Thức ăn vào cơ thể bao lâu thì hấp thụ

Mất bao lâu để tiêu hoá thức ăn?

Thời gian tiêu hoá thức ăn sẽ khác nhau giữa từng người, giữa nam giới và nữ giới. Sau khi ăn, sẽ mất khoảng từ 6 - 8 tiếng để thực phẩm đi từ dạ dày tới ruột non. Phần còn lại của thức ăn sau đó sẽ đi vào ruột già để được tiêu hoá, hấp thu nước và một số vi chất, cuối cùng là loại bỏ các chất cặn bã. Thời gian thức ăn ở lại ruột già là khoảng hơn 1 ngày để được phân giải thành các phân tử nhỏ hơn.

Thông thường, thời gian di chuyển của thức ăn như sau: di chuyển qua dạ dày (2-5 tiếng), di chuyển qua ruột non (2-6 tiếng), di chuyển qua ruột già (10-59 tiếng) và tổng thời gian di chuyển qua toàn bộ hệ tiêu hoá (10-73 tiếng). Tính tổng thời gian, kể từ khi bạn nuốt thức ăn đến khi bã thức ăn đó được tống ra ngoài dưới dạng phân, sẽ mất khoảng từ 2-5 ngày.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và tốc độ tiêu hoá thức ăn bao gồm lượng thực phẩm và loại thực phẩm đã ăn, giới tính, quá trình trao đổi chất và các bệnh về hệ tiêu hoá.

Thức ăn vào cơ thể bao lâu thì hấp thụ

Thời gian tiêu hoá các loại thực phẩm

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định thời gian và mức độ tiêu hoá chính là loại thực phẩm mà bạn ăn vào. Sau đây là thời gian tiêu hoá cụ thể của một số loại thực phẩm:

  • Nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột: Các thực phẩm giàu tinh bột mất khoảng 5 tiếng để tiêu hoá. Các thực phẩm chứa chủ yếu là đường đơn hoặc đường đôi sẽ có thời gian tiêu hoá nhanh hơn các thực phẩm có chứa đường đa do có cấu trúc đơn giản hơn.
  • Nhóm thực phẩm cung cấp đạm: thịt đỏ và cá có thể mất tới 12-24 tiếng để được tiêu hoá hoàn toàn. Chất đạm và các chất béo có trong các loại thực phẩm này là các phân tử rất phức tạp và cơ thể cần có thời gian dài hơn để hấp thu được toàn bộ.
  • Nhóm cung cấp chất xơ: trái cây và rau xanh – rất giàu chất xơ, có thể di chuyển qua hệ tiêu hoá chỉ trong vòng dưới 1 ngày, cụ thể: trái cây tươi hoặc khô sẽ mất khoảng 2-5 tiếng để tiêu hoá. Do đó, trên thực tế, đây vẫn được coi là các thực phẩm nhuận tràng.
  • Ngoài ra, sữa và các chế phẩm từ sữa: có thể mất khoảng 12 tiếng để tiêu hoá. Các loại nước trái cây: chỉ mất 15 phút.
  • Nhóm cung cấp chất béo: tổng thời gian từ khi ăn đến khi chất béo được loại bỏ ra ngoài khá dài, trung bình mất khoảng 40 tiếng (dao động từ 33 đến 47 tiếng)

Những thực phẩm được tiêu hoá nhanh nhất là những loại đồ ăn vặt nhiều đường, ví dụ như kẹo. Cơ thể sẽ phân giải kẹo chỉ trong vòng 20-30 phút và do đó, bạn sẽ lại nhanh chóng cảm thấy đói.

Mất bao lâu để tiêu hoá mì ăn liền?

Như vậy, có thể thấy, còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về thời gian tiêu hoá thực phẩm. Nhiều loại thực phẩm tưởng chừng dễ tiêu hoá và vô cùng phổ biến như thịt lợn lại mất kha khá thời gian để tiêu hoá (khoảng 5 tiếng), trong khi đó, nhiều loại thực phẩm tưởng chừng khó tiêu nhưng lại không khó tiêu như nhiều người vẫn nghĩ, ví dụ như mì ăn liền.

Một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (khoảng 40g-50g), khoảng 10-13g chất béo và khoảng 6,8g chất đạm. Về bản chất, mì ăn liền có thành phần chính là tinh bột. Do đó, thời gian tiêu hoá mì ăn liền cũng tương tự như thời gian tiêu hoá các loại thực phẩm giàu đường bột khác như cơm, bún, phở. Khi ăn mì ăn liền, một phần tinh bột có trong sợi mì sẽ  được tiêu hóa ngay tại khoang miệng, sau đó chuyển xuống dạ dày và được lưu giữ khoảng 3-4 giờ. Và theo cơ chế tiêu hóa như vậy, việc mì ăn liền tồn tại sau 2 giờ, thậm chí 3-4 giờ để tiêu hóa trong dạ dày là điều bình thường. Khoảng thời gian này cũng không phải là quá dài so với nhiều loại thực phẩm khác.

