Tên tướng Tam Quốc tiếng Anh chế

Hihi, vừa thấy topic ảnh 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, mình phải làm ngay bộ này cho đủ cặp! :p

Tất cả ảnh có thể download ở đây nhá: http://www.mediafire.com/file/ytyoqoltynk/Tam quoc dien nghia.rar

Trước Tiên là Nhà Thục (Lưu Bị cầm đầu 😁)
1. Lưu Bị:

Tên tướng Tam Quốc tiếng Anh chế

Lưu Bị tự là Huyền Đức, người huyện Trác (nay là huyện Trác, tỉnh Hà Bắc).Ông là con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, con Hán Cảnh đế. Đến đời Lưu Bị, nghiệp nhà sa sút, đành dựa vào nghề đan giày, bện chiếu mà sống. Ông đọc sách mà không chịu dụng công, lại thích chơi cưỡi ngựa, thích nghe âm nhạc, nghiên cứu cách ăn mặc. Ông thích kết giao với người hào kiệt, cùng Quan Vũ, Trương Phi đối xử với nhau rất tốt. Ông nhờ tham gia trấn áp khởi nghĩa quân Khăn vàng mà nổi lên, từng theo Công Tôn Toản tham gia quân Quan Đông đánh Đổng Trác.

Năm ông 47 tuổi, nghe lời Từ Thứ nói ở Long Trung (nay là Tương Dương, Hồ Bắc) có người có tài trị nước tên là Gia Cát Lượng, ông liền lặn lội đường dài, ba lần tìm đến thăm. Gia Cát Lượng vì cảm động vì lòng chân thành nên ra khỏi lều tranh, giúp ông trị nước.
Năm 207, Gia Cát Lượng cùng Lưu Bị bàn về tình hình thiên hạ, kiến nghị Lưu Bị liên kết với Tôn Quyền lấy Kinh Châu, Ích Châu, và chống họ Tào. Từ đó Lưu Bị coi cuộc đối thoại đó là tư tưởng chiến lược thống nhất thiên hạ.
Năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân từ Giang Lăng dọc Trường Giang tiến thẳng xuống Hạ Khẩu, Lưu Bị lập tức phái Gia Cát Lượng sang Giang Đông liên hiệp với Tôn Quyền. Chu Du dùng hoả công đại phá quân Tào ở Xích Bích, hình thành cái thế chân vạc.
Năm 214, Lưu Bị giả vờ đến giúp đỡ Lưu Chương, là người cùng họ, nhưng đánh lén, chiếm lấy đất Thục. Từ đó ông có cả đất Kinh Châu và Ba Thục, trở thành một quyền lực lớn ở phía Tây, nhưng quân sư là Bàng Thống chết trong cuộc chiến.
Năm 219, Quân Lưu Bị chiếm được Hán Trung, giết được Hạ Hầu Uyên, và tự xưng là Hán Trung Vương. Ông phong Ngũ Hổ Tướng gồm có: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Ngụy Diên được cho trấn thủ Hán Trung.
Năm 220, sau khi Tào Phi xưng đế (Ngụy Văn Đế), Lưu Bị tự lập làm hoàng đế, lấy quốc hiệu là Hán để kế tục nhà Hán (sử gọi là Thục Hán), đóng đô ở Thành Đô.
Liên minh Thục - Ngô có lẽ sẽ kéo dài và Thục sẽ không mất nếu như không xảy ra biến cố Tôn Quyền sai đại tướng Lã Mông đánh úp lấy Kinh Châu, chém Quan Vũ, khiến Lưu Bị nổi giận mang quân báo thù làm cho quan hệ liên hiệp giữa Tôn Quyền và Lưu Bị tan vỡ, chiến tranh Ngô-Thục nổ ra. Cũng bắt đầu từ đấy hễ Thục bị Ngụy tấn công thì Ngô không thèm dòm tới cũng như Ngô bị Ngụy xâm lăng thì Thục cũng không tiến sang đông. ("sử Trung Quốc" của Nguyễn Hiến Lê).
Năm 221, Lưu Bị lấy danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ, cất đại quân đánh Ngô, Tôn Quyền rất lo ngại nên sai Lục Tốn đứng ra chỉ huy. Trong trận Di Lăng, bị Lục Tốn đánh cho thua to. Năm sau, bị bệnh mất ở thành Bạch Đế (nay là huyện Phụng Tiết, Tứ Xuyên), thọ 62 tuổi. Ông được truy tôn là Hán Chiêu Liệt đế. Con trưởng là Lưu Thiện lên kế vị, tức là Hán Hậu Chủ.

2. Quan Vũ (Quan Vân Trường)

Tên tướng Tam Quốc tiếng Anh chế

Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618). Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long đao và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 41 kg ngày nay). Trong khi dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa thì các nhà sử học cũng phê phán ông về các tính kiêu căng, ngạo mạn.

3. Trương Phi

Tên tướng Tam Quốc tiếng Anh chế

Trương Phi ( sinh chưa rõ - mất 221) là một danh tướng của nước Thục thời Tam Quốc. Ông thường được biết đến là một viên tướng nóng nảy, đối xử tốt với cấp trên nhưng không đối xử tốt với cấp dưới.

Trương Phi lấy con gái của Hạ Hầu Uyên làm vợ, khi cô bị quân của Trương Phi bắt được trong một lần vào rừng kiếm củi. Họ có 2 con gái. Con gái lớn trở thành hoàng hậu Thục Hán sau khi cưới Lưu Thiện với Gia Cát Lượng làm ông mai. Sau khi con gái lớn của Trương Phi mất vì bệnh, Gia Cát Lượng lại một lần nữa làm mai để cưới con gái nhỏ của Trương Phi cho Lưu Thiện. Cô em nối tiếp cô chị làm hoàng hậu nước Thục.
Trương Phi được miêu tả cụ thể trong tiểu thuyết Tam Quốc chí của Trần Thọ. Một vài nguồn còn cho rằng ông là một hoạ sĩ tài năng.
Trương Phi bị tuỳ tướng của mình là Trương Đạt và Phạm Cương sát hại khi đang chuẩn bị cuộc tấn công Đông Ngô để báo thù cho người anh kết nghĩa của mình là Quan Vũ. Trương Đạt và Phạm Cương sau đó trốn sang Đông Ngô.

4. Mã Siêu

Tên tướng Tam Quốc tiếng Anh chế

Mã Siêu sinh năm 176 tại Lũng Môn (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây). Ông là con trưởng của Mã Đằng, thứ sử Tây Lương. Mã Siêu được miêu tả trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, mình hổ tay vượn, bụng beo lưng sói, lúc ra trận mình mặc hổ phù, tay cầm trường thương, oai phong lẫm liệt vô cùng.
Năm 191, Đổng Trác bị Lữ Bố giết chết. Sau đó Lý Thôi, Quách Dĩ là 2 tướng cũ của Đổng Trác đánh bại Lữ Bố, uy hiếp Hán Hiến Đế, nắm quyền ở Trường An. Năm 193, thứ sử Tây Lương Mã Đằng liên kết với Chinh tây tướng quân Hàn Toại dẫn 10 vạn quân về Trường An. Lý Mông, Vương Phương là 2 tướng của Đổng Trác kéo quân ra nghênh chiến. Mã Siêu (khi đó mới 17 tuổi) đâm chết Vương Phương, bắt sống Lý Mông. Lý Thôi, Quách Dĩ thấy Mông, Phương cùng bị giết cả bấy giờ mới chỉ giữ vững các cửa thành, mặc bên kia khiêu chiến thế nào cũng không ra. Quả nhiên chưa được hai tháng, quân Mã Ðằng, Hàn Toại cạn lương, hai tướng phải bàn nhau rút quân về.

