Thuốc Đông y lưu thông khí huyết

Bấm huyệt lưu thông khí huyết là một phương pháp đã xuất hiện từ xa xưa với vai trò quan trọng trong Đông Y. Bởi rối loạn khí huyết là nguyên nhân gây ra hầu hết các tình trạng sức khỏe của con người. Trong bài viết này, vai trò và cách bấm huyệt lưu thông khí huyết sẽ được trình bày chi tiết đến bạn đọc.

Theo quan niệm của Đông Y, “khí” là từ dùng để nói về năng lượng vật chất di chuyển trong cơ thể. Khí có sự vận động liên tục và thực hiện nhiệm vụ điều tiết quá trình trao đổi chất cũng như sự chuyển hóa các chất trong cơ thể, nhờ đó duy trì sự sống. Trong khi đó, “huyết” trong Đông Y chính là máu - được sản xuất từ thực phẩm và chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể hàng ngày giúp nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể. Khí và huyết có mối quan hệ chặt chẽ, có khả năng hỗ trợ lẫn nhau giúp cơ thể khỏe mạnh.

Khi tình trạng lưu thông khí huyết trong cơ thể gặp trở ngại, tùy theo vị trí, nó sẽ gây ra các biểu hiện khác nhau và thường là biểu hiện tiêu cực đối với sức khỏe. Trong đó, một số triệu chứng của lưu thông khí huyết kém bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi và thường xuyên bị hụt hơi, luôn trong tình trạng thiếu sức sống, giọng nói nhỏ.
  • Phần da ở niêm móng nhợt nhạt.
  • Hoa mắt, chóng mặt thường xảy ra khi thay đổi đột ngột tư thế của cơ thể.
  • Mất ngủ thường xuyên.
  • Ở phụ nữ có thể gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Đau tê và mỏi ở vùng bị khí huyết ứ trệ, một số trường hợp có thể bị sưng viêm.

2.1 Thế nào là phương pháp bấm huyệt trong Đông Y?

Huyệt trong quan niệm của Đông Y chính là vị trí hội tụ kinh lạc và đường lưu thông của khí huyết trong cơ thể. Đây cũng là những vị trí liên kết với tạng phủ. Trong thực tế, các thầy thuốc Đông Y có thể sử dụng huyệt để chẩn đoán cũng như điều trị bệnh.

Phương pháp bấm huyệt chính là sử dụng tay (bao gồm ngón tay, khuỷu tay và bàn tay) để tạo ra áp lực lên vị trí huyệt đạo cụ thể. Các phương pháp bấm huyệt có thể là day ấn, điểm huyệt... tùy theo từng vị trí huyệt đạo cũng như mục tiêu điều trị bệnh.

2.2 Bấm huyệt lưu thông khí huyết đem lại lợi ích gì?

Cải thiện lưu thông khí huyết bằng cách bấm huyệt là phương pháp giúp kích thích các vị trí huyệt đạo nhất định và nhờ đó tăng lưu thông máu trong cách mạch máu và dây thần kinh. Phương pháp này tác động lên hầu hết các bộ phận của cơ thể.

Bấm huyệt lưu thông khí huyết có nhiều vai trò đối với hệ tuần hoàn máu nói riêng và sức khỏe của cơ thể nói chung. Trong đó, một số tác dụng nổi bật của việc trị liệu này là:

  • Tăng cường hoạt động tuần hoàn máu cục bộ, nhờ đó kích thích sự phục hồi của các cơ quan đang bị tổn thương, ví dụ như yếu chi / liệt chi do đột quỵ hoặc tai biến bất ngờ, các tổn thương thần kinh tích lũy hoặc vì tai nạn...
  • Giúp thư giãn các cơ của cơ thể, giảm bớt tình trạng tê mỏi và đau nhức các cơ - xương - khớp, cải thiện mệt mỏi cũng như căng thẳng hàng ngày.
  • Bấm huyệt lưu thông khí huyết cũng giúp làm tan các vùng máu bị ứ trễ và tắc nghẽn, nhờ đó hạn chế tình trạng sưng viêm, phù nề... khu vực ứ trệ khí huyết.
  • Thúc đẩy sự sản xuất một số loại hormone có vai trò giảm đau, nổi bật nhất là endorphin.
  • Phòng ngừa các vấn đề rối loạn hoạt động của các cơ quan và nội tạng như tim, thận, hệ thống tiêu hóa, não bộ và hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiết niệu... bởi khả năng kích thích khí huyết lưu thông trên toàn bộ cơ thể, vì vậy ngăn cản sự hình thành huyết khối.
  • Thúc đẩy hoạt động chuyển hóa oxy và năng lượng, kích thích quá trình và tốc độ hấp thụ các dưỡng chất và đẩy nhanh hoạt động thải độc của cơ thể.
  • Giúp săn chắc và tạo độ đàn hồi cho da mặt, kích thích sản sinh collagen chống lão hóa, khiến làn da hồng hào và mịn màng hơn.

Thuốc Đông y lưu thông khí huyết

Bấm huyệt lưu thông khí huyết đem lại cho bạn làn da săn chắc

Phương pháp bấm huyệt lưu thông khí huyết được truyền bá rộng rãi trong Đông Y như một phương pháp trị liệu chính thức. Tùy theo tình trạng và khu vực bị kém lưu thông khí huyết mà các thầy thuốc Đông Y sẽ chỉ định vị trí - thời gian bấm huyệt trị liệu khác nhau.

Mỗi huyệt đạo trong một liệu trình bấm huyệt lưu thông khí huyết sẽ được tác động trong khoảng 1 đến 2 phút mỗi lần và lặp lại từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Một liệu trình bấm huyệt thường sẽ kéo dài khoảng 10 đến 20 ngày để có được kết quả điều trị mong muốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh cần thực hiện từ 2 - 3 liệu trình để điều trị triệt để bệnh.

Tùy theo vị trí bị kém lưu thông máu, một số huyệt đạo sẽ được chọn và thiết kế thành công thức riêng. Trong đó, thầy thuốc sẽ ưu tiên lựa chọn các huyệt tại chỗ và huyệt theo đường kinh ở vị trí gây ra khó chịu với người bệnh.

Một số nhóm huyệt đạo thường được dùng trong liệu pháp bấm huyệt lưu thông khí huyết bao gồm:

3.1 Huyệt ở tạng Phế

Khí huyết ứ trệ tại tạng Phế có thể gây ra:

3.2 Huyệt ở tạng Tỳ

Ứ trệ lưu thông khí huyết ở tạng Tỳ có thể dẫn đến nhiều tình trạng như:

3.3 Bổ khí huyết toàn cơ thể

Để kích thích lưu thông khí huyết trên toàn cơ thể, các thầy thuốc sẽ tác động lên tổ hợp nhiều huyệt đạo quan trọng như huyệt Đản trung, huyệt Quan nguyên, huyệt Khí hải, huyệt Túc tam lý, huyệt Trung quản, huyệt Tam âm giao, huyệt Can du, huyệt Cách du, huyệt Phế du, huyệt Thận du, huyệt Tỳ du, huyệt Cao hoanghuyệt Huyết hải.

Thuốc Đông y lưu thông khí huyết

Bấm huyệt Quan nguyên có thể giúp cơ thể được lưu thông khí huyết

Tuy đây là một phương pháp điều trị Đông Y an toàn và hiệu quả đối với hầu hết mọi người, nhưng để đảm bảo không xảy ra các vấn đề ngoài ý muốn, bạn cần có một số lưu ý sau khi thực hiện bấm huyệt lưu thông khí huyết:

  • Người đang trong tình trạng cấp cứu do ứ trệ khí huyết cần được xử lý ngay lập tức bằng các biện pháp cấp cứu trong Tây Y, sau đó mới cải thiện bệnh dần dần bằng liệu pháp bấm huyệt của Đông Y.
  • Vùng da được bấm huyệt phải lành lặn, không có các tổn thương như u hạch, mụn nhọt, lở loét... vì có thể gây nhiễm trùng.
  • Người đang quá đói hoặc quá no, đang say xỉn... không nên thực hiện bấm huyệt.