Các mẹo để quá trình tiêu hoá nhanh hơn, giúp tiêu hoá tốt hơn

Để giúp thực phẩm di chuyển trơn tru qua hệ tiêu hoá và dự phòng các tình trạng như tiêu chảy và khó tiêu, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám
  • Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và các thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chế biến sẵn
  • Bổ sung probiotic
  • Tập thể dục thể thao hàng ngày
  • Ngủ đủ giấc
  • Kiểm soát căng thẳng

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Quá trình tiêu hóa thực phẩm diễn ra như thế nào?

Thời gian tiêu hoá thức ăn khác nhau giữa mỗi người, giữa nam và nữ. Sau khi ăn vào, sẽ mất khoảng 6 đến 8 giờ để thức ăn có thể đi qua dạ dày đến ruột non. Sau đó thức ăn di chuyển xuống đại tràng (ruột già) để tiếp tục bước tiêu hoá tiếp theo: hấp thu nước và cuối cùng những thức ăn không được tiêu hoá và các chất bã từ úa trình tiêu hóa sẽ được đào thải ra môi trường bên ngoài.

Thức ăn vào cơ thể bao lâu thì hấp thụ

Năm 1980, các tác giả nghiên cứu của Mayo Clinic đã thống kê thời gian cho quá trình tiêu hoá ở 21 người khoẻ mạnh. Tổng lượng thời gian, từ khi ăn vào đến khi thải trừ, mất trung bình 53 giờ (kết quả có thể cao hơn thực tế một phần nhỏ bởi các tác giả nghiên cứu đã sử dụng thực phẩm nghiên cứu (marker) có tốc độ đi qua dạ dày lâu hơn so với thức ăn thực tế. Thời gian trung bình di chuyển trong đại tràng của thức ăn mất khoảng 40 giờ, và có sự khác biệt rõ về giới: 33 giờ ở nam giới và 47 giờ ở phụ nữ.

Trong một nghiên cứu khác, hai bác sĩ người Anh đã thực hiện nghiên cứu về thời gian tiêu hoá thức ăn ở trẻ em. Các tác giả nghiên cứu cho 35 trẻ uống 1 loại nước ép trái cây trong đó có chứa phẩm màu đỏ và yêu cầu các bà mẹ ghi lại thời gian bắt đầu thấy trẻ đi ngoài ra phân có màu đỏ. Kết quả của nghiên cứu: thời gian trung bình từ khi thức ăn đi từ miệng cho đến lúc đào thải ở hậu môn là 33 giờ (có nghĩa rằng một nửa số trẻ có thời gian tiêu hoá dài hơn và một nửa còn lại nhanh hơn khoảng thời gian trung bình này).

Theo Mayo Clinic
Viện y học ứng dụng Việt Nam

- 28-05-2018 -

Thức ăn vào cơ thể bao lâu thì hấp thụ
Bạn có biết các cơ quan trong hệ tiêu hóa phối hợp với nhau như thế nào?

Tại sao cơ thể cần tiêu hóa thức ăn?

Quá trình tiêu hóa cho phép bạn chia thức ăn thành những phân tử đơn giản hơn mà cơ thể có thể hấp thu vào máu, từ đó sử dụng chúng làm năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Nếu không phá vỡ các phân tử thức ăn, cơ thể sẽ không thể hấp thu được các dưỡng chất cần thiết.

Vậy điều gì sẽ xảy ra với thực phẩm sau khi bạn ăn?

Sau khi bạn nhai, nuốt thức ăn, chúng sẽ đi qua thực quản rồi vào dạ dày. Tại đây, thức ăn sẽ được hòa trộn cùng với dịch tiêu hóa từ tuyến tụy, gan và túi mật và bị phá vỡ thành những phân tử nhỏ hơn. Khi đi qua ruột non, các dưỡng chất và nước sẽ được hấp thụ vào cơ thể để chuyển tới các cơ quan khác.

Trong khi đó, những thành phần không tiêu hóa được sẽ được di chuyển tới ruột già và trở thành phân. Chúng sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể sau từ 1 - 3 ngày.

Thức ăn vào cơ thể bao lâu thì hấp thụ
Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra từ khi ăn tới khi thức ăn vào dạ dày, ruột...

Mất bao lâu để tiêu hóa thức ăn?

Thời gian cần thiết để tiêu hóa thức ăn sẽ khác nhau tùy theo từng người và tùy vào loại thực phẩm bạn ăn. Thông thường, dạ dày sẽ cần khoảng 3 tiếng để co bóp, phân hủy thức ăn. Quá trình tiêu hóa sẽ kết thúc khi phần còn lại của thức ăn tới được ruột già, tức là khoảng 6 tiếng sau khi ăn.