Năm 211, Tào Tháo lấy danh nghĩa thiên tử triệu Mã Đằng về triều. Mã Đằng bèn tìm kế phản Tào Tháo nhưng kế hoạch bại lộ, Mã Đằng và 2 con Mã Hưu, Mã Thiết bị Tào Tháo giết. Mã Đại là cháu Mã Đằng trốn về được báo cho Mã Siêu. Mã Siêu tức giận hợp cùng Hàn Toại và bộ tướng là Bàng Đức kéo 20 vạn quân báo thù cho cha. Quân Tây Lương chiếm được Trường An, rồi chiếm luôn ải Đồng Quan. tào Tháo kéo quân đến ải Đồng Quan bị Mã Siêu đánh bại, nhờ Hứa Chữ cứu thoát, từ đó chỉ cố thủ. Mã Siêu cho quân tấn công liên tục nhưng gặp lúc mùa đông sắp đến, Hàn Toại bàn với Mã Siêu rút quân về. Tào Tháo nhân cơ hội đó thực hiện kế phản gián, khiến Mã siêu đánh Hàn Toại. Nhân lúc quân Tây Lương rối loạn, Tào Tháo phản công, đánh bại Mã Siêu. Mã Siêu cùng Bàng Đức, Mã Đại mở vòng vây chạy thoát.

Năm 213, Mã Siêu trốn về Lũng Tây rồi đem quân đánh chiếm Ký Thành. Mã Siêu trọng dụng Dương Phụ là tướng cũ của Ký Thành. Sau đó, Dương Phụ bất ngờ đánh úp Mã Siêu, lại gặp Hạ Hầu Uyên trợ giúp Dương Phụ nên Mã Siêu chống cự không lại, cùng Bàng Đức, Mã Đại đến Hán Trung đầu hàng Trương Lỗ.

Năm 214, Mã Siêu nhận lệnh của Trương Lỗ tiến đánh ải Hà Manh để cứu viện cho Lưu Chương đang bị Lưu Bị tấn công. Mã Siêu đến Hà Manh quan, đánh nhau một trận kinh hồn với Trương Phi, sau Lưu Bị nhờ Lý Khôi theo kế Khổng Minh đến dụ hàng Mã Siêu. Mã Siêu liền bằng lòng qui thuận, Lưu Bị đích thân đi đón rước, đãi vào bậc thượng tân. Cuối cùng, Mã siêu đem quân đến Thành Đô, bảo Lưu Chương ra hàng, Lưu Bị chiếm được Ích Châu, phong Mã Siêu làm Bình Tây tướng quân thống lĩnh toàn bộ kị binh.

Năm 219, Lưu Bị chiếm Hán Trung của Tào Tháo, sai Mã Siêu cùng Ngụy Diên đem quân truy kích Tào Tháo khi hắn rút chạy khỏi Hán Trung. Sau đó, Lưu Bị sai Mã Siêu trấn giữ Hán Trung, đề phòng quân Ngụy.

Năm 222, Mã Siêu bệnh mất, hưởng thọ 46 tuổi. Trước khi chết, ông viết thư cho Lưu Bị bảo rằng cả nhà ông bị Tào Tháo giết gần hết nên nhờ Lưu Bị chăm sóc cho em mình là Mã Đại là người cuối cùng của nhà họ Mã.

5. Hoàng Trung

Tên tướng Tam Quốc tiếng Anh chế

Hoàng Trung, tự Hán Thăng , sinh năm 148, quê ở Nam Dương. Lúc đầu ông theo Lưu Biểu, cùng với Lưu Bàn (cháu Lưu Biểu) trấn thủ Trường Sa; về sau theo Hàn Huyền. Khi Lưu Bị đem quân đến lấy Kinh Châu, sai Quan Vũ đánh Trường Sa, chiếm được Trường Sa và tha không giết Hoàng Trung. Từ đó, Hoàng Trung theo về với Lưu Bị.
Năm 214, tướng Ngụy là Trương Cáp đem quân đến đánh cửa Hà Manh. Hoàng Trung và Nghiêm Nhan đem quân đánh, đẩy lùi được Trương Cáp và chiếm được núi Thiên Đăng là nơi trữ lương thảo của quân Tào.

Năm 217, Lưu Bị và Tào Tháo đánh nhau tại Hán Trung, Hoàng Trung chém chết Hạ Hầu Uyên, tướng tâm phúc của Tào Tháo tại núi Định Quân.

Năm 219, Lưu Bị lên làm vua, phong Hoàng Trung nằm trong Ngũ hổ tướng.

