Thuốc xử lý đất basitox 40ec

Tên thuốc: Basitox 40EC
Số đăng ký: 3172/ 11 RR
Thời gian lưu hành: 11/11/2011 -> 11/11/2016
Nhóm thuốc: Thuốc trừ sâu
Phân loại nhóm độc:

  • GHS:
    • Loại 1, 2: Nguy hiểm – Chết nếu hít phải
    • Loại 3: Nguy hiểm – Ngộ độc nếu hít phải
    • Loại 4: Cảnh báo – Có hại nếu hít phải
    • Loại 5: Cảnh báo – Có thể có hại nếu hít phải
  • WHO: 2
    • Nhóm 1a, 1b: Rất độc
    • Nhóm 2: Độc
    • Nhóm 3: Nguy hiểm
    • Nhóm 4: Cẩn thận

Doanh nghiệp sản xuất:

Thành phần

Diazinon (min 95 %) : 400g/l
Cùng các thành phần và tá dược khác có trong sản phẩm.

Công dụng tác dụng

Basitox 40EC chứa Diazinon (min 95 %) có công dụng trong việc phòng, điều trị các loại sâu bệnh hoặc các vấn đề cây trồng trong Nông nghiệp.

Phạm vi sử dụng

Basitox 40EC là thuốc được sử dụng trong Nông Nghiệp trong việc phòng và trị các loại sâu bệnh cây trồng mắc phải. Chỉ được sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, không được sử dụng thuốc vào mục đích khác vì các thuốc BVTV hầu hết đều độc hại với con người.

Liều lượng và cách dùng

1. Dùng Basitox 40EC cho lúa để trị bọ xít

Liều lượng: 1.0 lít/ha
Thời gian cách ly (PreHarvest Interval- PHI): 10 ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
Cách dùng: Phun với 500 – 600 lít nước / ha

2. Dùng Basitox 40EC cho điều để trị sâu đục quả

Liều lượng: 1.0 lít/ha
Thời gian cách ly (PreHarvest Interval- PHI): 10 ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
Cách dùng: Phun với 500 – 600 lít nước / ha

Giá bán

Giá bán thuốc Basitox 40EC khác nhau tuỳ thuộc vào nhà cung cấp, khối lượng mua và thời điểm đặt mua. Liên hệ đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp để biết giá chính xác. Hoặc thường xuyên truy cập website agriviet.org để cập nhật thông tin Nông Nghiệp gồm giá bán thuốc bảo vệ thực vật.

Mua Basitox 40EC ở đâu?

Bạn đọc có thể đặt mua Basitox 40EC trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các hiệu thuốc bảo vệ thực vật gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật Basitox 40EC, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để sử dụng tốt thuốc BVTV cho việc chăm sóc cây trồng.

      Vụ đông xuân năm 2015 – 2016 thời tiết ấm hơn, nắng mưa xen kẽ, đây là điều kiện thuận lợi cho các loài sâu bệnh phát sinh và gây hại cây trồng. Nếu không phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại sẽ làm giảm đáng kể đến năng suất, chất lượng nông sản phẩm. Sau đây tôi xin hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ dịch hại chính trên các cây trồng vụ đông.

I.Đối với cây ngô:

1. Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis):

- Vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối N, P, K và các nguyên tố trung và vi lượng.

- Dọn  sạch cỏ dại, thu gom thân cây ngô bị hại mang đi tiêu hủy để diệt nhộng và sâu non.

- Dùng một trong các loại thuốc như: Patox 4GR, Basitox 5GR, 10GR, Vibasu 10GR, Basudin 10H … để xử lý đất trước khi gieo hoặc rắc vào cạnh nách lá khi ngô được 7-8 lá hoặc có thể dùng các loại thuốc như Patox 95SP, Virtako 40WG,…để phun phòng trừ sâu.

