Tiỉ lệ trẻ em ở việt nam là bao nhiêu năm 2024

Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam năm 2022 ở mức cao, khoảng 113,7 trẻ trai trên 100 bé gái, được Tổng Cục Dân số đánh giá là "nghiêm trọng".

Thông tin được ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng Cục trưởng Dân số, Bộ Y tế, cho biết tại Kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam, ngày 26/12. Ở một số địa phương, chênh lệch giới tính khi sinh cao hơn mức bình quân cả nước, như Sơn La 117 bé trai/100 bé gái, Nghệ An là 116,6.

"Mất cân bằng giới tính khi sinh đang tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng", ông Tú nhận định và thêm rằng tình trạng thừa nam thiếu nữ tại Việt Nam ngày càng lan rộng, cả thành thị và nông thôn.

Theo ông Tú, tỷ suất giới tính khi sinh năm 2022 như trên là thống kê dựa trên cơ sở số liệu báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh, thành. Tổng Cục Dân số cũng chưa công bố số lượng trẻ chào đời trong năm nay là bao nhiêu.

Tổng Điều tra dân số năm 2020 do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy tỷ lệ giới tính khi sinh là 112,1 bé trai/100 bé gái, năm 2019 là 111,5. Như vậy, tình trạng mất cân bằng giới tính đang tiếp tục tăng, trong khi mục tiêu được ngành dân số đặt ra là kéo giảm còn 111,4 trẻ trai/100 trẻ gái.

Những nguyên nhân khiến chênh lệch giới tính khi sinh tăng, theo Tổng cục Dân số, là do tâm lý ưa thích con trai và mong có con trai trong gia đình quy mô nhỏ; lạm dụng khoa học - công nghệ. Ngoài ra, các quy định pháp luật chưa được thực thi nghiêm làm trầm trọng hơn tình trạng này.

Các chuyên gia cho rằng mất cân bằng giới sẽ ảnh hưởng xấu tới cấu trúc dân số trong tương lai, dẫn tới dư thừa nam giới. Tổng cục Thống kê dự báo Việt Nam sẽ thừa 1,5 triệu nam giới từ 15 đến 49 tuổi vào năm 2034, riêng năm 2019 cả nước bị thiếu hụt 45.900 bé gái. Về lâu dài, hậu quả nghiêm trọng như thiếu phụ nữ làm tăng áp lực kết hôn sớm đối với trẻ gái, phải bỏ học để lập gia đình, có thể tăng nhu cầu mại dâm dẫn đến nạn buôn bán phụ nữ tăng.

Công tác dân số đang đối mặt với nhiều thách thức mới và lớn, theo ông Tú. Tuổi thọ bình quân của ngưởi Việt tăng nhanh, đạt 73,6 tuổi vào năm 2021 (nam 71 tuổi, nữ 76 tuổi) và cao hơn mức trung bình trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ 64 tuổi. Tầm vóc, thể lực của người Việt chậm cải thiện. Chất lượng dân số thấp, phân bố dân số và quản lý di cư còn nhiều bất cập, dân số già nhanh...

Tuy vậy, ông Tú nhìn nhận tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công. Sau gần 50 năm, Việt Nam đạt mức sinh thế vào năm 2006 với tổng tỷ suất sinh (TFR) là 2,09 con/phụ nữ và được duy trì trong suốt 16 năm qua. Mức sinh thay thế là mức sinh mà một phụ nữ có vừa đủ số con gái (tính trung bình) để thay thế mình trong dân số.

Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. "Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh", ông Tú nói, dẫn chứng tỷ số tử vong ở người mẹ giảm mạnh, còn 46 ca/100.000 trường hợp sinh năm 2019.

Ông Tú cho rằng chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình những thập kỷ qua đã hạn chế tăng thêm hơn 20 triệu người, tiết kiệm nhiều khoản chi cho dịch vụ xã hội. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy chi 1 USD cho kế hoạch hóa gia đình thì tiết kiệm được 31 USD chi cho xã hội, và kế hoạch hóa gia đình giúp tăng GDP bình quân đầu người khoảng 2%/năm.

Căn cứ theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê năm 2022, tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta là 112,1 trẻ trai trên 100 trẻ gái, tương đương 2 năm trước đó.

Cả nước có 21 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi cao hơn mức trung bình cả nước. Một số địa phương có tỷ số này cao như Sơn La (117), Nghệ An (116,6), Hà Nội (112)… Trong khi đó, nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ có tỷ số dưới 108.