Năm 222, Lưu Bị dẫn 70 vạn đại quân đánh Đông Ngô để báo thù cho Quan Vũ, Trương Phi. 2 người con trai của Quan Vũ và Trương Phi là Quan Hưng và Trương Bào liên tiếp lập công nên Lưu Bị khen ngợi và bảo các tướng theo mình từ trước nay đã già cả hết, không còn làm được gì. Hoàng Trung nghe thế tức giận liền dẫn quân đến Di Lăng nghênh chiến quân Ngô. Hoàng Trung gặp Phan Chương, chém chết tướng Phan Chương là Sư Tịch, Phan Chương chống cự không nổi bỏ chạy. Quan Hưng, Trương Bào đến khen ngợi Hoàng Trung và khuyên ông quay về nhưng Hoàng Trung không nghe.Ðánh được vài hiệp, Phan Chương bỏ chạy, Hoàng Trung rượt theo, không ngờ bị Phan Chương bắn một mũi tên, Hoàng Trung né khỏi, rồi lại rượt theo nữa. Rượt được chừng vài dặm, xảy có tiếng chiêng trống nổi dậy, hai đạo binh mai phục ào tới , một phía là Chu Thái , một phía là Hàn Đương xông ra một lượt. Phía trước Phan Chương phủ vây Hoàng Trung vào giữa. Hoàng trung cố sức chống cự lại tiếp tục bị trúng tên, may nhờ có Quan Hưng, Trương Bào đến cứu. Lưu Bị nghe tin Hoàng Trung trọng thương thì đến thăm và nhận lỗi. Hoàng Trung bảo mình đã già, có chết cũng vừa, xin Lưu Bị bảo trọng long thể để chiếm Trung Nguyên. Đến nửa đêm, Hoàng Trung tắt thở. Lưu Bị đau buồn, sai đưa về Thành Đô chôn cất tử tế.

6. Triệu Vân (Triệu Tử Long)

Tên tướng Tam Quốc tiếng Anh chế

Triệu Vân (Zhao Yun) (168-229), tự là Tử Long , người vùng Thường Sơn, là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục, với Lưu Bị là vị hoàng đế đầu tiên. Ông được phong chức Hổ uy Tướng quân và đứng thứ ba trong Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.
Triệu Vân sinh năm 168 tại thành Chân Định thuộc vùng Thường Sơn (bây giờ là Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc). Ông cao khoảng 1,85 m (6 ft 2), giỏi võ nghệ và có tài thao lược. Ông theo về với Công Tôn Toản, một tướng quân cát cứ trong vùng vào khoảng cuối năm 191 hoặc đầu năm 192, với danh nghĩa thủ lĩnh một đội quân tình nguyện nhỏ. Trong năm 192, Triệu Vân được xếp dưới quyền trực thuộc của Lưu Bị, người mà khi ấy chỉ là bộ tướng của Công Tôn Toản, giữ chức Phiêu kỵ tướng quân. Lưu Bị có vài nghìn kỵ binh, và Triệu Vân được điều đến trong hàng ngũ này. Ngay sau đó, Triệu Vân từ bỏ Lưu Bị và Công Tôn Toản để về quê chịu tang anh trai. Triệu Vân lại theo về với Lưu Bị vào năm 200. Từ đó Triệu Vân quan hệ rất gắn bó với Lưu Bị. Tam Quốc Chí kể họ cùng ngủ chung một giường trong thời gian hai người ở tại Gia Thành . Trong khoảng thời gian đó, Lưu Bị phái Triệu Vân bí mật tuyển mộ thêm quân để tăng cường cho đội quân trực thuộc của Lưu Bị. Kể từ đây Triệu Vân chính thức bỏ Công Tôn Toản theo phò Lưu Bị.

Năm 208, Lưu Bị giao tranh với Tào Tháo thất bại và bị đuổi chạy qua Trường Bản. Trong trận Trường Bản thì Triệu Vân đã liều mạng sống bảo vệ gia quyến Lưu Bị, cứu được con trai Lưu Bị là Lưu Thiện (A Đẩu), tạo nên điển tích Tử Long một ngựa cứu chúa nổi tiếng đến ngày nay. Sau Đại chiến Xích Bích, Triệu Vân góp công lớn giúp Lưu Bị dành được phần nam Kinh Châu, và trở thành một trong những tướng lĩnh quan trọng trong tập đoàn Lưu Bị, được phong chức "đại tướng quân". Khi Lưu Bị dẫn quân vào Ích Châu (nay là tỉnh Tứ Xuyên), ông đã giao cho Triệu Vân phòng thủ căn cứ chính ở Công An (, bây giờ thuộc tỉnh Hồ Bắc, với tư cách "lưu dẫn tư mã" .