Việc thực hiện đúng sẽ giúp sức khỏe bạn được cải thiện một cách đáng kể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và đặt tư vấn từ xa qua video với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

XEM THÊM:

Khí và huyết là hai yếu tố vô cùng quan trọng, giúp vận hành cơ thể và duy trì sự sống. Bổ khí thông huyết sẽ giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ và phòng tránh bệnh tật.

Thuốc Đông y lưu thông khí huyết

Bổ khí thông huyết sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể

Bổ khí huyết là gì?

Trước khi hiểu tại sao cần phải bổ khí huyết, cần hiểu rõ khí và huyết là gì, có vai trò như thế nào?

Khí có nghĩa là năng lượng vận hành và luân chuyển bên trong cơ thể. Khí được tạo ra giúp tạng phủ hoạt động, vận hành huyết dịch không ngừng trong kinh mạch, bên trong nuôi dưỡng tạng phủ, bên ngoài nuôi dưỡng bì mao, cân cốt… Khí hư suy khiến công năng tạng phụ trong cơ thể giảm sút, nguyên khí không đủ dẫn đến thể trạng suy yếu.

Huyết chỉ chung về máu, là dạng vật chất quan trọng giúp tuần hoàn dinh dưỡng toàn thân. Bởi vì huyết có tác dụng dinh dưỡng cho nên huyết mạch đầy đủ, điều hòa, tuần hoàn tốt cơ thể mới hoạt động bình thường và khỏe mạnh. Khi huyết dịch không đầy đủ, hình thể mất sự nuôi dưỡng sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể toàn thân.

Theo các thầy thuốc Đông y, nếu xét về âm dương thì huyết thuộc âm và khí thuộc dương. Huyết do khí mà sinh, theo khí mà đi, nhưng khí cần dựa vào huyết mới có thể phát huy tác dụng vận động sinh hóa, tương trợ lẫn nhau. Nếu khí huyết bị trục trặc, âm dương mất điều hòa sẽ dẫn đến trục trặc các chức năng trong cơ thể, lâu dần sẽ sinh ra bệnh tật.

Khi khí huyết hư suy sẽ có một số biểu hiện rất dễ nhận biết. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường, cần bồi bổ khí huyết để cân bằng lại.

>> Xem thêm Tăng cường miễn dịch phòng chống bệnh nhờ thuốc bổ Đông y

Thuốc Đông y lưu thông khí huyết

Khí huyết cân bằng cơ thể sẽ khỏe mạnh, khí huyết hư suy bệnh tật ghé đến

Các biểu hiện thường gặp của khí hư:

  • Mệt mỏi, yếu sức
  • Tim đập nhanh, hơi thở ngắn, hay thở gấp, hụt hơi
  • Đau nhức vai gáy, tê bì chân tay
  • Ăn kém, khó tiêu
  • Sắc mặt trắng, hay hoa mắt, chóng mặt
  • Nam giới xuất tinh sớm, di tinh, liệt dương
  • Nữ giới rối loạn kinh nguyệt

Các biểu hiện thường gặp của huyết hư:

  • Sắc mặt xanh xao, da khô sần
  • Tóc rụng, môi và móng tay nhợt nhạt
  • Chóng mặt, hoa mắt thường xuyên
  • Khó ngủ, mất ngủ, ngủ hay mơ
  • Đau đầu, khó tập trung, hay quên
  • Bất an, hoảng sợ, lo lắng, hồi hộp
  • Phụ nữ bế kinh, bụng đau

Các bài thuốc bổ khí thông huyết

Để điều trị chứng khí huyết hư suy, thông thường, các thầy thuốc sẽ dùng các vị thuốc bổ khí thông huyết để tăng sinh và thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, cải thiện tuần toàn và nâng cao sinh lực của cơ thể.

Một số bài thuốc bồi bổ khí huyết thường được dùng là:

Bài Bát trân thang

Bát trân thang là bài thuốc kinh điển gồm 2 bài thuốc Tứ quân và Tứ vật. 8 vị thuốc trong bài Bát trân gồm: Đương quy, Xuyên khung, Thục địa, Bạch thược, Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo. Tùy theo thể trạng của người bệnh mà gia giảm các vị thuốc cho phù hợp.

