Bao hiem y tế thanh toán tiền tho oxy năm 2024

Tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng hội Y học Việt Nam vừa tổ chức hội nghị phổ biến và hướng dẫn thực hiện Thông tư số 20/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).

Phát biểu tại hội nghị, GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thuốc là cấu phần quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong khám chữa bệnh cũng như thanh toán BHYT.

Bao hiem y tế thanh toán tiền tho oxy năm 2024

Thời gian qua để khắc phục một số khó khăn vướng mắc liên quan đến danh mục và các quy định về thanh toán thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, cũng như cần mở rộng thuốc cho y tế cơ sở để nâng cao quyền lợi và tăng cường tiếp cận thuốc BHYT cho người bệnh và có bước chuẩn bị kịp thời cho diễn biến khó lường của dịch bệnh COVID-19, kể cả trong trường hợp trở thành bệnh lý truyền nhiễm và được chuyển sang thanh toán từ quỹ BHYT, Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các đơn vị liên quan tiến hành đánh giá, xây dựng và ban hành Thông tư số 20/2022/TT-BYT.

Thông tư này có hiệu lực vào ngày 1/3/2023 để thay thế Thông tư số 30/2018/TT-BYT, Thông tư số 01/2020/TT-BYT và Thông tư 20/2020/TT-BYT.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết Thông tư mới ban hành có những điểm mới cụ thể như sau:

  • Thông tư đã bổ sung căn cứ chỉ định thuốc được thanh toán BHYT theo Dược thư Quốc gia mới nhất (trước đây chỉ căn cứ vào hồ sơ đăng ký thuốc và/hoặc hướng dẫn chẩn đoán điều trị của BYT).
  • Thông tư đã làm rõ quy định thanh toán đối với thuốc ung thư và hướng dẫn cụ thể và bổ sung các căn cứ thanh toán chi phí thuốc được bào chế, pha chế tại bệnh viện.
  • Đối với các hướng dẫn, Thông tư này đã bổ sung hướng dẫn thanh toán BHYT đối với khí y tế như oxy, nitric oxid; thuốc phóng xạ và chất đánh dấu và đặc biệt bổ sung hướng dẫn thanh toán đối với thuốc sử dụng trong hội chẩn từ xa đối với trường hợp cấp cứu mà không phụ thuộc vào hạng bệnh viện; bên cạnh đó là bổ sung hướng dẫn thanh toán trong giai đoạn dịch bệnh nhóm A (bao gồm dịch bệnh COVID-19) mà người bệnh không đến được cơ sở khám chữa bệnh.

Về Danh mục thuốc: Thông tư đã bổ sung mới các thuốc có trong hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoặc hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y tế để điều trị đối với: Bệnh do COVID-19 gây ra, bệnh mắc phải sau nhiễm COVID-19 và biến chứng sau tiêm vaccine phòng COVID-19;

Thông tư cũng đã bổ sung các chỉ định của thuốc Tacrolimus được đề xuất của rất nhiều các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cũng như từ người bệnh và các cử tri kiến nghị (TP HCM, Huế…) đặc biệt trong điều trị Hội chứng thận hư kháng thuốc ở trẻ em.

Đối với phạm vi thanh toán thì Thông tư đã mở rộng phạm vi thanh toán cho một số thuốc cho cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới, gồm bệnh viện hạng II: 01 thuốc, bệnh viện hạng III, IV: 05 thuốc; Mở rộng cho tuyến xã: 38 thuốc.

Trong đó, 38 thuốc mở rộng thanh toán, 4 thuốc cho phép được cấp phát thuốc tại trạm y tế xã.

Bộ Y tế cho biết trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ tiếp tục đánh giá, nghiên cứu để kịp thời điều chỉnh, bổ dung danh mục thuốc được thanh toán BHYT để đáp ứng ngày càng tốt hơn quyền lợi của người tham gia BHYT.

Ban hành kèm theo Thông tư là Phụ lục về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá ngày giường, giá các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm.

Theo đó, giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm: Giá dịch vụ khám bệnh, hội chẩn, giá dịch vụ ngày giường bệnh, giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm, bổ sung ghi chú của một số dịch vụ kỹ thuật.

Giá dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng phương pháp vô cảm gây tê chưa bao gồm chi phí thuốc và oxy sử dụng cho dịch vụ. Chi phí thuốc và oxy thanh toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội và người bệnh theo thực tế sử dụng và kết quả đấu thầu mua sắm của đơn vị.

Đối với Bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I, giá dịch vụ khám bảo hiểm y tế theo thông tư cũ (Thông tư 13) là 38.700 đồng/lượt, giá dịch vụ khám bảo hiểm y tế theo thông tư mới (Thông tư 22) là 42.100 đồng/lượt. Ở Bệnh viện hạng II, con số này lần lượt là 34.500 đồng/lượt và 37.500 đồng/lượt. Trạm y tế xã là 27.500 đồng/lượt và 30.100 đồng/lượt…

Như vậy, so với mức giá cũ, giá khám bệnh mới cao hơn khoảng 10%. Theo các bệnh viện, như vậy sẽ tăng thêm nguồn thu từ bảo hiểm y tế để nâng chất lượng dịch vụ.

Thông tư nêu rõ nguyên tắc áp dụng giá dịch vụ với các cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng bảo hiểm y tế, viện có giường bệnh, trung tâm y tế có chức năng khám chữa bệnh, được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức.

Theo Thông tư này, người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh trước ngày 17-11-2023 và ra viện, hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú sau ngày 17-11-2023 tiếp tục được áp dụng mức giá dịch vụ khám chữa bệnh trước thời điểm thực hiện giá mới này.

Thông tư hướng dẫn giá khám bệnh, hội chẩn; giá dịch vụ ngày giường bệnh; giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm; bổ sung ghi chú của một số dịch vụ kỹ thuật.

Giá dịch vụ ngày giường bệnh bảo hiểm y tế cao nhất 867.500 đồng (bệnh viện hạng đặc biệt), thấp nhất là 64.100 đồng (trạm y tế xã). Tương tự, mức giá này so với mức giá cũ tăng hơn 10%.

Cũng theo Thông tư này, giá dịch vụ ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng được áp dụng tối đa không quá 10 ngày sau một lần phẫu thuật. Từ ngày thứ 11 sau phẫu thuật trở đi sẽ áp dụng mức giá ngày giường nội khoa theo các khoa tương ứng được quy định tại thông tư.

Giá dịch vụ ngày giường bệnh được tính cho 1 người/1 giường. Trường hợp ở cùng một thời điểm phải nằm ghép 2 người/giường chỉ được thanh toán 1/2 mức giá dịch vụ ngày giường bệnh tương ứng. Trường hợp nằm ghép từ 3 người trở lên, chỉ được thanh toán 1/3 mức giá ngày giường bệnh tương ứng.

Trường hợp người bệnh nằm trên băng ca, giường gấp áp dụng mức bằng 50% giá dịch vụ ngày giường bệnh theo từng loại chuyên khoa quy định.

Trường hợp người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế nhưng có sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, người bệnh được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện; người bệnh chi trả thêm phần ngoài phạm vi bảo hiểm y tế.

Thông tư này quy định giá của gần 2.000 dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng tại các bệnh viện. Hầu hết các mức giá này đều điều chỉnh tăng.

Chẳng hạn, giá dịch vụ siêu âm đơn thuần theo quy định mới là 49.300 đồng (giá cũ là 43.900 đồng), cao nhất là siêu âm trong lòng mạch hoặc đo dự trữ lưu lượng động mạch vành FFR có giá 2.023.000 đồng (giá cũ là 1.998.000 đồng).

Giá một lần chụp X-quang thường (1 tư thế) là 53.200 đồng (giá cũ là 50.200 đồng)…

Giá một lần chụp CT Scanner 64 dãy đến 128 dãy có thuốc cản quang là 1.712.000 (giá cũ là 1.701.000 đồng).

Trong cùng một lần đến khám bệnh tại cùng một cơ sở y tế, người bệnh sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa khác, từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của một lần khám bệnh, mức thanh toán tối đa chi phí khám bệnh của người đó không quá 2 lần mức giá của 1 lần khám bệnh.

Người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh, đã được khám bệnh, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó có biểu hiện bất thường, đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để khám lại ngay trong ngày hôm đó và được tiếp tục thăm khám, lần khám này được coi như là lần khám thứ 2 trở đi trong một ngày.

Đối với các bàn khám thực hiện khám trên 65 lượt/ngày, cơ quan Bảo hiểm Xã hội chỉ thanh toán bằng 50% mức giá khám bệnh từ lượt khám thứ 66 trở lên của bàn khám đó.