Sau đó, Triệu Vân theo Gia Cát Lượng và Trương Phi vào Thục. Triệu Vân tự dẫn quân độc lập, hành quân qua Giang Châu và Kiến Vi tới Thành Đô, giúp Lưu Bị chiếm được Thành Đô. Khi Lưu Thiện lên ngôi năm 223, Triệu Vân được phong "Chinh Nam tướng quân" và phong "Vĩnh Trang Đình Hầu" . Sau đó lại được phong "Trấn Đông tướng quân" .

Năm 227, Triệu Vân khi đó là tướng quân đứng đầu quân đội nước Thục, theo Gia Cát Lượng dẫn quân lên Hán Trung trong cuộc "bắc phạt" lần thứ nhất. Mùa xuân năm sau, Triệu Vân được lệnh hành quân qua Tà Cốc làm nghi binh cho quân chủ lực. Phải chống chọi với binh lực mạnh hơn nhiều của đại tướng ngụy là Tào Chân .Triệu Vân đã phòng thủ thành công và dẫn quân rút lui an toàn. Ông lại được phong làm "Định Quân tướng quân".

Năm 229, Triệu Vân chết ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Ông được Lưu Thiện truy phong làm "Thuận Bình hầu" năm 261.

Được biết đến như một chiến binh vĩ đại, Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công cao cường, thực ra ông còn đáng được ngưỡng mộ bởi tài thao lược khôn khéo, lòng trung thành tận tụy và tính cách thẳng thắn, sự dũng cảm phi thường. Chính Triệu Vân đã dám đứng ra can gián Lưu Bị tiến đánh Đông Ngô để trả thù bằng những lý do sáng suốt.

Bài thơ về Triệu Vân cứu chúa trong trận Đương Dương - Trường Bản:

Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng
Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng
Xưa nay cứu chúa xông trăm trận
Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long

7. Phục Long Gia Cát Lượng

Tên tướng Tam Quốc tiếng Anh chế

Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, là người đất Dương Đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Thục Hán, sinh vào giờ Tuất tháng 4 (Tam Quốc), tự Khổng Minh, Gia Cát (諸葛) là một họ kép ít gặp. Ông mồ côi từ bé, thuở trẻ thường tự ví tài mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Sau tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ theo khúc "Lương Phủ Ngâm".

Ông có 3 anh em, anh cả Gia Cát Cẩn làm quan bên Đông Ngô, em thứ là Gia Cát Quân không làm quan. Ông là người tài giỏi nhất nên người đời sau ví Lưu Bị được rồng trong số 3 người (Lưu, Tào, Tôn).

Tương truyền ông học giỏi một phần nhờ vợ là Hoàng Nguyệt Anh, một người rất xấu nhưng có tài năng, con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn ở Nhữ Nam. Người đời mới có câu thơ:

Mạc học Khổng Minh trạch phụ
Chi đắc A Thừa xú nữ
Theo sách "Khổng Minh Gia Cát Lượng", chữ "Cát" trong họ Gia Cát của ông có nguồn gốc từ việc ông là dòng dõi của Cát Anh, một tướng theo Trần Thắng khởi nghĩa chống Tần. Cát Anh có công, bị Trần Thắng giết oan. Khi Hán Cao Tổ lên ngôi đã sai người tìm dòng dõi Cát Anh và cấp đất ăn lộc. Một chi sau này lấy sang họ Gia Cát.
Khi Lưu Bị ở Tân Dã, có đến Tư Mã Đức Tháo bàn việc thiên hạ. Tư Mã Đức Tháo có nói: "Bọn nho sinh đời nay chỉ là một phường tục sĩ, hạng tuấn kiệt chỉ có hai người, đó là Ngoạ Long và Phượng Sồ. Ngoạ Long tức Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ tức Bàng Thống tự Sỹ Nguyên." Lưu Bị 3 lần thân đến Long Trung mời Khổng Minh ra giúp, tôn ông làm quân sư. Lúc bấy giờ là năm 208, Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 tuổi.