Xuất hiện muộn nhưng tăng rất nhanh, mất cân bằng giới tính ở Việt Nam cũng có những điểm khác biệt.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, dưới 109. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nhận định mục tiêu này rất khó khăn, khi từ nay đến đó, mỗi năm phải giảm 0,4 điểm phần trăm, trong khi 8 năm trước, với nhiều nguồn lực và tác động, nhưng mỗi năm chỉ giảm 0,1 điểm phần trăm.

Xem chi tiết: https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Van-hoa-Xa-hoi/Cong-van-207-TCDS-KHTC-2023-dinh-huong-thuc-hien-cong-tac-dan-so-564156.aspx?anchor=muc_1

Đồng thời, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã ban hành Công văn 207/TCDS-KHTC năm 2023 về định hướng thực hiện công tác dân số năm 2023.

Theo đó, chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2023 cần phải đạt được là:

- Tuổi thọ trung bình (tính từ lúc sinh): 73,8 tuổi;

- Tỷ số giới tính khi sinh: 111,2 số bé trai/100 bé gái sinh ra sống;

- Tổng tỷ suất sinh: 2,1 con/phụ nữ.

- Giảm tỷ số giới tính khi sinh (-SRB): -0,2 điểm phần trăm so với năm 2022;

- Điều chỉnh mức sinh (+/-CBR): + 0,1 ‰ so với năm 2022;

- Tổng số người mới sử dụng BPTT hiện đại trong năm: 5.113.387 người;

- Giảm số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn: 15% so năm 2022;

- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh): 60%;

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh): 55%;

- Tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn: 8% so với năm 2022;

- Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm: 11% so với năm 2022.

Tiỉ lệ trẻ em ở việt nam là bao nhiêu năm 2024

Tỷ số giới tính Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Tỷ số giới tính Việt Nam được tính như thế nào?

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ số giới tính khi sinh là số bé trai sinh ra sống trên 100 bé gái sinh ra sống của một khu vực trong kỳ báo cáo (thường là một năm).

Công thức tính:

Tỷ số giới tính khi sinh (%) = (Tổng số bé trai sinh ra sống/Tổng số bé gái sinh ra sống) x 100

Xem chi tiết: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-dac-ta/2019/12/htcttkqg-ty-so-gioi-tinh-khi-sinh/

Tỷ số giới tính có ảnh hưởng đến cạnh tranh trong việc làm hay không?

Căn cứ khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về phân biệt đối xử trong lao động như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.

Như vậy phân biệt giới tính trong tuyển dụng lao động cũng là một dạng hình thức của phân biệt đối xử trong lao động. Đây cũng là hành vi bị cấm trong quan hệ lao động được quy định cụ thể tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Đồng thời, căn cứ theo Điều 16 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Căn cứ theo khoản 7 Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chính sách của Nhà nước về lao động như sau:

7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

Theo đó mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và trong lao động cũng nhắc đến đảm bảo bình đẳng giới. Như vậy, có thể nói trong việc làm có hành vi phân biệt giới tính là trái quy định pháp luật.

Tuy nhiên, nếu việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên về giới tính xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử, và không trái quy định pháp luật.

Trẻ em chiếm bao nhiêu phần trăm dân số Việt Nam?

Dân số trẻ em là 24.776.733 em (chiếm 25,75% trên tổng dân số), trong đó trẻ em nam là 12.915.365 em (chiếm 52% trên tổng dân số trẻ em), trẻ em nữ là 11.861.368 (chiếm 48% trên tổng dân số trẻ em) (Nguồn: Tổng Cục Thống kê (theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2019 -công bố ngày 19/12/2019)).

Dân số Việt Nam bao giờ đạt 100 triệu?

Ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, phát biểu. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, đến tháng 4-2023, dân số Việt Nam sẽ đạt quy mô 100 triệu dân.

Phụ nữ chiếm bao nhiêu dân số Việt Nam?

Thông tin về tình hình dân số, lao động việc làm quý IV và năm 2023 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 đạt 100,3 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số nam và nữ khá cân bằng. Cụ thể, tỷ lệ nam giới chiếm 49,9%, nữ giới chiếm 50,1%.

Dân số nước ta hiện nay đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?

Theo thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 là 100,3 triệu người, tăng 834,8 nghìn người so với năm 2022. Hiện Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới.