Thời gian công tác pháp luật là gì năm 2024

Xin hỏi, cần những giấy tờ nào chứng minh thời gian công tác pháp luật sau khi có bằng cử nhân luật? Mình đang tìm hiểu về tiêu chuẩn công chứng viên.

  • Thời gian công tác pháp luật là gì năm 2024
    (ảnh minh họa)

Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BTP có quy định như sau:

3. Giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Công chứng là một hoặc một số giấy tờ sau đây:

  1. Giấy tờ quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
  1. Quyết định tuyển dụng, quyết định luân chuyển, điều động, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với vị trí công tác pháp luật được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng;
  1. Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư, Chứng chỉ hành nghề đấu giá, Chứng chỉ hành nghề quản tài viên, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với các chức danh này;

Cho tôi được hỏi 3 vấn đề sau: 1. Theo Luật Công chứng, một trong các tiêu chuẩn để bổ nhiệm công chứng viên là có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật. Vậy người làm công tác pháp lý, pháp chế tại doanh nghiệp từ 05 năm trở lên có được coi là thỏa mãn tiêu chuẩn trên không? 2. Nếu người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước (không có án tích) và thỏa mãn các điều kiện, tiêu chuẩn để công nhận công chứng viên, nhưng có người thân trong gia đình vi phạm pháp luật và đang trong thời gian thi hành án theo quyết định của Tòa án thì người đó có được bổ nhiệm công chứng viên không? 3. Nếu người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên hiện nay chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thỏa mãn các điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm công chứng viên nhưng có án tích thì người đó có được bổ nhiệm công chứng viên không?

Người gửi: Nguyễn Kỳ Trãi

Ngày hỏi: 27/07/2021

Trả lời của: Ngày trả lời: 27/07/2021

Nội dung:

Đối với các vấn đề bạn hỏi, chúng tôi xin được trả lời như sau: 1. Theo quy định tại Điều 8 của Luật Công chứng năm 2014 thì một trong các tiêu chuẩn để bổ nhiệm công chứng viên là có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật (khoản 2). Trường hợp người làm công tác pháp lý, pháp chế tại doanh nghiệp từ 05 năm trở lên chỉ được coi là đáp ứng tiêu chuẩn nêu trên khi thời gian công tác 05 năm đó của họ tính từ sau khi có bằng cử nhân luật. 2. Tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 áp dụng đối với bản thân người đề nghị (người có nguyện vọng) bổ nhiệm công chứng viên, không áp dụng đối với người thân của họ. Do đó, người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên mà có đủ tiêu chuẩn công chứng viên quy định tại Điều 8 (hồ sơ đề nghị đầy đủ, hợp lệ) và không thuộc trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật Công chứng năm 2014 thì có thể được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên. 3. Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật Công chứng năm 2014 thì người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xoá án tích hoặc về tội phạm do cố ý thì không được bổ nhiệm công chứng viên. Căn cứ quy định này thì người chưa được xóa án tích hoặc đã được xóa án tích nhưng về tội phạm do cố ý thì không được bổ nhiệm công chứng viên.

Thời gian công tác pháp luật trong hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự được áp dụng như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Vừa qua tôi có đọc được một quyết định tuyển dụng công chức ngành Thi hành án dân sự của tỉnh Bình Thuận, trong đó một số chức danh có yêu cầu về thời gian công tác pháp luật trong cơ quan Thi hành án dân sự. Vì vậy, tôi muốn hỏi pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thời gian công tác pháp luật ở cơ quan này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. dung***@gmail.com

Vấn đề thời gian làm công tác pháp luật áp dụng trong hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự được quy định tại ' onclick="vbclick('54745', '181920');" target='_blank'> Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự như sau:

1. Tổng thời gian công tác được xếp ở các ngạch: Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên ngành Tòa án, Thẩm phán; Kiểm tra viên ngành Kiểm sát, Kiểm sát viên; Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân, Quân đội Nhân dân Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Trinh sát viên trung cấp trở lên, Cảnh sát viên trung cấp trở lên của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Trinh sát viên trung cấp trở lên của lực lượng An ninh nhân dân; sỹ quan điều tra, bảo vệ an ninh trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án dân sự, Thư ký thi hành án, Thư ký trung cấp thi hành án; Thanh tra viên;

2. Thời gian giữ ngạch chuyên viên trở lên tại các vị trí việc làm có yêu cầu trình độ Cử nhân Luật đối với công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, thanh tra, tư pháp, nội vụ, nội chính, Ủy ban kiểm tra; thời gian có bằng Cử nhân Luật, thực hiện nhiệm vụ liên quan đến kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự và giữ ngạch Kế toán viên trở lên đối với công chức trong Hệ thống thi hành án dân sự;

3. Thời gian có bằng cử nhân luật và giữ chức vụ lãnh đạo cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (cấp huyện trở lên);

4. Thời gian được cấp chứng chỉ hành nghề đối với luật sư và bổ nhiệm chức danh thừa phát lại đối với thừa phát lại.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thời gian làm công tác pháp luật áp dụng trong hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 03/2017/TT-BTP.