Khổng Minh đã giúp Lưu Bị đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, lấy Kinh Châu, định Ích Châu, Hán Trung, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở phía bắc, Ngô ở phía đông làm thành thế chân vạc. Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Khổng Minh giữ chức Thừa Tướng, một lòng khôi phục lại cơ nghiệp nhà Hán, phía đông hòa Tôn Quyền, phía nam bình Mạnh Hoạch.

Nhưng trước thắng lợi đã đạt được, một số sai lầm nghiêm trọng họ cũng đã mắc phải, làm cho nước Thục rơi vào khốn cảnh. Gia Cát Lượng có trách nhiệm chính trong những sai lầm đó.

Lần thứ nhất vào năm 219, Quan Vũ lúc bấy giờ trấn thủ Kinh Châu đã đem quân tấn công quân Tào Tháo và chém Bàng Đức, nhưng lại mất cảnh giác với quân của Tôn Quyền mà không để ý rằng Tôn Quyền đang có âm mưu lấy lại Kinh Châu. Kết quả Kinh Châu bị mất và Quan Vũ, Quan Bình (con Quan Vũ) đã bị chết. Đối với việc này, Quan Vũ chịu trách nhiệm trực tiếp, nhưng Gia Cát Lượng không chỉ đạo cho Quan Vũ nên gây sai lầm lớn. Ông chưa nhận thức đủ nhược điểm của Quan Vũ là người nóng tính nên đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tin tức Kinh Châu thất bại báo về, cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng hối hận nhưng không kịp.

Thất bại thứ hai là thất bại Hào Đình vào năm 222. Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi, Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và tháng 7 năm đó, mượn danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ nên đã tuyến bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh Tôn Quyền. Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược "liên Ngô chống Tào" của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết rõ đánh Ngô hại nhiều hơn lợi nhưng sợ Lưu Bị nên không dám can ngăn mạnh, vì thế mà thiếu biện pháp ngăn chặn việc Lưu Bị ra quân.

Lưu Bị trước khi chết đã uỷ thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng: "Tài năng của ông cao hơn Tào Tháo gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho nước nhà ổn định, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như Lưu Thiền con tôi không làm được gì, mong ông giúp đỡ còn như nó bất tài thực sự, ông có thể thay nó". Lưu Bị còn để lại di chúc bắt Lưu Thiện phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ.

Nhà vua Lưu Thiện mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Dưới sự cai trị của ông, nước Thục dần dần mạnh lên. Sau khi trừ bỏ được những lo lắng trong nước, Gia Cát Lượng đã đem quân xuống phía nam để bình định bọn nổi loạn. Gia Cát Lượng ra quan không lâu đã bắt sống được Mạnh Hoạch. Ví dụ nổi tiếng về việc Gia Cát Lượng "chiếm lòng người" chính là việc 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch, cho đến khi anh ta thực sự chịu phục.

Gia Cát Lượng Bắc phạt cả thảy là 7 năm, phát động 5 lần đánh nhau. Mấy lần xuất quân đều bị thua do nguyên nhân lương thảo không đầy đủ, hoặc sức của địch quá mạnh, hoặc nội bộ của nước Thục mâu thẫn mà nửa chừng lui quân thật bất lợi.

Tháng 8 năm 236, do khó nhọc mà Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi, được phong tặng là Trung Võ Hầu nên đời thường gọi là Gia Cát Võ Hầu. Ông được chôn tại ngọn núi Định Quân ở vùng Hán Trung. Ông mất mà vẫn không trung hưng được nhà Hán, nước vẫn ở thế chân vạc chia ba. Ba mươi năm sau khi ông mất, Lưu Thiền đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong.

Suốt hai đời vua là Lưu Bị và Lưu Thiện, mọi việc chính trị, quân sự và kinh tế ở Thục đều do một tay Khổng Minh chủ trương và thi hành. Ông giỏi về binh thư binh pháp, có tài về nội trị, ngoại giao, được xem là văn võ kiêm toàn, tài đức lưỡng bị... nên được hậu thế gọi là "vạn đại quân sư", coi là một tấm gương sáng cho muôn thuở.