Than đá trong nước xuất khẩu là loại hình gì năm 2024

Chúng tôi dự định sẽ xuất khẩu một số mặt hàng đồ mỹ nghệ làm bằng than đá như: tượng, bàn uống nước. Tư vấn giúp chúng tôi về thủ tục làm Hải quan xuất khẩu các mặt hàng này cần có những giấy tờ gì? Thủ tục như thế nào? Có cần phải xin giấy phép xuất khẩu hay không?

Tham khảo hướng dẫn tại công văn số 1629/BCT-TCNL ngày 26/02/2016 của Bộ Công thương thì thủ tục xuất khẩu sản phẩm làm từ than căn cứ vào điều 5 Thông tư số 15/2013/TT-BCT ngày 15/07/2013 của Bộ Công thương.

Căn cứ điều 5 Thông tư số 15/2013/TT-BCT ngày 15/07/2013 của Bộ Công thương quy định:

“Điều 5. Thủ tục xuất khẩu than

1. Doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất khẩu than, ngoài các chứng từ theo quy định của Hải quan, cần phải xuất trình các loại giấy tờ sau:

  1. Phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của lô than xuất khẩu, do một phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp.
  1. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của than xuất khẩu.

2. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của than xuất khẩu gồm:

  1. Đối với doanh nghiệp khai thác than: Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
  1. Đối với doanh nghiệp chế biến than: Giấy chứng nhận đầu tư cơ sở chế biến than và Hợp đồng mua than có nguồn gốc hợp pháp để chế biến.
  1. Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu than: Hợp đồng mua bán kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng ủy thác xuất khẩu than ký với doanh nghiệp nêu tại điểm a hoặc điểm b khoản này; hoặc chứng từ hợp lệ mua than do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại.

3. Khi làm thủ tục thông quan, nếu có cơ sở nghi vấn lô hàng than xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Thông tư này, Hải quan cửa khẩu có quyền cho thông quan, đồng thời tiến hành lập Biên bản và lấy lại mẫu than để kiểm tra. Việc kiểm tra do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra khẳng định sự nghi vấn là có cơ sở thì doanh nghiệp xuất khẩu phải bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành và chịu các chi phí thử nghiệm. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định thì chi phí thử nghiệm do Hải quan cửa khẩu chịu”.

Trong khi mỗi năm nhập hàng chục triệu tấn than về cho sản xuất công nghiệp, mỗi năm TKV xuất khẩu gần 2 triệu tấn than.

Lý do, than dành cho xuất khẩu là than chất lượng cao, giá trị cao. Than xuất khẩu chủ yếu là than cục, than cám (cám 1, 2 và 3), loại than chất lượng cao được sản xuất đồng thời với chủng loại than khác theo dây chuyền công nghệ. Đây là loại than trong nước không có nhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng không hết và còn dư. Khả năng sản xuất của TKV với loại than này bình quân khoảng 2- 2,1 triệu tấn một năm.

Thực tế, cơ cấu than xuất khẩu đã giảm từ 17 triệu tấn năm 2011 xuống còn quanh 1 triệu tấn giai đoạn 2016 - 2020.

Tập đoàn này cho rằng, nhu cầu trong nước không tiêu dùng hết than chất lượng cao, nên việc tiếp tục cho phép xuất khẩu sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, giúp TKV ổn định sản xuất kinh doanh và tăng nộp ngân sách. Bởi, một tấn than cục, than cám chất lượng cao xuất khẩu có giá trị tương đương 2-2,5 tấn than tham cho sản xuất điện. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tăng nộp ngân sách.

Việc tiếp tục cho phép xuất khẩu than chất lượng cao nhận được đồng tình từ Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - cơ quan chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại TKV.

Tuy nhiên, do nhu cầu nhập khẩu than ước tính 70-75 triệu tấn mỗi năm trong 5 năm tới và khối lượng nhập khẩu vượt xa khả năng sản xuất trong nước, nên Uỷ ban này đề nghị TKV nhanh chóng xác định, hoạch định các giải pháp kỹ thuật để từng bước chuyển đổi mô hình tập đoàn này từ "sản xuất than" sang "sản xuất - thương mại than".

Bộ Kế hoạch & Đầu tư khi góp ý, đề nghị TKV phân tích, đánh giá việc kinh doanh, sử dụng than khai thác làm nguyên liệu cho sản xuất điện, phân bón... cũng như việc xuất khẩu, nhập khẩu theo cơ cấu thị trường, sản phẩm.

Còn Bộ Công Thương muốn "ông lớn" ngành than đánh giá kỹ hơn việc cung ứng than cho sản xuất điện, phân bón khi còn tồn tại, khó khăn thời gian qua.

Việc cung ứng than cho điện chưa đảm bảo cũng được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nêu trong báo cáo tổng kết tuần trước. Ông Nguyễn Tài Anh, Phó tổng giám đốc EVN cho biết, tổng khối lượng than cấp năm nay của TKV là 16,8 triệu tấn, đạt gần 97% hợp đồng, và Tổng công ty Đông Bắc chỉ đạt hơn 82%, với 5,23 triệu tấn.

Đầu năm, giá than thế giới tăng cao, nguồn nhập khẩu hạn chế nên TKV và Tổng công ty Đông Bắc không nhập đủ để sản xuất pha trộn, cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Các tháng cuối năm, Tổng công ty Đông Bắc cấp than pha trộn hoàn toàn cho các nhà máy nhiệt điện và dừng cấp cho các các nhà máy điện Nghi Sơn 1, Thái Bình nên tồn kho than rất thấp. Việc này, theo ông Tài Anh, sẽ ảnh hưởng lớn cho sản xuất điện mùa khô 2023.

Cũng theo tờ trình, giai đoạn 2021-2025, dự báo tổng lượng than thương phẩm sản xuất của TKV khoảng hơn 200 triệu tấn. Bình quân mỗi năm TKV sẽ tăng khai thác khoảng trên 1,3 triệu tấn than, nhờ một số dự án đầu tư mỏ sẽ hoàn thành, vận hành sản xuất như khai thác hầm lò dưới mức -150 mỏ Mạo Khê; dự án mở rộng, nâng công suất mỏ Na Dương; dự án cải tạo mở rộng khai thác lộ thiên Tây Khe Sim...

Với sản phẩm đồng tấm, hiện dự án mở rộng, nâng cấp công suất Nhà máy luyện đồng Lào Cai đã hoàn thành, nâng năng lực sản xuất đồng tấm từ 10.000 tấn mỗi năm lên 25.000 tấn và sẽ đạt 30.000 tấn trong 3 năm tới.

Dự báo tình hình kinh tế trong nước vẫn tiềm ẩn khó khăn, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng, sau khi được Thủ tướng phê duyệt kế hoạch này, TKV cần triển khai giải pháp, huy động tối đa nguồn lực sẵn có, nguồn lực ngoài tập đoàn để đầu tư, phát triển, nhấ là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính.

Uỷ ban này cũng cho rằng, TKV cần đẩy mạnh đầu tư việc thăm dò các loài khoáng sản để chuẩn bị đủ tài nguyên, trữ lượng; bám sát nhu cầu thị trường để điều hành sản xuất hợp lý để giảm lượng than tồn kho, nâng cao công tác dự báo để có kế hoạch, hoạt động sản xuất sát thực tế...

Doanh nghiệp cũng cần áp dụng đồng bộ giải pháp kỹ thuật, quản lý để tiết kiệm tài nguyên, chi phí trong các khâu thăm dò, khai thác, chế biến, kinh doanh than, khoáng sản...