Thay đổi kết cấu xe máy bị phạt bao nhiêu năm 2024

Khoản 1, 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ như sau:

1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ôtô chở khách.

2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điểm a, c, j, Khoản 5, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
  1. Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
  1. Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;

Như vậy, việc tự ý thay đổi kết cấu xe gắn máy trái quy định khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

Để chiếc xe của mình sở hữu được đẹp và độc lạ hơn, nhiều người đã chọn cách tự ý “độ” thêm nhiều phụ kiện dẫn đến làm thay đổi kết cấu của xe. Tuy nhiên, đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu cố tình vi phạm, người thực hiện hành vi này sẽ bị phạt thế nào?

Không được phép tự ý thay đổi kết cấu xe

Theo khoản 1 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Theo đó, mỗi chiếc xe được sản xuất và lưu thông trên đường đều phải đảm bảo theo các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Mặt khác, khoản 2 Điều 55 Luật này cũng quy định:

2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, chủ phương tiện không được phép tự thay đổi kết cấu của xe làm thay đổi thiết của xe đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ lại không giải thích cụ thể thế nào là thay đổi kết cấu của xe. Do đó, cần căn cứ trực tiếp vào các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ để xác định các trường hợp cụ thể bị coi là thay đổi kết cấu xe.

Thay đổi kết cấu xe máy bị phạt bao nhiêu năm 2024

Mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe (Ảnh minh họa)

Lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định nêu trên, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu xe không đúng với thiết kế xe đã được phê duyệt. Đây là hành vi tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, rất dễ gây tai nạn giao thông. Do đó, việc thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

* Đối với xe máy:

Hành vi

Mức phạt đối với chủ phương tiện

Căn cứ

Cá nhân

Tổ chức

Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

800.000 - 02 triệu đồng

1,6 - 04 triệu đồng

Điểm a khoản 5 Điều 30

Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

Điểm c khoản 5 Điều 30

* Đối với ô tô:

Hành vi

Mức phạt đối với chủ phương tiện

Căn cứ

Cá nhân

Tổ chức

Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

02 - 04 triệu đồng

04 - 08 triệu đồng

Điểm a khoản 7 Điều 30

Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;

06 - 08 triệu đồng

12 - 16 triệu đồng

Điểm a khoản 9 Điều 30

Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách;

Điểm b khoản 9 Điều 30

Trên đây là thông tin về mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

Lời thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu 2023?

Thứ nhất: Đối với lỗi thay đổi kết cấu của xe máy Đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng; Đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô: phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Thay đổi kết cấu xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Như vậy, theo quy định của pháp luật, thay đổi kết cấu cho xe máy là hành vi không được cho phép, ngoài ra cá nhân vi phạm còn bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trên.

Thay đổi kết cấu dàn áo xe phạt bao nhiêu?

Câu hỏi 2: Mức phạt khi tự ý thay đổi kết cấu của xe "1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.

Lỗi không gương xe máy phạt bao nhiêu tiền 2023?

Quy định phạt lỗi không gương mới nhất năm 2023. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe không gắn gương chiếu hậu khi tham gia giao thông sẽ bị phạt hành chính. Cụ thể, mức phạt tiền từ 300 - 400 nghìn đồng.