Kế toán làm giả giấy tờ bị phạt bao nhiêu năm 2024

Bất kỳ cơ quan nào trong quá trình làm việc cũng luôn phải đảm bảo bảo mật về giấy tờ tài liệu và con dấu của cơ quan mình. Chỉ có chính các cơ quan đó mới được sử dụng con dấu và tài liệu của cơ quan họ. Tuy nhiên trên thực tế, vì các mục đích gian dối cơ quan, tổ chức hay các mục đích trục lợi khác mà vẫn có những cá nhân, tổ chức có hành vi giả giấy tờ tài liệu cơ quan. Vậy đối với những hành vi vi phạm giả giấy tờ tài liệu cơ quan sẽ bị xử lý như thế nào?

I. Thực trạng giả giấy tờ tài liệu cơ quan hiện nay

Hiện nay, mặc dù pháp luật nước ta đã có đầy đủ các chế tài để xử lý các hành vi giả giấy tờ tài liệu cơ quan nhưng những hành vi vi phạm này vẫn diễn ra khá nhiều. Chúng ta có thể thấy việc làm giả giấy tờ, con dấu như việc sản xuất, mua bán, sử dụng bằng cấp giả, giấy tờ bằng khen giả, giấy xác nhận khám chữa bệnh giả…Trên các giấy tờ nghiêm nhiên phải đóng dấu cơ quan, và những đối tượng cần làm giấy tờ giả cũng sẽ sản xuất dấu giả. Nghiêm trọng hơn, có nhiều đối tượng sử dụng giấy tờ, con dấu giả nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, qua mặt các cơ quan, tổ chức. Có thể thấy việc sử dụng giấy tờ, con dấu giả vẫn còn diễn ra nhiều và ngày càng tinh vi dù pháp luật đã có các quy định xử lý những hành vi này.

II. Giả giấy tờ tài liệu cơ quan được hiểu như thế nào?

1. Các yếu tố cấu thành tội

Để xem xét hành vi của một người có phải là tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hay không thì cần xem xét hành vi này có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hay không, cụ thể:

- Về khách thể: khách thể của hành vi này là hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong quản lý giấy tờ, con dấu.

- Về mặt khách quan:

Đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức thì người phạm tội có hành vi làm giả con dấu, tài liệu gây nhầm lẫn, nhằm mục đích xấu, ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan, tổ chức, gây thiệt hại đến mối quan hệ được pháp luật bảo vệ.

Đối với hành vi sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thì người phạm tội có hành vi sử dụng các con dấu, giấy tờ giả nhằm các mục đích gian dối, trục lợi, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây nguy hiểm cho xã hội.

- Mặt chủ quan: người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, biết rõ hành vi làm giả, sử dụng con dấu, giấy tờ giả là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện để lừa dối các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm đạt được mục đích của mình.

- Chủ thể: người thực hiện hành vi là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Như vậy, đối với những hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức khi có đủ các yếu tố cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

III. Quy định pháp luật về giả giấy tờ tài liệu cơ quan

1. Quy định về việc sử dụng giấy tờ, tài liệu giả

Nhìn nhận được hành vi sản xuất, mua bán, sử dụng giấy tờ giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng và xâm hại đến các mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ thế nên pháp luật nước ta đã có các quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm này. Cụ thể tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định cụ thể về các hành vi làm giả giấy tờ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính cùng các hình phạt bổ sung. Bên cạnh xử phạt hành chính, Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đã quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại Điều 341.

Kế toán làm giả giấy tờ bị phạt bao nhiêu năm 2024

2. Tội giả giấy tờ tài liệu cơ quan bị phạt thế nào?

Như vừa nêu về các quy định về việc sử dụng giấy tờ, tài liệu giả nêu trên. Đối với những người có hành vi giả giấy tờ tài liệu cơ quan, tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Đối với những hành vi chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thuộc trường hợp xử lý vi phạm hành chính thì sẽ bị xử lý bằng hình thức phạt tiền theo quy định tại Mục 1 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Đối với những hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức sẽ bị xử phạt hình sự theo Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

3. Trách nhiệm hình sự khi sử dụng giấy tờ, tài liệu giả

Đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thì tại Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định các khung xử phạt như sau:

- Khung 1: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với người có hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả.

- Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với các hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả có tổ chức hoặc phạm tội 02 lần trở lên; làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm.

- Khung 3: bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với hành vi làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Ngoài các hình phạt nêu trên, người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Kế toán làm giả giấy tờ bị phạt bao nhiêu năm 2024

4. Xử phạt hành chính khi sử dụng giấy tờ, tài liệu giả

Đối với các hành vi sử dụng giấy tờ, tài liệu giả nhưng chưa đủ các yếu tố để cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thì có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;

+ Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.

Như vậy, đối với các hành vi được liệt kê nêu trên, nếu người nào thực hiện những hành vi vi phạm này sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính như đã nêu.

IV. Giải đáp một số thắc mắc về giả giấy tờ tài liệu cơ quan

1. Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội sử dụng con dấu giả?

Để trả lời câu hỏi giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội sử dụng con dấu giả thì chúng ta cần xem xét trong trường hợp đó, các hành vi phạm tội đáp ứng cấu thành tội phạm của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hay tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu đáp ứng cấu thành tội phạm của tội nào sẽ xử lý theo quy định của pháp luật về tội đó (Cấu thành tội phạm Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đã phân tích ở mục II).

2. Môi giới làm giấy tờ giả có phạm tội không?

Đầu tiên tiên chúng ta cần hiểu môi giới là gì? Môi giới là việc một người làm các công việc trung gian giữa các bên để thiết lập mối quan hệ cho các bên đó và hưởng lợi ích từ việc đứng ra thiết lập mối quan hệ này. Môi giới làm giấy tờ giả là việc một người tiến hành môi giới cho người làm giả giấy tờ và người có nhu cầu mua, sử dụng giấy tờ giả (tìm kiếm khách hàng, đàm phán, hỗ trợ…) và được hưởng lợi từ việc này.

Đối với hành vi môi giới làm giả giấy tờ sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với vai trò là người đồng phạm theo Điều 341 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

3. Hình phạt khi làm giấy tờ giả của ngành công an?

Với hành vi làm giả giấy tờ của ngành công an, tùy thuộc vào tính chất của từng hành vi, xem xét hành vi đó vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự, để xem xét hành vi đó sẽ bị xử lý hành chính hay hình sự cần xem xét nó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hay không. Nếu hành vi đó thuộc trường hợp vi phạm hành chính thì sẽ bị xử phạt tiền theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP như tại mục III.4 nêu trên. Nếu hành vi đó cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử phạt theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

V. Dịch vụ tư vấn và giải quyết giả giấy tờ tài liệu cơ quan

Công ty luật TNHH Ngọc Phú chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và giải quyết giả giấy tờ tài liệu cơ quan. Đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ tư vấn kiến thức pháp luật và phương hướng giải quyết đối với những vụ việc có liên quan đến giả giấy tờ tài liệu cơ quan.


Như vậy, giả giấy tờ tài liệu liên quan là hành vi bị pháp luật cấm và xử lý nghiêm ngặt. Nếu quý khách hàng có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi qua