mú, cá vẩu;…  Các loại cây ăn trái đặc sản bản địa như dâu tiên, thanh trà, cam, quýt, dâu Truồi…

> Xem thêm:

  • Du lịch Huế mùa nào đẹp?
  • Các địa điểm du lịch ở Huế

Huyện Phú Quang

Huyện Phú Quang với nhiều điểm đến nhưng hấp dẫn nhất là du lịch biển. Ở đây nổi tiếng với bãi biển Thuận An – Phú Thuận xinh đẹp cùng các khu nghỉ dưỡng sang trọng như là Ana Mandara Hue Beach Resort, Villa Louise Hue Beach and Spa, Tam Giang Resort and Spa đã thu hút rất nhiều khách đến chơi hè mỗi năm. Ngoài ra, còn có bãi biển Phú Diên, Vinh Thanh, Vinh An chưa được phát triển đúng tiềm năng vốn có. 

Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện thị xã tiếp giáp với biển?
Nghỉ dưỡng tại Ana Mandara Hue Beach Resort luôn là điểm đến lý tưởng cho du khách

Ngoài các bãi biển, khu du lịch nước khoáng nóng Mỹ An, khe nước ngọt ở Vĩnh Thanh thực sự là một điểm dừng chân hoàn hảo để nghỉ ngơi, thư giãn cho du khách. Tuyệt cảnh trữ tình như tranh của đầm Chuồn luôn là mê động lòng người. Cùng ẩm thực nổi tiếng nơi đây như hải sản tươi sống ở các bãi biển, đầm; Bánh khoái cá kình ở đầm Chuồn, nước mắm Phú Thuận, bánh ép Thuận An…

Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện thị xã tiếp giáp với biển?
Tuyệt cảnh trữ tình như tranh của đầm Chuồn luôn là mê động lòng người

Với các lễ hội đặc sắc như Hội vật làng Sình ở Phú Mậu, lễ Hội Cầu Ngư Ở Thái Dương, lễ hội rước Tổ làng Chuồn,… cùng các làng nghề truyền thống như làng Hoa giấy Thanh Tiên; làng nghề thếp vàng, sơn màu Tiên Nộn; Liễn làng Chuồn; nghề làm nón ở làng Tây Hồ; làng nghề sản xuất nón lá, nấu rượu gạo ở An Truyền

Về thăm nhà lưu niệm Bác Hồ; Tháp Phú Diên là một di tích lịch sử, văn hóa độc đáo; di tích tháp Chăm ở xã Diên Phú. Làng hoa Phú Mậu cách thành phố Huế chưa đến 10km, một vùng đất hiền hòa với những loại hoa đặc trưng của Huế.

Huyện Quảng Điền

Quảng Điền với bề dày 700 hình thành và phát triển luôn là vùng đất ẩn chứa trong mình nhiều giá trị văn hóa lịch sử quý giá, là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật thu hút khách du lịch hàng năm như Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; Miếu – mộ Đặng Hữu Phổ; Đình và Chùa Thủ Lễ; Chùa Thành Trung gắn với thành cổ Hóa Châu; Miếu thờ Nguyễn Hữu Dật gắn với phủ Phước Yên; Chùa Thiện Khánh gắn với phủ Bác Vọng, Đình Thủy Lập, địa điểm diễn ra Hội nghị Nam Dương.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện thị xã tiếp giáp với biển?
Chùa Thủ Lễ gắn liền dấu ấn tâm linh xưa c

Đến thăm nơi này, du khách có dịp hòa mình vào các lễ hội dân gian truyền thống mang tính đặc trưng của địa phương như: lễ hội cầu ngư của cư dân vùng đầm phá, ven biển; các lễ tế thu, tế thành hoàng của các làng văn hóa; lễ tế Bà Tơ ở làng Bác Vọng trong lễ hội Sóng nước Tam Giang. Bên cạnh đó các loại hình văn hóa dân gian như: hò bả trạo, múa bông, múa Náp, điệu trống Thái Bình… cũng hấp dẫn và thích thú. Các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian thu hút khách tham gia chơi cùng như: vật truyền thống làng Thủ Lễ vào ngày mùng 6 Tết, đua ghe, đu tiên, chọi  gà và các trò chơi dân gian mang đặc trưng của cư dân đầm phá.

Nếu như bạn đã hiểu rõ tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện  và có những địa điểm đến hấp dẫn ra sao, chắc có lẽ bạn đã bị thôi thúc bạn muốn ghé đến, mỗi huyện đều mang trong mình mỗi cung bậc cảm xúc khác nhau, chỉ có bạn mình cảm nhận được chân thật nhất từng địa điểm, trải nghiệm và khám phá nhiều điều thú vị. Lòng mến khách nơi đây khiến cho không người đến bịn rịn chẳng muốn xa, về lại nhung nhớ. Liên hệ ngay dịch vụ Du lịch Khát Vọng Việt để được chia sẻ thêm thật nhiều thông tin bổ ích về du lịch Thừa Thiên Huế, bạn sẽ được tiếp thêm năng lượng vừa hoài niệm cổ xưa khiến bạn tự tôn dân tộc với lịch sử vẻ vang nơi đây. 

Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu thị xã?

Ngày 01/7/2021, theo Nghị Quyết 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021, tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố); 141 đơn vị hành chính cấp xã (95 xã, 39 phường và 7 thị trấn).

Thừa Thiên Huế có bao nhiêu km đường bờ biển?

Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km. - Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh.

thành phố Huế có bao nhiêu xã?

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Huế có 10 phường và 23 xã.

Huyện Phú Vang có bao nhiêu xã thị trấn?

Huyện Phú Vang có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phú Đa (huyện lỵ) và 13 xã: Phú An, Phú Diên, Phú Gia, Phú Hải, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Mỹ, Phú Thuận, Phú Xuân, Vinh An, Vinh Hà, Vinh Thanh, Vinh Xuân.