Người không biết lắng nghe là người như thế nào

Người không biết lắng nghe là người như thế nào

Lắng nghe không đơn thuần chỉ là nghe, lắng nghe là cả một nghệ thuật. Bạn vẫn thường nghĩ mình đã biết lắng nghe, khi đối thoại với người khác là mình đã lắng nghe rồi. Thế nhưng đó chỉ là việc nghe thông thường. Trong giao tiếp, nếu bạn và người đối thoại nói quá nhiều mà bỏ qua việc lắng nghe nhau thì cuộc nói chuyện sẽ không mang lại hiệu quả hoặc thậm chí dẫn đến mâu thuẫn. Vậy biết lắng nghe thật sự là gì và lắng nghe có tầm quan trọng như thế nào?

Nghe là tiếp nhận âm thanh, là một việc thụ động, còn lắng nghe là một quá trình chủ động. Lắng nghe là sự tập trung vào nội dung của người nói, hiểu được những gì họ nói và đưa ra lời khuyên, lời đáp lại cho người đối diện. Rèn luyện kỹ năng nghe bằng các yếu tố sau: 

Tập trung lắng nghe

Tập trung vào những gì người khác nói cũng chính là tôn trọng họ. Trong quá trình giao tiếp, sự sao nhãn hay thiếu tập trung sẽ gây cảm giác khó chịu cho người nói. Nếu bạn chỉ nghe nhưng không hiểu người đối diện đang nói gì nghĩa là bạn chưa thật sự tập trung. Bạn có thể biểu lộ cảm xúc, thái độ, sự thoải mái hay giao tiếp bằng ánh mắt với người đối diện. Vậy làm thế nào để tăng khả năng lắng nghe của bản thân?

Người không biết lắng nghe là người như thế nào
Nghệ thuật lắng nghe trong giao tiếp

Khuyến khích người nói

Trong quá trình lắng nghe, bạn có thể này tỏ thái độ, cảm xúc của mình đối với thông tin người nói mang đến như: ngạc nhiên, gật đầu, vui vẻ, tiếc nuối, hạnh phúc, lo lắng,…Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể để đáp lại người nói như: xích lại gần, nhìn vào ánh mắt, lắc lư, gật đầu, bắt tay,…

Ngoài ra, bạn có thể biểu thị sự đồng tình bằng những câu cảm thán: vâng, thế à, bạn nói tiếp đi, sau đó thì sao, tôi hiểu rồi,…

Những câu nói hay biểu lộ cảm xúc của bạn chính là sự khuyến khích cho người nói, sự tập trung lắng nghe sẽ là động lực duy trì cuộc nói chuyện. Nhưng để có một câu chuyện lôi cuốn và hấp dẫn thì phải có sự tương tác ngược lại. Mời bạn xem tiếp phần dưới nhé.

Phản hồi người nói

Nếu cứ nghe thôi vẫn chưa đủ, bạn cũng cần bày tỏ sự quan tâm, trả lời lại những câu nói của người đối diện hay đặt câu hỏi liên quan đến nội dung đang nói đến để gợi mở câu chuyện. Sự phản hồi của người nghe sẽ góp phần làm cho đoạn hội thoại thêm phần sinh động. 

Như vậy, lắng nghe có tầm quan trọng như thế nào? Nếu không lắng nghe có được không?

  • Lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu rõ được nội dung đang nói đến, nắm được thông tin và có thêm nhiều thông tin bổ ích khác. 
  • Lắng nghe nghĩa là tôn trọng người nói, bạn cũng sẽ nhận được sự tôn trọng ngược lại. Từ đó, tạo thiện cảm với người đối diện và xây dựng nên các mối quan hệ tốt đẹp. 
  • Lắng nghe là biểu thị sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ với người nói. 
  • Lắng nghe để hiểu và đưa ra lời khuyên hợp lý. 
  • Lắng nghe để nhận ra hàm ý, thông điệp trong câu nói người đối diện. 
  • Lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu rõ tính cách, phong thái của đối phương, để bạn dễ dàng nắm bắt tâm lý thành công khi bán hàng.

Nếu nói rằng bạn đang nghe, chưa chắc bạn đã hiểu. Nếu nói rằng bạn đang lắng nghe, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự biết ơn từ phía người nói. Khi giao tiếp, con người thường dùng 45% để lắng nghe, 55% còn lại cho việc nói, đọc và viết. Hãy để tâm hồn cởi mở, đầu óc thoải mái tiếp nhận thông tin và phản hồi tích cực, bạn sẽ có một cuộc đối thoại tuyệt vời và trở thành người giao tiếp thành công.

Người không biết lắng nghe là người như thế nào

Đã bao giờ bạn lơ đễnh trong khi ai đó đang nói chuyện với bạn? Tất cả chúng ta đều từng mắc phải lỗi này.

