Thế nào là ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng cho Ví dụ minh hoa

Phân biệt ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng.

 Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng

  Ứng động sinh trưởng Ứng động không sinh trưởng
Đặc điểm Tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại mặt trên và mặt dưới các cơ quan như phiến lá, cánh hoa. Không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào thực vật.
Tác nhân Các kích thích không định hướng từ ngoại cảnh: nhiệt độ, ánh sáng. Sự biến đổi sức trương nước trong các tế bào và trong các cấu trúc chuyên hóa hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học.
Ví dụ Vận động nở hoa Lá cây trinh nữ cụp lại khi bị chạm vào, hoạt động “bắt mồi” của các cây gọng vó.

I. KHÁI NIỆM ỨNG ĐỘNG

- Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng.

+ Ví dụ: Hoa của cây nghệ tây và hoa tulip nở vào buổi sáng và khép lại lúc chạng vạng tối.

- Sự vận động cảm ứng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của cơ quan

+ Ví dụ: Khi các tế bào mặt trên sinh trưởng nhanh hơn thì cơ quan uốn cong xuống (hoa nở) và ngược lại (hoa đóng).

- Tùy thuộc vào các tác nhân kích thích, ứng động được chia thành: quang ứng động, hóa ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động, thủy ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương…

II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG

1. Ứng động sinh trưởng

- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa…) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ…).

a) Quang ứng động

- Ứng động nở hoa: Hoa Bồ công anh nở buổi sáng và đóng lại vào buổi tối.

- Ứng động của lá: Lá me, cỏ 3 lá khép lại khi chiều tối.

$ \Rightarrow$ Tác nhân: ánh sáng đến từ mọi phía.

$ \Rightarrow$ Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của hoa, lá vào những thời điểm khác nhau.

b) Nhiệt ứng động

- Ví dụ: Hoa Tulip

+ Giảm 10C $ \rightarrow$ hoa khép lại

+ Tăng 30C $ \rightarrow$ hoa nở ra

$ \Rightarrow$ Tác nhân: nhiệt độ môi trường

$ \Rightarrow$ Cơ chế: Do sinh trưởng của các tế bào ở mặt trên cánh hoa nhanh hơn $ \rightarrow$ hoa nở. Ngược lại $ \rightarrow$ hoa khép.

2. Ứng động không sinh trưởng

- Là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào trên cơ quan thực vật.

a) Ứng động sức trương

- Là vận động xảy ra do sự thay đổi hàm lượng nước trong các tế bào hoặc các vùng chuyên hóa của các cơ quan.

+ Ví dụ: phản ứng cụp lá của cây trinh nữ $ \rightarrow$ Nguyên nhân: sức trương của nửa dưới chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào các mô bên cạnh.

+ Ví dụ: phản ứng đóng mở khí khổng của lá $ \rightarrow$ Nguyên nhân: do sự biến động hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.

b) Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động

- Ví dụ: Vận động bắt mồi của cây gọng vó, cây bắt ruồi.

- Ứng động tiếp xúc: Côn trùng đậu trên cây gọng vó tạo ra tác động cơ học (gọi là tác nhân kích thích cơ học). Lông tuyến của cây gọng vó phản ứng bằng cách uốn cong và tiết axit phoocmic. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích $ \rightarrow$ Cơ chế: sóng lan truyền kích thích.

- Hóa ứng động: Côn trùng đậu trên cây gọng vó. Các hợp chất chứa Nitơ trong cơ thể côn trùng là tác nhân kích thích hóa học. Đầu sợi lông là nơi tiếp nhận kích thích $ \rightarrow$ Phản ứng: Bằng cách gập lông lại giữ con mồi và tiết dịch tiêu hóa con mồi.

3. Vai trò của ứng động

- Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường, bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển.

  • Thế nào là ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng cho Ví dụ minh hoa
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!



Bài 24: Ứng động

Video Giải Bài 4 trang 104 SGK Sinh 11 - Cô Nguyễn Thị Hồng Nhiên (Giáo viên VietJack)

Bài 4 (trang 104 SGK Sinh 11): Phân biệt ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng.

Lời giải:

Quảng cáo

Ứng động sinh trưởngỨng động không sinh trưởng
Đặc điểm Tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại mặt trên và mặt dưới các cơ quan như phiến lá, cánh hoa,… Không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào thực vật.
Tác nhân Các kích thích không định hướng từ ngoại cảnh: nhiệt độ, ánh sáng,… Sự biến đổi sức trương nước trong các tế bào và trong các cấu trúc chuyên hóa hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học.
Ví dụ Vận động nở hoa Lá cây trinh nữ cụp lại khi bị chạm vào, hoạt động “bắt mồi” của các cây gọng vó.

Quảng cáo

Xem thêm Giải bài tập Sinh học 11 Bài 24: Ứng động khác

  • Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 24 trang 102: So sánh tìm sự khác biệt trong phản ứng hướng sáng của cây (hình 23.1a) và vận động nở hoa (hình 24.1).

  • Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 24 trang 103: Quan sát hình 24.2 và cho biết hiện tượng gì xảy ra khi va chạm vào cây trinh nữ.

  • Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 24 trang 104: Hãy nêu vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật.

  • Bài 1 (trang 104 SGK Sinh 11): Ứng động sinh trưởng là gì?

  • Bài 2 (trang 104 SGK Sinh 11): Cơ quan nào của hoa có ứng động sinh trưởng?

  • Bài 3 (trang 104 SGK Sinh 11): Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào?

  • Bài 4 (trang 104 SGK Sinh 11): Phân biệt ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng.

  • Bài 5 (trang 104 SGK Sinh 11): Nêu vai trò của ứng động đối với đời sống của thực vật.

  • Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24: Ứng động

  • Thế nào là ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng cho Ví dụ minh hoa
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán 11 có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa 11 có đáp án chi tiết
  • Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý 11 có đáp án
  • Kho trắc nghiệm các môn khác

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Thế nào là ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng cho Ví dụ minh hoa

Thế nào là ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng cho Ví dụ minh hoa

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


ung-dong.jsp



Các loạt bài lớp 11 khác

  • Soạn Văn 11
  • Soạn Văn 11 (bản ngắn nhất)
  • Văn mẫu lớp 11
  • Giải bài tập Toán 11
  • Giải bài tập Toán 11 nâng cao
  • Bài tập trắc nghiệm Đại số và Giải tích 11 (100 đề)
  • Bài tập trắc nghiệm Hình học 11
  • Đề kiểm tra Toán lớp 11 (40 đề)
  • Giải bài tập Vật lý 11
  • Giải bài tập Vật lý 11 nâng cao
  • Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11 (70 đề)
  • Giải bài tập Hóa học 11
  • Giải bài tập Hóa học 11 nâng cao
  • Chuyên đề Hóa học 11
  • Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 (70 đề)
  • Giải bài tập Sinh học 11
  • Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 (45 đề)
  • Chuyên đề Sinh học 11
  • Giải bài tập Địa Lí 11
  • Giải bài tập Địa Lí 11 (ngắn nhất)
  • Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 11
  • Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 (30 đề)
  • Đề kiểm tra Địa Lí 11 (72 đề)
  • Giải bài tập Tiếng anh 11
  • Giải sách bài tập Tiếng Anh 11
  • Giải bài tập Tiếng anh 11 thí điểm
  • Giải bài tập Lịch sử 11
  • Giải bài tập Lịch sử 11 (ngắn nhất)
  • Giải tập bản đồ Lịch sử 11
  • Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 11 (50 đề)
  • Giải bài tập GDCD 11
  • Giải bài tập GDCD 11 (ngắn nhất)
  • Bài tập trắc nghiệm GDCD 11 (38 đề)
  • Giải bài tập Tin học 11
  • Giải bài tập Công nghệ 11