Covid sống trên giấy bao lâu

Ngay cả khi đó là hành động không được lịch sự khi chào hỏi, hãy hạn chế bắt tay và tránh những tiếp xúc cơ thể nói chung.

Rửa sạch tay với dung dịch chứa cồn hoặc với xà phòng và nước, đặc biệt là trước khi chuẩn bị đồ ăn, trước khi vào bữa hoặc khi về nhà. Luôn luôn rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh hoặc khi tay dính bẩn.

Các mầm bệnh có thể dễ dàng truyền từ tay đến mắt, mũi, miệng. Hãy hạn chế chạm tay vào mặt.

Khi ho, hành động "lấy tay che miệng" là thói quen của nhiều người, nhưng nếu làm như vậy bạn sẽ khiến cho rất nhiều virus lan ra cơ thể và sau đó dính vào tay bạn. Do đó, hãy dùng khăn giấy hoặc tay áo khi ho hoặc hắt hơi.

Vứt giấy vệ sinh đã sử dụng ngay lập tức vào thùng rác - tốt nhất là thùng có túi rác mà bạn có thể buộc chặt và phân hủy thường xuyên. Sau đó hãy nhớ rửa tay thật sạch.

Trong phòng kín, một lượng lớn virus trong không khí có thể gia tăng mạnh mẽ.

Thường xuyên thông gió phòng (3 đến 4 lần một ngày trong vòng 10 phút) sẽ ngăn chặn điều này và giảm nguy cơ lây nhiễm.

Điều đó cũng cải thiện khí hậu trong nhà và giúp cho chất nhầy từ miệng và mũi khô lại.

Giữ khoảng cách với người khác khi ho ít nhất 1m để tránh tiết ra những giọt bắn mà chứa virus Corona gây ra COVID-19, trong trường hợp nhiễm bệnh. 

Nếu bạn bị sốt, ho hoặc khó thở, hãy đến gặp bác sĩ nhanh nhất có thể. Lưu ý: liên lạc đến Hotline Bộ Y Tế: 1900 9095 trước để được nghe hướng dẫn đến cơ sở y tế phù hợp tránh lây bệnh cho nhiều người. 

Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo chỉ nên đeo khẩu trang khi bạn đang chăm sóc với người bị nghi nhiễm COVID-19 hoặc khi bạn ho, hắt hơi. Trong trường hợp này, khẩu trang sẽ bảo vệ những người xung quanh bạn. Vui lòng tham khảo lời khuyên đeo khẩu trang đúng cách.

Tránh chia sẻ đồ vật và chạm vào bề mặt tại nơi công cộng vì chủng virus Corona có thể tồn tại trên bề mặt. Nếu bạn nghi ngờ đồ vật có khả năng lây nhiễm, hãy vệ sinh khử trùng chúng và rửa sạch tay.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CORONA VIRUS – Hiểu đúng để phòng chống nCoV hiệu quả

[ Cập nhật vào ngày 2/3/2021 ]

1. Virus corona là gì?

Virus corona là một họ virus lớn được tìm thấy ở cả động vật và người. Một số virus có thể gây bệnh cho người từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).

2. Virus corona “mới” là gì?

Virus corona “mới” là một chủng mới của virus corona chưa từng xác định được ở người trước đây. Virus mới này hiện gọi là 2019-nCoV, chưa từng được phát hiện trước khi dịch bệnh được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.

3. Virus mới này có giống như virus gây ra SARS không?

Không, virus nCoV cùng họ với virus gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) nhưng không phải là cùng một virus.

4. Nguy hiểm như thế nào?

Giống như các bệnh về đường hô hấp khác, nhiễm 2019-nCoV có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Bệnh có thể nặng ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở. Hiếm gặp hơn, bệnh có thể gây tử vong. Người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dễ bị bệnh nặng hơn.

5. Virus nCoV có thể lây truyền từ người sang người không?

Có, virus 2019-nCoV gây ra bệnh đường hô hấp và có thể lây truyền từ người sang người, thường là sau khi tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh.

6. Làm gì để bảo vệ bản thân?

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn: Vì rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn sẽ diệt virus nếu tay bạn có vi rút.

– Duy trì khoảng cách: Duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người có triệu chứng ho, hắt hơi và sốt.

Người nhiễm bệnh hô hấp như 2019-nCoV, khi ho hoặc hắt hơi sẽ bắn ra những giọt nhỏ chứa vi rút. Nếu ở quá gần, bạn có thể hít phải các giọt này và lây nhiễm virus.

– Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng: Tay chạm vào nhiều bề mặt có thể bị nhiễm virus. Nếu chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng bàn tay bị nhiễm bẩn, bạn có thể truyền virus từ các bề mặt bị nhiễm sang chính mình.

– Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến cơ sở y tế sớm.

7. Có nên đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân?

Đeo khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải có thể làm hạn chế sự lây lan của một số bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo nếu chỉ sử dụng khẩu trang không đảm bảo ngăn chặn việc lây nhiễm; nên kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp và tránh tiếp xúc gần, giữ khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác.

8. Đeo, sử dụng, tháo và bỏ khẩu trang như thế nào?

Khẩu trang vải và khẩu trang y tế đều có tác dụng tốt, khẩu trang N95 chỉ dùng đối với người chăm sóc, điều trị bệnh nhân và những người đi vào ổ dịch.

Lưu ý cách đeo và tháo bỏ khẩu trang.

Đối với khẩu trang vải:

– Che kín cả mũi lẫn miệng, tránh không sờ tay vào khẩu trang khi đang đeo.

– Nên giặt khẩu trang hàng ngày bằng xà phòng để sử dụng lại cho lần sau.

– Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo. Tránh dùng tay cầm vào bề mặt khẩu trang để tháo ra.

– Rửa tay bằng xà phòng với nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn sau khi tháo khẩu trang.

– Thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng bệnh.

Đối với khẩu trang y tế:

– Đeo mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên, che kín cả mũi lẫn miệng.

– Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo. Tránh dùng tay cầm vào bề mặt khẩu trang để tháo.

– Tháo xong thì vứt ngay vào thùng kín; rửa tay bằng xà phòng với nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn sau khi tháo khẩu trang.

– Thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng bệnh.

9. Ai có thể nhiễm virus nCoV?

Những người sinh sống hoặc đi đến khu vực có virus 2019-nCoV đang lưu hành là có nguy cơ nhiễm bệnh.

Nhân viên y tế chăm sóc cho người nhiễm 2019-nCoV có nguy cơ cao hơn và phải tự bảo vệ mình bằng các biện pháp dự phòng và kiểm soát lây nhiễm.

WHO tiếp tục theo dõi dịch tễ học của dịch để hiểu rõ hơn về virus đang lưu hành ở đâu và làm thế nào mọi người có thể tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh.

10. Ai có nguy cơ bị bệnh nặng?

Vẫn cần tìm hiểu thêm về virus 2019-nCoV ảnh hưởng đến con người như thế nào. Tuy nhiên, cho đến nay, người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dường như có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.

11. Virus corona mới lây lan như thế nào?

Chủng mới của virus corona là một loại virus đường hô hấp lây lan chủ yếu là tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn tạo ra khi ho hoặc hắt hơi. Điều quan trọng là tất cả mọi người thực hành vệ sinh hô hấp tốt. Ví dụ, hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay áo, hoặc sử dụng khăn giấy che miệng và bỏ khăn giấy vào thùng kín ngay lập tức. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn cũng rất quan trọng.

12. Virus có thể tồn tại trên các bề mặt trong thời gian bao lâu?

Hiện vẫn chưa biết virus 2019-nCoV tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ. Các chất khử trùng đơn giản có thể tiêu diệt virus khiến nó không còn khả năng lây nhiễm cho người.

13. Sự khác biệt giữa nhiễm nCoV, cúm hoặc cảm lạnh là gì?

Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm lạnh thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi. Mặc dù nhiều triệu chứng là giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại là các virus khác nhau. Do vậy, rất khó xác định bệnh nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Đó là lý do tại sao cần xét nghiệm để xác định người nhiễm 2019-nCoV.

WHO khuyến cáo những người bị ho, sốt và khó thở nên đi khám sớm. Bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế nếu họ đã đi du lịch trong 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng hoặc nếu họ đã tiếp xúc gần với người bệnh có các triệu chứng đường hô hấp.

14. Thời gian ủ bệnh là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi bị nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng. Hiện tại ước tính thời gian ủ bệnh là từ 2-11 ngày và các ước tính này sẽ được điều chỉnh khi có thêm dữ liệu. Dựa trên thông tin của các virus corona như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV có thể lên tới 14 ngày.

(Nguồn: https://annhien.org)