Thời tiết khí hậu các đới khí hậu trên Trái đất

- Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất Các tia sáng mặt trời đi qua khí quyển chưa trực tiếp truyền nhiệt cho không khí. Chỉ khi bề mặt đất hấp thụ nhiệt của Mặt Trời rồi phản hồi lại vào không khí thì lúc đó không khí mới nóng lên. Độ nóng, lạnh của không khí được gọi là nhiệt độ không khí.

Thời tiết khí hậu các đới khí hậu trên Trái đất

- Đơn vị đo nhiệt độ không khí được dùng phổ biến là độ C (°C).

- Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế. Có hai loại nhiệt kế thường dùng là nhiệt kế có bầu thuỷ ngân (hoặc rượu) và nhiệt kế điện tử.

Thời tiết khí hậu các đới khí hậu trên Trái đất

- Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt trong lều khí tượng sơn màu trắng, cách mặt đất 1,5 m. Nhiệt độ không khí được đo ít nhất 4 lần trong ngày (ở Việt Nam vào các thời điểm: 1,7, 13, 19 giờ).

Thời tiết khí hậu các đới khí hậu trên Trái đất

Trạm khí tượng thủy văn.

2. Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ

- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.

Thời tiết khí hậu các đới khí hậu trên Trái đất

- Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng. Càng lên gần cục, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn.

3. Độ ẩm không khí, mây và mưa

- Không khí liên tục được cung cấp hơi nước do quá trình bốc hơi từ bề mặt đất và đại dương. Vì vậy, trong không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, tạo nên độ ẩm không khí.

- Dụng cụ để đo độ ẩm không khí gọi là ẩm kế, đơn vị thường dùng là %.

- Sức chứa hơi nước của không khí là có hạn. Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa, không thể chứa thêm được nữa, người ta nói không khí đã bão hoà hơi nước (độ ẩm là 100%).

Thời tiết khí hậu các đới khí hậu trên Trái đất

Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước.

- Khi không khí đã bão hòa hơi nước mà vẫn tiếp tục được nhận bổ sung hơi nước hoặc bị lạnh đi thì sẽ xảy ra hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, nhẹ. Các hạt nước này tập hợp lại thành từng đám gọi là mây.

- Các hạt nước trong mây lớn dần và khi đủ nặng sẽ rơi xuống thành mưa.

@1734996@

Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió. Thời tiết luôn thay đổi.

Thời tiết khí hậu các đới khí hậu trên Trái đất

Khí hậu ở một nơi là tổng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật.

Thời tiết khí hậu các đới khí hậu trên Trái đất

5. Các đới khí hậu trên Trái Đất

Có 5 vòng đai nhiệt tương ứng với 5 đới khí hậu trên trái đất (1đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh)

Thời tiết khí hậu các đới khí hậu trên Trái đất

a. Đới nóng (nhiệt đới)

Thời tiết khí hậu các đới khí hậu trên Trái đất

- Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

- Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.

- Gió thổi thường xuyên: Tín phong.

- Lượng mưa TB: 1000mm - 2000mm.

b. Hai đới ôn hòa (ôn đới)

Thời tiết khí hậu các đới khí hậu trên Trái đất

Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.

- Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.

- Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới.

- Lượng mưa TB: 500 -1000mm.

@31838@@31839@@31835@

Thời tiết khí hậu các đới khí hậu trên Trái đất

- Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.

Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.

Gió thổi thường xuyên: Gió đông cực thổi thường xuyên. 

- Lượng mưa TB: dưới 500mm.

* Ngoài năm đới trên, trong các đới người ta còn phân ra một số đới có phạm vi hẹp hơn, có tính chất riêng biệt về khí hậu như: xích đới nằm gần đường Xích đạo hoặc cận nhiệt đới nằm ở gần các chí tuyến,...

1. Bề mặt đất hấp thụ nhiệt của Mặt Trời rồi phản hồi lại vào không khí thì lúc đó không khí mới nóng lên. Độ nóng, lạnh của không khí được gọi là nhiệt độ không khí.

2. Không khí liên tục được cung cấp hơi nước do quá trình bốc hơi từ bề mặt đất và đại dương. Vì vậy, trong không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, tạo nên độ ẩm không khí.

3. Khi không khí đã bão hòa hơi nước mà vẫn tiếp tục được nhận bổ sung hơi nước hoặc bị lạnh đi thì sẽ xảy ra hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, nhẹ tạo thành mây. Khi các hoạt nước đủ nặng sẽ rơi xuống tạo ra mưa.

4. Nhiệt độ, độ ẩm và mưa là những yếu tố khí tượng có ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất. Tất cả các yếu tố này cấu thành nên thời tiết. Các hiện tượng thời tiết lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, mang tính quy luật gọi là khí hậu.​

Soạn Địa 6 trang 155 sách Chân trời sáng tạo

Giải bài tập SGK Địa lí 6 trang 155, 156, 157, 158, 159 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên trái đất của Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 13 chương 4 trong sách giáo khoa Địa lí 6 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn Địa 6 Bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên trái đất

❓Quan sát hình 13.1 và thông tin trong bài, em hãy cho bài:

  • Nhiệt kế hình 13.1 chỉ bao nhiêu độ?
  • Thế nào là nhiệt độ không khí? Vì sao không khí có nhiệt độ?