Chú ý phun sớm vào giai đoạn sâu non tuổi 1, tuổi 2 (sau khi bướm rộ 5 – 7 ngày).

2. Sâu cắn lá, căn nõn (Leucania loreyi):

- Làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ.

- Bẫy diệt ngài bằng bả chua ngọt.

- Khi mật độ đến ngưỡng phòng trừ, có thể sử dụng các loại thuốc như: Patox 95SP, Virtako 40WG, Basudin 40EC,...để phun phòng trừ.

3. Bệnh đốm lá ngô: Có 2 dạng là đốm lá lớn (Helminthosporium turcicum) và đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis).

Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sach tàn dư cây bệnh đưa ra khỏi ruộng để tiêu huỷ.

Thường xuyên ngắt tỉa lá già, lá bệnh, tạo độ thông thoáng cho ruộng ngô.

Khi bệnh chớm xuất hiện cần phải sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun phòng trừ bệnh: Ridomil Gold  Ò68WG, Anvil 5SC, Antracol 70WP,...

4. Bệnh thối thân (Erwinia carotovora):

Bệnh thối thân gây hại rải rác trên những chân ruộng trũng, trên các giống ngô nếp là chủ yếu. Nếu bệnh đã xuất hiện thì cần phải thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau: Nhổ bỏ các cây bị bệnh mang đi tiêu hủy để tránh lây lan bệnh, sau đó rắc vôi bột lên những vị trí đất nhiễm bệnh và tiến hành phun thuốc phòng trừ. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Starwiner 20WP, Starner 20WP, Kasumin 2SL,...để phun phòng trừ kịp thời để tránh lây lan ra các cây khỏe trên đồng ruộng.

5. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani):

Bệnh gây hại phổ biến trên ruộng ngô, hại chủ yếu ở giai đoạn trỗ cờ - phun râu đến chín sáp. Các biện pháp cần áp dụng để phòng trừ như:

- Chọc lọc trồng những giống ngô ít nhiễm bệnh, hạt giống tốt, gieo đúng thời vụ. Mật độ trồng vừa phải, không trồng quá dầy, tránh úng đọng nước.

- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tiêu huỷ các tàn dư thân lá cây ngô bệnh sau thu hoạch. Làm đất, ngâm nước ruộng để diệt trừ nguồn bệnh là hạch nấm và tàn dư trong đất.

- Khi bệnh chớm xuất hiện có thể phun thuốc Cavil 50SC, 50WP (0,3 – 0,6 lít, kg/ha), Validacin 5SL (1,5 lít/ha); Tilt super 300ND 0,1% (0,4 lít/ha); Rovral 50WP - 0,2% (1,5 kg/ha). Phun 2 - 3 lần cách nhau 10 ngày, kết hợp tỉa bóc lá bệnh khô chết trên cây.

- Có thể sử dụng chế phẩm Trichoderma bón vào đất trước khi gieo trồng hoặc pha nước tưới gốc sau khi cây con đã mọc, phun vào gốc, mặt đất  và cây con khi chớm có bệnh trên đồng ruộng.

Ngoài ra một số đối tượng sâu bệnh hại khác cũng thường xuất hiện như: Rệp cờ, bệnh huyết dụ, bệnh mốc hồng, bệnh gỉ sắt, bệnh phấn đen,...

II. Đối với cây lạc, đậu tương, đậu xanh:

1. Sâu xanh, sâu khoang:

+ Luân canh cây trồng và vệ sinh đồng ruộng.

+ Dùng bả chua ngọt để diệt trừ.

+ Bắt diệt bằng thủ công khi mật độ thấp.

+ Khi mật độ đến ngưỡng phòng trừ dùng thuốc Ofatox 40EC, VK 16WP, Fastac 5EC, Lorban 30EC,... theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất.

2. Rệp hại lạc:

+ Vệ sinh đồng ruộng và bón phân cân đối.

+ Dùng thiên địch để diệt trừ.

+ Khi rệp phát triển nhiều thì sử dụng các loại thuốc: Ofatox 50EC, Trebon 10EC, Actara … phun theo liều khuyến cáo để trừ rệp.

3. Sâu cuốn lá:

+ Nếu mật độ sâu thấp tổ chức bắt bằng thủ công để tiêu diệt sâu.

+ Khi mật độ sâu cao nên sử dụng thuốc hoá học như: Match 50ND, Angun 5WG, Tango 50SC,... để phun trừ theo liều khuyến cáo.

4. Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacerum):  

+ Vệ sinh đồng ruộng, nhổ và tiêu huỷ cây bị bệnh.

+ Luân canh với các cây trồng khác như mía, bông ...

+ Dùng giống kháng bệnh.

+ Tăng cường bón phân chuồng hoai mục và vôi bột.

+ Khi bệnh chớm xuất hiện rải rác cần phải nhổ bỏ những cây bị bệnh mang đi tiêu hủy, sau đó rắc vôi bột lên vị trí đất bị bệnh và tiến hành phun thuốc phòng chống bệnh. Sử dụng các loại thuốc như: Kasumin 2SL,...để phun phòng bệnh.

5. Bệnh đốm nâu, đốm đen:

Khi bệnh chớm xuất hiện, nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi nên phun phòng trừ ngay bằng 1 trong các loại thuốc BVTV sau: Tiptop 250EC, Opus 75 EC, Carbenda 50SC, Polyram 80DF,…

Thuốc xử lý đất basitox 40ec

III. Đối với cây rau như: rau cải, bắp cải, xu hào, đậu đũa, bầu, bí, dưa,...

Cần tiến hành phòng trừ tốt các đối tượng dịch hại như:

1. Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang:Khi mật độ sâu đến ngưỡng phòng trừ cần phải sử dụng các loại thuốc sau để phun phòng trừ VK16WP, 32WP, Silsau 8EC, Tập kỳ 3.6EC,...

2. Bọ nhảy sọc cong:Sử dụng các loại thuốc BVTV như Trebon 10EC, Agromectin 1.8 EC, 5.0WG, 6.0EC, Aremec 18EC, 36EC, 45EC, Shepatin 18EC, 36EC, 50EC, 50EC, 75EC, 90EC, DuPontTM Prevathon® 0.4GR, 5SC, 35WG, Virtako 40WG,...để phun trừ.

3. Sâu đục quả:Sử dụng các loại thuốc Basitox 40EC, Aremec 18EC, 36EC, 45EC, Binhtox 1.8 EC, 3.8EC,…

4. Bệnh thối nhũn trên bắp cải, hành tỏi, bệnh héo xanh ca chua khoai tây, ớt:Sử dụng các loại thuốc như Starwiner 20WP,Kasumin 2SL,...để phun phòng chống bệnh.

5. Bệnh sương mai:Sử dụng 1 trong các loại thuốc như Ricide 72WP, Antracol 70 WP, 70WG, Daconil 75WP, 500SC, Cabrio Top 600WG,...để phun phòng trừ.

6. Bệnh mốc sương:Sử dụng Zithane 80WP, Daconil 75WP, 500SC,…để phun phòng trừ.

7. Bệnh thán thư:Sử dụng các loại thuốc như Cavil 50SC, 50WP, Carbenzim 50 WP, Cabrio Top 600WG,...để phun phòng trừ.

Lưu ý:

Nên luân phiên thay đổi các loại thuốc trong quá trình sử dụng để hạn chế các loài sâu hại kháng thuốc, đặc biệt là sâu tơ.

Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc, đúng cách.

Cần tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề an toàn trong sử dụng thuốc BVTV như: đeo găng tay, khẩu trang, kinh mắt, quần áo bảo hộ,...và đảm bảo đúng thời gian cách ly sau khi phun thuốc.

Mạnh Hùng – TTKN Thanh Hoá