Quá trình tiêu hóa không chỉ diễn ra ở dạ dày

Có một lầm tưởng mà khá nhiều người vẫn hay mắc phải, đó là cho rằng quá trình tiêu hóa thức ăn chỉ diễn ra trong dạ dày. Dạ dày là cơ quan chính giúp phá vỡ thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn, nhưng quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm lại diễn ra tại ruột non và ruột già.

Với quá trình tiêu hóa, không ít người lầm tưởng rằng hoạt động này không cần năng lượng. Thực tế không phải vậy, cơ thể cũng dành một phần năng lượng không nhỏ trong hoạt động hàng ngày cho hấp thu chất dinh dưỡng. 

Tại sao nhiều người có thói quen đi đại tiện sau khi ăn?

Nhiều người hay thấy buồn đi đại tiện ngay sau khi ăn và lo mình mắc các bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một phản xạ bình thường của dạ dày - ruột nhằm tạo thêm chỗ chứa cho lượng thực phẩm bạn mới ăn vào.

Phản xạ này sẽ kích thích ruột già co thắt để tống, đẩy chất thải ra ngoài. Thông thường, đây sẽ là chất thải từ những bữa ăn bạn đã ăn trước đó 1 - 3 ngày.

Làm sao giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh?

Cách đơn giản nhất để giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả là có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Tốt hơn hết, bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc; Tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt… nhiều chất bảo quản, chất béo không tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, uống nhiều nước và hoạt động thể chất thường xuyên cũng là những cách giúp bạn cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Thức ăn bạn nạp vào cơ thể sẽ mất khoảng 2 đến 4 giờ để thức ăn di chuyển từ dạ dày đến ruột non.

Khoảng thời gian chính xác có thể phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như thành phần và lượng thức ăn bạn tiêu thụ, nội tiết tố và giới tính của bạn.

Phụ nữ có xu hướng tiêu hóa thức ăn chậm hơn nam giới.

Thức ăn tồn tại trong hệ tiêu hóa khoảng 2-5 ngày

Thức ăn vào cơ thể bao lâu thì hấp thụ

Quá trình thức ăn đi vào dạ dày của bạn:

- Giãn nở: Phần trên của dạ dày giãn ra để chứa thức ăn đi xuống. Đây là lý do tại sao bụng của bạn có thể hơi chướng lên sau bữa ăn.

- Tiêu hóa: Dạ dày của bạn sử dụng các chuyển động khuấy và nghiền nhịp nhàng (tiêu hóa cơ học) cũng như axit dạ dày và các enzym (tiêu hóa hóa học) để phân tách bữa ăn của bạn.

- Di chuyển tới ruột non để hấp thụ: Cơ vòng môn vị cho phép một lượng nhỏ thức ăn dần dần rời khỏi dạ dày và di chuyển vào ruột non.Sau khi rời khỏi dạ dày, thức ăn sẽ di chuyển qua ruột của bạn.

Trong ruột non, thức ăn trộn với các dịch tiêu hóa bổ sung. Đây là nơi diễn ra phần lớn quá trình hấp thụ dinh dưỡng. Thức ăn có thể tồn tại từ 2 đến 6 giờ trong ruột non của bạn.

- Di chuyển tới ruột già: Trong ruột già (ruột kết), nước được hấp thụ và những gì còn lại từ quá trình tiêu hóa sẽ được chuyển thành phân. Các chất thải từ thức ăn của bạn tồn tại khoảng 36 giờ trong ruột già.

Tổng cộng, có thể mất từ 2 đến 5 ngày để thức ăn di chuyển qua toàn bộ đường tiêu hóa của bạn.

Những loại thực phẩm nào di chuyển qua dạ dày của bạn với tốc độ chậm hơn hoặc nhanh hơn?

Thức ăn vào cơ thể bao lâu thì hấp thụ

Thành phần thức ăn đóng một vai trò quan trọng trong thời gian thức ăn được đưa ra khỏi dạ dày. Một số yếu tố quan trọng liên quan đến thực phẩm ảnh hưởng đến thời gian dạ dày tiêu hóa thức ăn.

Tính nhất quán

Chất lỏng thường được tiêu hóa rất nhanh. Ví dụ: sau khi bạn uống một cốc nước, ước tính chỉ 50% lượng nước đó sẽ còn lại trong dạ dày của bạn sau 10 phút.

Thức ăn rắn thì thường cần được chia nhỏ và hóa lỏng thêm, có nghĩa là chúng thường mất nhiều thời gian hơn để rời khỏi dạ dày của bạn. Trên thực tế, thường mất khoảng 20 đến 30 phút trước khi thức ăn rắn bắt đầu rời khỏi dạ dày của bạn.