Trả lời:

  • Cho biết nhiệt kế hình 13.1 chỉ 25 độ?
  • Nhiệt độ không khí là một hiện tượng khi các tia bức xạ của mặt trời đi qua khí quyển, ngay lúc này mặt đất sẽ hấp thụ năng lượng nhiệt của mặt trời.
  • Không khí có nhiệt độ là do mặt trời hấp thu năng lượng nhiệt của mặt trời, bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên, độ nóng hay lạnh đo nhiệt độ của không khí.

II. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí trên bề mặt trái đất theo vĩ độ

❓Dựa vào bảng 13.1 và thông tin trong bài, em hãy:

  • So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới
  • Rút ra sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái đất theo vĩ độ

Trả lời:

  • So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới: Ở Singapore cao nhất ở vị độ nhỏ nhất nhưng lại có nhiệt độ trung bình năm so với các nước còn lại cao nhất, An-ta(Alta), Na Uy có vĩ độ cao nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm thấp nhất.
  • Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng mặt trời với bề mặt trái đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp. Ở nơi có vĩ độ thấp góc chiếu của tia sáng mặt trời với về mặt trái đất cao nên nhiệt độ thường cao

III. Độ ẩm không khí, mây và mưa

❓Dựa vào hình 13.3 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:

  • Chỉ số nào trên hình 13.3 thể hiện độ ẩm không khí?
  • Mây và mưa được hình thành như thế nào?

Trả lời:

  • Mây được tạo thành bởi hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh rồi ngưng tụ thành những hạt nước lí ti tạo ra những đám mây.
  • Khi hơi nước trong các đám mây tiếp tụ ngưng tục, các hạt nước to dần và đủ nặng thì hạt nước rơi trở lại mặt đất tạo thành mưa.

IV. Thời tiết và khí hậu

❓Đọc các thông tin trong bài cho biết thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Khác nhau:

  • Thời tiết diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ và hay thay đổi.
  • Khí hậu diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật. Khí hậu diễn ra trong phạm vi rộng và khá ổn định.

V. Các đới khí hậu trên trái đất

❓Quan sát hình 13.4 và nội dung trong bài, em hãy kể tên các đới khí hậu trên trái đất.

Trả lời:

Các đới khí hậu trên trái đất: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.

Phần Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập

1. Cho biết biết cách tính nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ trung bình năm.

2. Cho bảng số liệu sau:

Bảng 13.3. Nhiệt độ theo giờ của một ngày trong tháng 11 tại Hà Nội

Giờ171319
Nhiệt độ (0C)19192723

Dựa vào bảng số liệu 13.1:

  • Hãy tính nhiệt độ trung bình ngày trong tháng 11 của Hà Nội.
  • Trong ngày, nhiệt độ cao nhất là bao 0C? Nhiệt độ thấp nhất là bao 0C?
  • Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày chênh nhau bao nhiêu 0C?

Trả lời:

1. Cách tính

  • Nhiệt độ trung bình tháng = nhiệt độ trung bình ngày / số ngày trong tháng.
  • Nhiệt độ trung bình năm = nhiệt độ trung bình năm / số tháng (12 tháng).

2. Nhận xét bảng

  • Nhiệt độ trung bình ngày = số lần đo trong ngày / số lần = (19 + 19 + 27 + 23) / 4 = 220C.
  • Nhiệt độ cao nhất là 270C, nhiệt độ thấp nhất là 190C.
  • Sự chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là: 27 – 19 = 80C.

Vận dụng

Em hãy cho biết em cần làm gì và không được làm gì để phòng tránh tai nạn do sấm sét?

Gợi ý trả lời

- Những việc cần làm phòng tránh tai nạn do sấm sét

  • Khi trời sắp xảy ra giông (mây đen, không khí lạnh, gió) cần vào nhà trú mưa.
  • Khi đang ở ngoài trời, nếu không tìm được chỗ trú ẩn, phải tránh xa các cây cao, không đứng ở đỉnh đồi, không đứng ở các vùng đất trống trải.
  • Trong trường hợp đang ở vùng đất trống nên chụm hai chân, cúi người sát mặt đất,…

- Những việc không cần làm phòng tránh tai nạn do sấm sét

  • Không đứng dưới gốc cây, đứng ở khu đất trống.
  • Vứt bỏ các vật dụng kim loại trong người.
  • Không đứng, ngồi cạnh cột điện, hoặc đường dây tải điện,…

Học sinh có thể tìm thêm thông tin về cách phòng tránh sấm sét trên sách, báo, internet,…

Cập nhật: 15/11/2021