Theo nghiên cứu khoa học, trung bình chúng ta chỉ có thể tập trung sự chú ý trong 8 giây. Ngày nay, với sự phiền nhiễu phát sinh từ những thiết bị công nghệ cộng thêm hàng loạt những yêu cầu khó nhằn trong công việc, việc lắng nghe một cách chăm chú lại càng khó khăn hơn.

Scott Eblin - tác giả cuốn Overworked and Overwhelmed: The Mindfulness Alternative nói rằng, “Chúng ta đang sống trong một thời kỳ có nhiều thách thức đối với việc duy trì sự tập trung, vì ngày nay có rất nhiều thứ đòi hỏi sự chú ý của bạn. Bộ não của chúng ta đã không phát triển kịp với công nghệ. Ảnh hưởng của việc này khiến mọi người luôn trong tình trạng bấn loạn khi tranh luận hoặc giao tiếp”.

Hal Gregersen - Giám đốc điều hành của Trung tâm lãnh đạo tại Đại học MIT cho biết: “Khi tham gia vào một cuộc trò chuyện, ai cũng có sẵn sự sắp xếp về những gì mình muốn nói và muốn nghe. Thật không may, trong thời đại bận rộn, hỗn loạn, phức tạp ngày nay, mọi người thậm chí còn "tham lam" muốn được thể hiện mình trước, mặc cho người khác muốn gì đi chăng nữa”.

Tại sao biết lắng nghe là một kỹ năng rất quan trọng?

Theo Gregersen, khi bạn tiếp cận một cuộc đối thoại và chỉ nghĩ về những việc mình cần phải làm, mục tiêu của bạn chỉ là tìm cách lèo lái cuộc trò chuyện để có được kết quả tốt hơn phía bên kia.

“Tôi có thể tác động lên bạn để bạn làm điều gì đó, nhưng xác suất mà tôi nhận được bất kỳ thông tin mới đáng ngạc nhiên gần như sẽ là bằng không. Khi đó, tôi bị ám ảnh rằng cuộc trò chuyện phải xoay quanh tôi, hoặc tôi phải kiểm soát được bạn. Cả hai trường hợp này đều khó khởi đầu cho một cuộc trò chuyện thú vị".

Khép tai lại và chỉ nghe những gì bạn muốn nghe sẽ chẳng có hại gì, nếu những gì bạn đang làm là đúng đắn và thế giới không bao giờ đổi dời. Ông Gregersen đặt câu hỏi: “Nhưng nếu như thế giới luôn thay đổi và điều chúng ta làm là không đúng thì sao? Chúng ta phải biết chú ý đến những suy nghĩ, cảm xúc, lời nói và quan điểm của người khác. Hãy luôn lắng nghe những thông tin mới mà tuy bạn chưa tìm kiếm, nhưng bạn thật sự cần phải được nghe”.

Dưới đây là 6 cách để bạn trở thành một người biết lắng nghe tốt hơn:

1. Lắng nghe để thấu hiểu, đừng lắng nghe vì muốn tỏ ra lịch sự

Ajit Singh - đồng sáng lập của quỹ đầu tư mạo hiểm Artiman Ventures và là giáo sư tư vấn tại khoa Y thuộc Đại học Stanford cho biết: “Thông thường, người ta vẫn lắng nghe nhau vì muốn tỏ ra lịch sự, chứ không phải vì tò mò. Lắng nghe là rất cần thiết, nhưng ý định lắng nghe tốt nhất nên xuất phát từ sự tò mò, chứ không phải từ sự rộng lượng. Một cuộc hội thoại thực sự sẽ không xảy ra khi chúng ta giả vờ lắng nghe, và nó chắc chắn không thể xảy ra nếu chúng ta không chịu lắng nghe”.

Link bài viết

Gregersen đưa ra lời khuyên rằng mỗi ngày, bạn hãy tự hỏi: “Tôi muốn tò mò về điều gì đây?”. Ông kể thêm: “Stewart Brand - biên tập viên của tạp chí nổi tiếng Whole Earth, mỗi ngày đều tự hỏi "Có bao nhiêu thứ mình đã làm sai nhỉ?"". Cả hai câu hỏi trên sẽ khiến bạn tự mở rộng đôi tai của mình.

2. Đừng để bị quá ám ảnh bởi những gì bạn muốn

Bạn không thể kiểm soát được thói quen nghe của người khác, nhưng bạn có thể kiểm soát được chính mình, và điều đó sẽ khiến tâm trí của bạn tĩnh lặng.

Gregersen cho biết, “Hãy thoát ra khỏi những lịch trình, ý định ban đầu của bản thân. Hãy thực sự lắng nghe những gì người khác đang cố gắng nói. Chúng ta cần thông tin chưa được xác nhận, chứ không phải là những thông tin đã được xác nhận. Nếu chúng ta kết thúc cuộc trò chuyện và không biết thêm điều gì mới mẻ đáng ngạc nhiên thì chúng ta chưa phải là một người biết lắng nghe”.