Đây là bài thuốc bồi bổ khí huyết nổi tiếng từ lâu, có tác dụng tốt trong việc phòng chống thiếu máu, điều trị các trường hợp khí huyết hư, phụ nữ bế kinh, hiếm muộn…

Theo phân tích của y học hiện đại, các vị thuốc trong bài thuốc này giúp làm tăng lượng huyết sắc tố, sản sinh hồng cầu, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện tuần hoàn, chống mệt mỏi và nâng cao thể lực.

Thuốc Đông y lưu thông khí huyết

Bát trân thang là bài thuốc bổ khí huyết được dùng từ lâu


>> Xem thêm Chóng mặt hoa mắt thường xuyên có nguy hiểm không?

Bài Tuấn bổ tinh huyết cao

Tuấn bổ tinh huyết cao là bài thuốc bổ sung khí huyết, chữa trị các chứng ngũ lao (tâm, can, tỳ, phế, thận). Bài thuốc này gồm các vị thuốc: Thục địa, Nhân sâm, Câu kỷ tử, Lộc giao, Nhục quế.

Bồi bổ khí huyết với Thập toàn đại bổ

Sự thật về bài thuốc thập toàn đại bổ thang là bài thuốc cổ phương đã được ghi trong dược điển. Bài thuốc này là sự kết hợp hài hòa giữa bài Bát trân thang và 2 vị thuốc Hoàng kỳ, Quế vỏ. Hoàng kỳ là vị thuốc bổ nguyên khí, tăng cường chức năng của các tạng phủ, bồi bổ tỳ vị. Quế vỏ (còn gọi là nhục quế) giúp làm ấm kinh lạc, tăng cường lưu thông máu. Sự kết hợp này giúp bồi bổ khí huyết, cải thiện tuần hoàn, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Thuốc Đông y lưu thông khí huyết

Thập toàn đại bổ thang là bài thuốc cổ phương nổi tiếng

Dùng Thập toàn đại bổ cần lưu ý

Từ bài Thập toàn đại bổ thang đã có nhiều loại thuốc bổ ra đời, nhưng hiệu quả có thể rất khác nhau, phụ thuộc vào liều lượng thành phần cũng như nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Nên chọn sản phẩm của các công ty dược uy tín, quy trình sản xuất được kiểm nghiệm nghiêm ngặt đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về dược liệu cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra. Tiêu biểu như thuốc Thập Toàn Đại Bổ sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại chuẩn GMP-WHO, tại Nhà máy Dược Phẩm Nhất Nhất – doanh nghiệp vừa nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia 2020 do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh.

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Vân Anh

Theo Giáo dục & Thời đại

Link báo gốc: https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/bo-khi-thong-huyet-tang-cuong-the-luc-nho-thap-toan-dai-bo-DTCfIBqGg.html

Thuốc Đông y lưu thông khí huyết

Thập toàn đại bổ Nhất Nhất

Thuốc Đông y lưu thông khí huyết

Thành phần: cho 1 viên nén bao phim

Cao khô hỗn hợp dược liệu 660mg tương đương:

1. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephaloe) 275mg,

2. Đảng sâm (Radix Colonopsis pilosulae) 413mg,

3. Phục linh (Poria) 220mg,

4. Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 220mg,

5. Đương quy (Radix Anglicae sinensis) 275mg,

6. Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 220mg,

7. Bạch thược (Radix Paeoniae alba) 275mg,

8. Thục địa (Radix Rehmanniae praeparata) 413mg,

9. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 413mg

10. Quế vỏ (Cortex Cinnamomi) 275mg

Tá dược vừa đủ 1 viên

Chỉ định:

Thuốc dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh

Sản xuất tại:Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất

Điện thoại liên hệ:1800.6689 (Giờ hành chính) – Fax: 0272.3817337

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 307/2020/XNQC/QLD, ngày 29/08/2020

Xem thêm về sản phẩm:Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất