Thạch tiên thảo là gì

Tên thường gọi: Còn gọi là cây thạch đen, lương phấn thảo, tiên nhân thảo, tiên thảo, tiên nhân đông, sương sáo, thủy cẩm..

Tên tiếng Trung: 仙草 (tiên thảo), 涼粉草 (lương phấn thảo)

Tên khoa học: Mesona chinensis Benth.

Họ khoa học: Thuộc họ hoa môi Lamiaceae.

Cây xương sáo

(Mô tả, hình ảnh cây xương sáo, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả:

Thạch tiên thảo là gì
Cây xương sáo không chỉ được biết đến với món thạch đen quen thuộc mà còn là một cây thuốc quý. Cây thảo hằng năm cao 15-45cm hay hơn, ít phân nhánh, có lông thô rậm. Lá mọc đối, nguyên, dày, hình trứng hoặc hình thuôn dài dạng trứng, thon hẹp ở gốc, nhọn ở chóp, dài 2-4 (6)cm, rộng 1-1,5cm, mép có răng; cuống dài 0,8-2cm. Cụm hoa ở ngọn, khá dày đặc vào lúc hoa nở, kéo dài ra và dài tới 10 (13)cm có lá bắc màu hồng ở gốc, hoa có cuống dài, có lông; đài có lông, 3 răng ở môi trên; tràng trắng hay hồng nhạt, môi trên 3 thuỳ, môi dưới to; nhị 2, thò dài, chỉ nhị tím. Quả bế nhẵn, thuôn, dài 0,7mm.

Ra hoa vào mùa thu, mùa đông.

Phân bố:

Loài của Nam Trung Quốc

Ở nước ta cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở cùng An Giang để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát, thu hái toàn cây trừ bỏ rễ, mùa thu hoạch gần như quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa.

Thành phần hoá học:

Lá vò cho ra chất pectrin đen đen.

Tác dụng dược lý

Thạch đen Cao Bằng còn có tác dụng chống lão hóa và giảm cholesterol trong máu. (Trung tâm Chuyển giao công nghệ và tư vấn đầu tư (Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch) đã triển khai đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm từ cây Thạch đen Cao Bằng thành hàng hóa”. )

Vị thuốc xương sáo

(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh)

Tính vị, tác dụng:

Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải thử.

Công dụng:

Nhân dân miền nam hay dùng thân và lá xương sáo say thành bột, thêm nước nấu kỹ, lọc lấy nước, thêm ít bột sắn hay bột gạo vào, nấu cho sôi lại, để nguội được một thứ keo đặc nhưng mềm, màu đen gọi là lương phấn để cho mau đông và dòn có khi người ta nấu còn thêm ít nước tro.

Dùng làm thuốc chữa cảm mạo, viêm khớp cấp, viêm thận, huyết áp cao, đái đường.

Liều dùng:

Dùng 30-60g, dạng thuốc sắc.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc xương sáo

Trị tiểu đường:

Sương sáo 30g, Biển súc (Rau đắng) 30g, Rung rúc 45g. Đun sôi lấy nước uống ngày một lần.

Tham khảo

Cách làm thạch xương sáo

Thạch sương sáo được làm từ một loại lá cây sương sáo. Chúng chỉ chế biến được sau khi đã được phơi thật khô. Thân và lá sương sáo được thu hoạch, phơi khô để tồn trữ.

- Để làm được món thạch sương sáo mất rất nhiều thời gian, phải rửa cành lá khô hết đất cát rồi cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, nắm vắt bỏ bã, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước, rồi đổ bột gạo vào quấy đều trên bếp lửa.

- Khi nào dung dịch đặc quánh lại, bắc ra đổ vào khay, sản phẩm để nguội sẽ đông lại, thạch sương sáo sau khi đông sẽ có một màu đen tuyền, bóng và giòn. Thông thường thạch sương sáo được ăn với nước đường và tinh dầu chuối.

- Từ thạch sương sáo người ta có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để chế biến ra nhiều loại khẩu vị khác nhau để tạo nên nhiều loại thức uống giải khát hợp với khẩu vị mỗi người như: Sương sáo nước cốt dừa, sương sáo hạt lựu, sương sáo hạt sen, sương sáo hột é, sương sáo nước đường…

Lưu ý khi dùng xương sáo

Hiện nay, ở nhiều nước châu Á người ta cho rằng, bột thân lá cây sương sáo có tác dụng lợi tiểu, nên họ đã dùng cây sương sáo thành loại bột được đóng gói sẵn. Bột lá cây sương sáo được bán dạng bột uống liền trong các cửa hàng thực phẩm chức năng và trong các siêu thị.

Còn ở Việt Nam trong thời gian gần đây, bột cây sương sáo và thạch sương sáo đã được nghiên cứu chế thành sương sáo tươi đóng hộp, bột sương sáo và bột sương sáo - hạt é. Với sương sáo đóng hộp, khi dùng có thể thêm đá, nước dừa hoặc sữa tươi tùy thích.

Dù có rất nhiều công dụng trong việc giúp tăng cường năng lượng khi điều trị với một số bệnh lý, nhưng nó cũng không hoàn toàn bổ ích cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh khi bị lạm dụng và dùng quá nhiều trong nhiều ngày. Với trẻ em ăn thạch xương sáo nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ protein trong cơ thể, làm giảm khả năng thèm ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Sương sáo bẩn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe

Tuy thạch sương sáo được bày bán rộng rãi ở bất cứ khu chợ nào, nhưng do nhiên liệu trong việc chế biến loại thạch này vẫn phổ biến được làm thủ công nên chất lượng cũng rất khó kiểm soát.

