Tiêu chuẩn đánh giá giảng viên

- Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục đại học công lập và các quy định pháp luật của ngành.

- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

- Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

(Điều 3 )

2. Tiêu chuẩn của giảng viên đại học công lập (hạng III)

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

+ Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III).

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;

+ Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

+ Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên;

+ Có khả năng nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy và các công việc được giao;

+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III).

(Khoản 2, 3 Điều 5 )

3. Tiêu chuẩn của giảng viên đại học công lập chính (hạng II)

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

+ Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II).

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;

+ Hiểu và thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt kịp thời yêu cầu thực tiễn đối với chuyên ngành đào tạo;

+ Chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;

+ Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học (do thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành, chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo của giảng viên và có mã số chuẩn quốc tế ISBN;

+ Tác giả của ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN;

+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên chính (hạng II);

+ Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 lên chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 hoặc tương đương tối thiểu đủ 06 (sáu) năm; trong đó phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng II), mã số V.07.01.02 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Download Free PDF

Download Free PDF

Tiêu chuẩn đánh giá giảng viên

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TT TIÊU CHÍ/ NỘI DUNG Thang điểm

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TT TIÊU CHÍ/ NỘI DUNG Thang điểm

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TT TIÊU CHÍ/ NỘI DUNG Thang điểm

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TT TIÊU CHÍ/ NỘI DUNG Thang điểm

Tiêu chuẩn đánh giá giảng viên
Chất Mai

Khung năng lực giảng dạy của giảng viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội được xây dựng nhằm đánh giá và hỗ trợ phát triển năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên trong toàn Đại học Quốc gia Hà Nội. Khung năng lực giảng dạy này sẽ là công cụ hướng dẫn thực hành giảng dạy và là cơ sở để đánh giá hoạt động dạy học của đội ngũ giảng viên. Từ đó hướng tới việc đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập trong sự thay đổi của bậc giáo dục đại học hiện nay.

Tiêu chuẩn đánh giá giảng viên

Quyết định số 2401/QĐ-ĐHQGHN về việc ban hành Khung năng lực giảng dạy của giảng viên (nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội)

Nội dung hướng dẫn và đánh giá bao gồm: Chuẩn bị hoạt động dạy học; Tổ chức giảng dạy; Kiểm tra đánh giá người học. Các nội dung này được thể hiện qua 10 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy. Tương ứng với mỗi tiêu chí, Khung năng lực giảng dạy đề xuất các chỉ báo để phục vụ đánh giá hoạt động dạy học của giảng viên.

Mục đích hướng tới nhằm: 1. Cải tiến chất lượng giảng dạy và định hướng phát triển chuyên môn của giảng viên; 2. Hỗ trợ đổi mới hoạt động dạy học; 3. Sử dụng làm căn cứ: Xây dựng chương trình đào tạo và tập huấn nâng cao năng lực giảng dạy cho giảng viên. Khen thưởng, vinh danh hoặc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động dạy học. Xây dựng chính sách và triển khai các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức, quản lý, cải tiến việc giảng dạy; 4. Tạo lập thói quen thực hành giảng dạy xuất sắc của giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trong phạm vi của Khung năng lực này, giảng viên đáp ứng được các yêu cầu về giảng dạy chất lượng sẽ tạo lập được môi trường dạy và học tích cực, hiệu quả trong hoạt động của mình. Điều này sẽ được thể hiện qua các yếu tố: kiến thức chuyên môn vững vàng; hiểu biết về người học và bối cảnh dạy học; có sự chuẩn bị công phu và khoa học về nội dung và học liệu phục vụ giảng dạy; có sự chuẩn bị các phương pháp giảng dạy một cách chủ động, sáng tạo; có năng lực tổ chức và quản lý lớp học; làm chủ được các phương pháp dạy học hiện đại; thiết lập được môi trường học tập tích cực trên lớp học; áp dụng được tiếp cận cá thể hoá trong giảng dạy; tuân thủ đúng các quy tắc và yêu cầu đánh giá người học; biết phát triển năng lực người học thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá.

Khung năng lực giảng dạy của giảng viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội do Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy xây dựng trên cơ sở tham khảo Hướng dẫn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học của Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Khung năng lực đảm bảo hướng tiếp cận chất lượng, hiện đại, cập nhật với xu thế phát triển của giáo dục đại học trên thế giới.

Hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội và các đơn vị đào tạo, nghiên cứu thành viên đang nỗ lực triển khai các chính sách, hoạt động nhằm hỗ trợ đổi mới hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Cùng với Chương trình tập huấn “Phương pháp giảng dạy mới và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội”, Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội hi vọng Khung năng lực giảng dạy này sẽ góp phần hình thành và phát triển hệ sinh thái về đổi mới sáng tạo trong giảng dạy cho đội ngũ cán bộ giảng viên.