Hàm lượng calo

Thực phẩm và đồ uống có hàm lượng calo thấp hơn thường khiến dạ dày của bạn hoạt động nhanh hơn. Thức ăn và đồ uống có hàm lượng calo cao hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Ví dụ, trong khi nước khiến dạ dày của bạn tiêu hóa nhanh, thì một chất lỏng có hàm lượng calo cao hơn như một ly nước ép trái cây hoặc sữa lắc sẽ thoát ra chậm hơn.

Hàm lượng chất dinh dưỡng

Thực phẩm và đồ uống giàu carbohydrate và protein được phân hủy dễ dàng hơn trong dạ dày của bạn và do đó được tiêu hóa nhanh hơn.

Tuy nhiên, thức ăn giàu chất béo và chất xơ sẽ ở trong dạ dày lâu hơn. Đó là lý do tại sao bạn có thể cảm thấy no lâu hơn khi ăn thực phẩm giàu chất béo hoặc chất xơ.

Lượng thức ăn

Lượng thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể cũng ảnh hưởng đến tốc độ thức ăn rời khỏi dạ dày của bạn. Điều này dường như đúng với cả chất lỏng và chất rắn.

Cách để nhận biết dạ dày của bạn đang trống rỗng?

Nếu bạn chưa ăn gì trong vài giờ đồng hồ, có thể dạ dày của bạn đang trống rỗng.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tốc độ để dạ dày trống rỗng có thể thay đổi dựa trên những gì bạn đã tiêu thụ và các yếu tố khác. Do đó, thời gian có thể không phải lúc nào cũng là một chỉ số chính xác cho thấy bụng bạn đang đói.

Khi dạ dày trống rỗng, bạn có thể gặp các triệu chứng đói. Một số ví dụ trong số này bao gồm:

- Bụng cồn cào hoặc đau.

- Cảm thấy hơi chóng mặt, đau đầu.

- Yếu ớt hoặc run rẩy.

-.Dễ cáu gắt.

Nếu bạn cần uống thuốc khi bụng đói, khi nào là thời điểm an toàn?

Thức ăn vào cơ thể bao lâu thì hấp thụ

Nhiều loại thuốc cần được uống khi bạn đang đói. Lý do bao gồm:

Đầu tiên, thuốc uống được hấp thụ vào máu của bạn thông qua lớp niêm mạc của đường tiêu hóa. Do đó, thức ăn trong dạ dày của bạn có thể làm chậm quá trình hấp thụ thuốc, khiến thuốc kém hiệu quả hơn.

Thứ hai, có một số loại thực phẩm có thể cản trở hoạt động của các loại thuốc cụ thể. Điều này có thể làm tăng hoặc giảm mức độ thuốc trong hệ thống của bạn. Loại tương tác này được gọi là tương tác giữa thực phẩm và thuốc.

Một số ví dụ về tương tác giữa thực phẩm và thuốc bao gồm:

- Bưởi: Bưởi có thể làm tăng nồng độ một số loại thuốc trong máu của bạn. Ví dụ bao gồm một số statin và thuốc huyết áp.Vitamin K. Thực phẩm giàu vitamin K, chẳng hạn như rau bina, cải xoăn và cải Brussels, có thể làm giảm hiệu quả của warfarin (thuốc chống đông máu) làm loãng máu.

- Bữa ăn nhiều chất béo: Tiêu thụ một bữa ăn nhiều chất béo có thể làm giảm mức độ esomeprazole (thuốc làm giảm axit trong dạ dày), một chất ức chế bơm proton trong máu của bạn.

Nếu việc tiêu thụ thức ăn có khả năng ảnh hưởng đến thuốc, thì đơn thuốc của bạn sẽ được lưu ý về cách sử dụng.

Nếu bạn đang sử dụng loại thuốc yêu cầu uống lúc đói, bạn nên uống chúng 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.

Thời điểm nào là hợp lý khi bạn cần uống thuốc cùng với thức ăn?

Đôi khi bạn có thể được kê một loại thuốc yêu cầu bạn phải uống cùng với thức ăn. Có một số lý do cho điều này:

Thức ăn giúp làm giảm tác dụng phụ. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) và corticosteroid, có thể gây khó chịu cho dạ dày khi uống lúc đói. Có thức ăn trong dạ dày của bạn có thể giúp giảm khả năng mắc các tác dụng phụ, nhất là đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc chứng ợ nóng.

Thức ăn hỗ trợ hấp thụ. Đôi khi có thức ăn trong đường tiêu hóa của bạn có thể giúp hấp thụ thuốc. Nếu bạn có một loại thuốc cần phải uống cùng với thức ăn, hãy cố gắng phối hợp uống thuốc với giờ ăn của bạn. Luôn làm theo hướng dẫn trên bao bì thuốc và liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào.

Theo Healthline