Nguy hại nhất là khi thạch sương sáo được sản xuất, bày bán ở những nơi ô nhiễm, mất vệ sinh. Đây được coi là ổ vi khuẩn mà khi đi vào cơ thể con người sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Đã có rất nhiều người phải đi cấp cứu vì ăn phải thạch bẩn hay thạch để quá lâu ngày. Nhiều loại thạch hiện nay còn được các cơ sở dùng hóa chất để khiến chúng dai và thơm hơn. Nếu ăn nhiều, lượng hóa chất sẽ tích tụ trong cơ thể và có thể sinh ra độc tố.

Vì thế, dù là loại thức uống giải khát được yêu thích nhất nhưng chúng ta cũng chỉ nên dùng có hạn lượng nhất định, và quan trọng nhất là thạch sương sáo phải được chế biến bởi những cơ sở sản xuất có uy tín hoặc được làm bởi chúng ta với việc thật sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Nơi mua bán vị thuốc Cây xương sáo đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Cây xương sáo ở đâu?

Cây xương sáo là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc Cây xương sáo được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.

Giá bán vị thuốc Cây xương sáo tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.

Tag: cay Cay xuong sao, vi thuoc Cay xuong sao, cong dung Cay xuong sao, Hinh anh cay Cay xuong sao, Tac dung Cay xuong sao, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Sương sáo (phương ngữ miền Nam), Thạch đen (phương ngữ miền Bắc) hoặc thủy cẩm Trung Quốc (danh pháp khoa học Platostoma palustre) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Carl Ludwig Blume miêu tả khoa học đầu tiên năm 1826 dưới danh pháp Mesona palustris. Năm 1997 A. J. Paton chuyển nó sang chi Platostoma.[3] Chúng mọc mạnh tại các khu vực Đông Á như đông nam Trung Quốc, Đài Loan, trên những vùng đất cỏ, đất cát và đất khô.[4]

Thạch tiên thảo là gì
Sương sáoPhân loại khoa họcGiới (regnum)Plantae(không phân hạng)Angiospermae(không phân hạng)Eudicots(không phân hạng)AsteridsBộ (ordo)LamialesHọ (familia)LamiaceaeChi (genus)PlatostomaLoài (species)P. palustreDanh pháp hai phầnPlatostoma palustre
(Blume) A.J.Paton, 1997 Danh pháp đồng nghĩa[2]

  • Geniosporum parviflorum Benth., 1830
  • Mesona chinensis Benth., 1861[1]
  • Mesona elegans Hayata, 1906
  • Mesona palustris Blume, 1826
  • Mesona parviflora (Benth.) Briq., 1897
  • Mesona philippinensis Merr., 1912
  • Mesona procumbens Hemsl., 1895
  • Mesona wallichiana Benth., 1848 [nom. illeg.]
  • Platostoma chinense (Benth.) A.J.Paton, 1997

Loài này được gọi là xiancao (仙草, "tiên thảo"), xianrenthao (仙人草, "tiên nhân thảo"), xianthaojiu (仙草舅, "tiên thảo cữu") theo tiếng quan thoại, sian-chháu (仙草, "tiên thảo") theo tiếng Mân Nam Đài Loan, và leung fan cao (涼粉草, "lương phấn thảo") trong tiếng Quảng Đông, หญ้าเฉาก๊วย trong tiếng Thái và được sử dụng chủ yếu để làm món thạch sương sáo[1].

Sương sáo là cây thân thảo, hằng niên, cao 15–100 cm. Lá mọc đối, nguyên, dày, mép có răng cưa.

 

Thạch sương sáo được xắt miếng

Khai thác như sương sâm, nhưng lá sương sáo chỉ chế biến được sau khi phơi khô. Thân và lá sương sáo được thu hoạch (phơi khô để tồn trữ), xay nát, nấu trong nước, lược và thêm bột (sắn, gạo). Sản phẩm để nguội sẽ đông lại, có màu đen tuyền được ăn với nước đường và tinh dầu (thường là tinh dầu chuối được tổng hợp).

Sương sáo được cho là có tính mát, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp.

  • Thạch sương sáo
  • Sương sâm
  • Sương sa
  • thạch găng
  • thạch rau câu

  1. ^ a b “仙草”. 台北市內雙溪森林藥用植物園編輯組. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2009. "本品加水與少許鹹共同煎汁,添加少許澱粉漿可製成仙草凍,是夏天常吃的清涼飲品"
  2. ^ Platostoma palustre (Blume) A.J.Paton. In: The Plant List (2013). Version 1.1. Published on the Internet; http://www.theplantlist.org/ [2015-7-18].
  3. ^ The Plant List (2010). “Platostoma palustre”. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ “Mesona chinensis in Flora of China”.

  •   Phương tiện liên quan tới Platostoma palustre tại Wikimedia Commons
  •   Dữ liệu liên quan tới Platostoma palustre tại Wikispecies
  • Trồng và chế biến cây thạch đen[liên kết hỏng]
  • Thủy cẩm Trung Quốc
  • Asian grass jelly Lưu trữ 2008-02-19 tại Wayback Machine
  • Indonesia Black Jelly Instant Powder

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sương_sáo&oldid=68230279”