Thoát khỏi gedit tỏng linux

Ngày nay, hầu hết các máy chủ chạy hệ điều hành Linux đa phần chúng ta phải làm việc trên giao diện dòng lệnh nhiều hơn thay vì thao tác trên giao diện đồ họa (GUI) như đối với hệ điều hành Windows. Hơn nữa, trên Linux đa phần các ứng dụng đều sử dụng phương pháp lưu các cấu hình vào tập tin văn bản. Do vậy, bạn cần phải biết sử dụng các trình soạn thảo để thao tác thiết lập các ứng dụng một cách dễ dàng nhằm đơn giản cho việc quản trị hệ thống. Một số trình soạn thảo thường dùng trong Linux hiện nay như nano, vi, vim, gedit, emacs…Bài viết dưới dây sẽ giới thiệu một số trình soạn thảo và cách sử dụng chúng.

1.      Nano

Nano là một trình soạn thảo khá đơn giản và rất dễ sử dụng, được tích hợp sẵn trong Ubuntu, cho phép bạn soạn thảo với các tính năng cơ bản như mở file, lưu file…

Một số phím tắt thông dụng được áp dụng

:

-         Ctrl-O: lưu file

-         Ctrl-G: gọi trợ giúp

-         Ctrl-R: mở file

-         Ctrl-X: đóng file

Các phím này bạn có thể thấy được dưới chân màn hình soạn thảo khi bạn mở một tập tin bất kỳ bằng trình nano.

2.      Vi

Vi là một trình soạn thảo khá phổ biến trong hầu hết các hệ điều hành Linux. Nó hoạt động dưới 2 chế độ lệnh (command line) và chế độ soạn thảo (input mode).

Khi thực hiện mở một tập tin bất kỳ, Vi sẽ hiện lên màn hình ở chế độ lệnh. Ở chế độ này, bạn chỉ có thể thực hiện các thao tác như di chuyển con trỏ hoặc đóng tập tin lại. Nếu bạn muốn chỉnh sửa nội dung tập tin hay tạo mới nội dung văn bản, bạn phải chuyển sang chế độ soạn thảo để thực hiện. Để chuyển sang chế độ soạn thảo, bạn nhấp nút Insert hoặc ký tự i trên bàn phím.

Một số ký tự cơ bản thao tác trên trình soạn thảo Vi

:

-         :x hoặc :wq – lưu và thoát khỏi chế độ soạn thảo

-         :w – lưu vào tập tin mới

-         :q – thoát nếu không có thay đổi nào

-         :q! – thoát nhưng không lưu lại

Cách thức tìm kiếm thông tin trong trình soạn thảo Vi

:

Nếu một văn bản có nội dung khá dài thì việc tìm kiếm thông tin nào đó là tương đối khó khăn. Để có thể dễ dàng tìm kiếm, bạn chuyển sang chế độ lệnh bằng cách gõ phím ESC rồi gõ nội dung phía dưới màn hình theo cú pháp /nội dung cần tìm kiếm thì con trỏ sẽ di chuyển tới dòng có nội dung cần tìm, như hình:

Thoát khỏi gedit tỏng linux

Hoặc bạn muốn hiển thị số dòng của dòng cần tìm thì gõ :set nu phía dưới màn hình, như hình:

3.      Vim

Vim – Vi iMprove là bản cải thiện của Vim, là một trình soạn thảo phổ biến trên Unix. Vim có tính cấu hình rất cao được xây dựng cho phép chỉnh sửa văn bản hiệu quả. Thông thường, Vim được nhiều lập trình viên sử dụng vì nó hỗ trợ rất nhiều trong việc lập trình. Không những thế, Vim có thể được nhúng vào trong IDE mạnh mẽ như Visual Studio hay Qt Creator, Eclipse…Tuy nhiên, để có thể thao tác trực tiếp trên giao diện đồ họa, bạn cần cài đặt gói gVim bằng lệnh sudo apt-get install gvim.

Mặc định trong Ubuntu, Vim không được cài đặt sẵn, để cài đặt Vim, từ Terminal bạn gõ lệnh:

sudo apt-get install vim

Vim làm việc theo 3 chế độ: chế độ câu lệnh, chế độ nhập liệu và chế độ trực quan.

-         Chế độ câu lệnh: Ở chế độ này, bạn có thể thực hiện các thao tác như lưu tập tin, di chuyển con trỏ đến các vị trí khác nhau trong tập tin, chỉnh sửa, sắp xếp, xóa bỏ, thay thế, tìm kiếm đoạn văn bản hay thoát khỏi Vim. Để chuyển sang chế độ lệnh, bạn nhấp ESC.

-         Chế độ nhập liệu: Ở chế độ này, bạn có thể thực hiện các thao tác như một trình soạn thảo đơn thuần như chỉnh sửa, xóa bỏ…nội dung văn bản. Để chuyển sang chế độ này, bạn chỉ cần nhấp ký tự i hoặc phím Insert trên bàn phím giống như trình soạn thảo Vi.

-         Chế độ trực quan: Chế độ này là một mở rộng của Vim, bạn có thể chọn / bôi đen văn bản (dùng để copy nhiều dòng).

Chú ý

: Trong Vim có phân biệt chữ hoa và chữ thường.

Một số lệnh cơ bản thao tác trên Vim

:

-         :w – lưu file

-         :q – thoát khỏi Vim, lệnh sẽ vô hiệu nếu file chưa được lưu

-         :q! – thoát khỏi Vim để cả file chưa được lưu

-         :wq – lưu lại và thoát

4.      Gedit

Gedit là một trình soạn thảo khá phổ biến trong Linux, trong một số phiên bản nó được cài đặt sẵn (tuy nhiên nếu hệ thống chưa có thì bạn chạy lệnh sudo apt-get install gedit để cài đặt). Ngoài việc hỗ trợ người dùng thao tác chỉnh sửa trên các file văn bản chữ thì gedit còn hỗ trợ trong việc biên tập các chương trình đối với lập trình viên.

Gedit hỗ trợ cho bạn các thao tác khá dễ dàng trên giao diện đồ họa như mở file, lưu file, xóa file, thoát khỏi trình soạn thảo…

Nếu bạn là một lập trình viên thì việc sử dụng gedit là một lựa chọn sáng suốt vì nó tích hợp nhiều công cụ rất mạnh và hữu ích. Tuy nhiên, để có thể phát huy được hết những tính năng của nó thì việc cài đặt thêm những plugin là một điều nên làm. Một số plugin phổ biến và hữu dụng như Bracket Completion (tự động đóng Bracket), Charmap (chèn ký tự từ bản đồ ký tự), Code Comment (đánh dấu ghi chú bằng phím tắt), Join lines / Split lines (nối, cắt dòng với Control+J hoặc Shift+Control+J), Session Saver (lưu lại một phiên bản làm việc), Smart Spaces (tự động sắp xếp bằng phím tắt)…

Ngoài những trình soạn thảo thường sử dụng được nêu trên còn rất nhiều trình soạn thảo khác khá phổ biến như Emacs, Kate, Geany, Kwrite, Nedit, Scribes, SciTE, Medit, Gtkedit…Tuy nhiên, mỗi trình soạn thảo hỗ trợ những chức năng khác nhau, do vậy tùy theo yêu cầu thực tế mà việc bạn nên lựa chọn một trình soạn thảo nào phù hợp với nhu cầu cho mình để sử dụng.

Nguồn Internet

You Like It!? Then kindly share with your Friends.