3. Đặt ra nhiều câu hỏi hơn

Theo Gregersen, một trong những cách đơn giản nhất để trở thành một người biết lắng nghe là hãy đặt câu hỏi, thay vì chỉ đưa ra câu trả lời. Khi chủ động đặt câu hỏi, bạn tạo ra một khoảng không gian an toàn để người khác mạnh dạn kể cho bạn nghe những sự thật mà họ biết.

Gregersen nói thêm: “Lắng nghe một cách thành tâm cho thấy bạn sẵn sàng đón nghe những lời "nghịch nhĩ". Trong một thế giới ngày càng có nhiều chia rẽ hơn, việc có thể lắng nghe là điều quan trọng để giảm thiểu những xung đột không cần thiết ở bất kỳ cấp độ nào, bao gồm trong một nhóm, tổ chức, hoặc ở một quy mô rộng hơn”.

4. Chú ý đến tỷ lệ thời gian nói và nghe của bạn

Eblin cho biết, bạn hãy phấn đấu để có được tỉ lệ 2:1 giữa việc nghe và nói. “Nếu bạn thường xuyên ghi chép trong các cuộc họp hoặc các cuộc trò chuyện, hãy cố gắng theo dõi thời gian bạn lắng nghe so với thời gian bạn nói chuyện. Bạn nên ghi lại tên tất cả mọi người phát biểu tại cuộc họp. Bất cứ khi nào một người nói nhiều hơn 1 hoặc 2 câu, hãy đánh dấu vào tên của họ, bao gồm cả bạn nữa nếu có. Việc so sánh về thời gian nghe và nói có thể sẽ dạy cho bạn một số bài học quan trọng”.

5. Lặp lại những gì bạn nghe

Adam Goodman - giám đốc Trung tâm lãnh đạo của Đại học Northwestern cho biết có một số vấn đề thường gây cản trở khả năng hiểu được chính xác những gì người khác đang cố gắng trình bày. Ông thường hay tự đặt câu hỏi “Liệu tôi có đang cố dự đoán được những gì người kia sắp nói không? Tôi có đồng ý hay không với những ý kiến đang được trình bày? Có lẽ tôi đồng ý quá nhanh, và khi suy nghĩ lại, tôi sẽ không đồng tình với ý kiến đó?”. Goodman nói: “Hiểu một cách đơn giản, có nhiều xác suất gây ra hiểu lầm hơn so với cơ hội để thực sự thấu hiểu”.

Link bài viết

Để khắc phục điều này, hãy thực hiện quá trình “lắng nghe tích cực” (active listening). Goodman cho hay: “Khái niệm này đã ra đời từ lâu và sẽ hoạt động hiệu quả nếu được thực hiện đúng. Quy tắc cơ bản là nhắc lại với người nói những gì bạn đã nghe. Nếu người nói đồng ý rằng những gì bạn nghe được là những gì họ muốn nói, bạn có thể tiếp tục cuộc trò chuyện. Ngược lại, nếu nắm bắt sai ý, người nói cần phải trình bày lại cho đến khi người nghe thực sự thấu hiểu”.

6. Đợi người khác nói xong rồi hẵng trả lời

Leslie Shore - tác giả của cuốn sách Listen to Succeed, cho biết phần khó nhất của việc lắng nghe có hiệu quả là phải biết đợi một khoảng thời gian ở cuối câu hỏi trước khi đưa ra câu trả lời.

Cô viết trong cuốn sách của mình: “Khi chúng ta bắt đầu trả lời trước khi diễn giả kết thúc phần trình bày của họ, chúng ta sẽ mất hai thứ. Đó là thông tin người nói cung cấp, và sự hiểu biết về trạng thái cảm xúc trong giao tiếp của người nói.

Gregersen nhấn mạnh rằng lỗi này rất nguy hiểm: “Khi tôi tự cho rằng mình là người quan trọng, trong khoảnh khắc đó có nhiều khả năng tôi sẽ suy nghĩ về những gì tôi sắp nói thay vì lắng nghe việc bạn trình bày. Điều cốt lõi ở đây chính là khi làm như vậy, tôi đang tuyên bố với thế giới rằng tôi quan trọng hơn bạn. Đó là một cách tiếp cận cuộc sống đầy tư lợi”.

Theo Gregersen, tất cả chúng ta đều cần sự tập trung vào bản thân, nhưng những nhà lãnh đạo tạo ra sự khác biệt là những người biết rằng mục đích chung luôn lớn hơn cái tôi của bản thân. Ông nhấn mạnh: “Khi một nhà lãnh đạo điều hành mọi thứ dựa trên tận cùng của những gì có thể, họ đã hình thành một khả năng lắng nghe siêu mạnh mẽ”.

(Theo NCĐT)

  • Lãnh đạo cần có tố chất biết lắng nghe

  • Bí quyết để trở thành người "biết lắng nghe"