Theo tác giả điều kiện để đưa bạn đến thành công, là gì

Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận trọn vẹn những giá trị của bản thân khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình. Viên đá đầu tiên và cần thiết nhất của nền tảng đó là sự trung thực. Dưới đây là đề đọc hiểu Sự trung thực là nền tảng cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo để hiểu thêm những thông điệp mà tác phẩm mang lại nhé!

Đọc hiểu Sự trung thực là nền tảng cơ bản

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”- Ramsey Clark.

Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận trọn vẹn những giá trị của bản thân khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình. Viên đá đầu tiên và cần thiết nhất của nền tảng đó là sự trung thực.

Vì sao tôi lại xem trọng tính trung thực đến thế? Đó là bởi vì tôi đã phải mất một thời gian rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗ lực tìm kiếm sự thành công và hoàn thiện bản thân tôi. Tôi không phải là một kẻ hay nói dối, một kẻ tham lam, một tên trộm mà tôi chỉ thiếu tính trung thực mà thôi. Giống như nhiều người khác, tôi cũng quan niệm “Ai cũng thế cả mà”, một chút không trung thực không có gì là xấu cả. Tôi đã tự lừa dối mình. Dù muộn màng, nhưng rồi tôi cũng khám phá ra rằng không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường. Ngay sau đó, tôi quyết định sẽ ngay thẳng, chính trực trong tất cả mọi việc. Đó là một lựa chọn quan trọng làm thay đổi cuộc đời tôi.

(Theo Hal Urban,“Những bài học cuộc sống”,www wattpad.com)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?

Câu 2. Vì sao tác giả lại cho rằng:“Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực”?

Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói:“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”?

Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả: “không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường”hay không? Vì sao?

Câu 5. Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh, chị? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 7 – 10 dòng)

Đáp án:

Câu 1:

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2:

Vì:

- Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv… là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình trên con đường tìm đến thành công.

- Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân mình…

Câu 3:

“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”:

- Sự trung thực: là thật thà, ngay thẳng, đúng với sự thật, không làm sai lạc đi; trái ngược với sự dối trá…

- Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền vững, lâu dài.

Câu 4:

- Học sinh có thể đưa ra ý kiến riêng và có lí giải hợp lí.

Có thể đưa ra ý kiến đồng tình và lí giải:

+ Không trung thực sẽ đánh mất niềm tin của mọi người dành cho mình; sẽ không đạt được kết quả mình mong muốn trong công việc cũng như trong cuộc sống…

+ Không trung thực sẽ có lợi trước mắt nhưng làm ảnh hưởng đến người khác và để lại hậu quả về sau…

+ Người không trung thực sẽ sống không thanh thản, không vui vẻ … )

Câu 5.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.

* Cách giải:

- Học sinh có thể rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân mình từ đoạn trích trên và viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp đó.

Gợi ý: Thông điệp có ý nghĩa nhất: Mỗi người cần sống trung thực với chính mình.

Đoạn văn có thể triển khai theo các ý sau:

- Trung thực là thật thà, ngay thẳng, không gian dối.

- Trung thực với chính mình là nghiêm túc và chân thành nhìn lại bản thân mình để tìm ra những điểm tích cực cần phát huy cũng như các điểm cần sửa chữa.

- Con người cần sống trung thực với chính mình vì:

+ Trung thực giúp con người tiến bộ hơn

+ Trung thực giúp con người lựa chọn đúng đắn hơn đường đi cho mình, mối quan hệ trong xã hội

>>> Xem thêm: Nghị luận về tính trung thực

Theo tác giả điều kiện để đưa bạn đến thành công, là gì

Phần đọc hiểu chiếm 30% số điểm trong bài thi. Nếu các em làm tốt phần này các em mới có cơ hội đạt điểm cao. Những bài tập đọc hiểu thầy đăng lên website này cũng chỉ có mục đích giúp các em có thêm nguồn tài liệu để làm tốt Đọc hiểu. Chúc các em sức khỏe, giàu kỹ năng và kinh nghiệm, kiến thức, chuẩn bị tốt cho kỳ thi Quốc Gia.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”- Ramsey Clark.

Trung thực- ứng xử cao nhất của sự tôn trọng.

Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận trọn vẹn những giá trị của bản thân khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình. Viên đá đầu tiên và cần thiết nhất của nền tảng đó là sự trung thực.

Vì sao tôi lại xem trọng tính trung thực đến thế? Đó là bởi vì tôi đã phải mất một thời gian rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗ lực tìm kiếm sự thành công và hoàn thiện bản thân tôi. Tôi không phải là một kẻ hay nói dối, một kẻ tham lam, một tên trộm mà tôi chỉ thiếu tính trung thực mà thôi. Giống như nhiều người khác, tôi cũng quan niệm “Ai cũng thế cả mà”, một chút không trung thực không có gì là xấu cả. Tôi đã tự lừa dối mình. Dù muộn màng, nhưng rồi tôi cũng khám phá ra rằng không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường. Ngay sau đó, tôi quyết định sẽ ngay thẳng, chính trực trong tất cả mọi việc. Đó là một lựa chọn quan trọng làm thay đổi cuộc đời tôi.

            (Theo Hal Urban, “Những bài học cuộc sống”)        

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2: Giải thích ý nghĩa câu nói: “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”?  

Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực? 

Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với ý kiến: “một chút không trung thực không có gì là xấu cả” ? Giải thích? 

ĐÁP ÁN BÀI TẬP ĐỌC HIỂU

Câu 1. Chính luận

Câu 2. 

Sự trung thực được hiểu là sự ngay thẳng, thật thà, đúng với sự thật, không làm sai lạc; trái ngược với sự dối trá…

Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền vững, lâu dài và phát triển. Bởi vậy nó là nền tảng để tạo uy tín và niềm tin với người khác.

Câu 3.

Vì:

– Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv..  là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình trên con đường tìm đến thành công.

– “Nhưng vẫn chưa đủ” bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân mình..

-> Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công (đạt được ước mơ, sống thoải mái, thanh thản, hạnh phúc)

Câu 4. 

– Không đồng tình.

– Không trung thực – dù lớn hay nhỏ thì cũng làm con người mất giá trị. Một lần không trung thực và không khắc phục, chế ngự nó thì nó sẽ dẫn đến sự tàn phá nhân cách, phẩm giá, biến chúng ta thành kẻ dối trá. Bởi vậy hãy dập tắt ngay sự thiếu trung thực dù chỉ là một việc rất nhỏ.

Lưu ý: Hs có thể làm theo cách khác. Ví dụ: không đồng tình; hoặc vừa đồng tình, vừa không đồng tình.

Thầy Phan Danh Hiếu

Theo tác giả điều kiện để đưa bạn đến thành công, là gì
Theo tác giả điều kiện để đưa bạn đến thành công, là gì