Tế bào chuyển sản là gì

Tăng sản dạng nang: Đây là dạng phổ biến nhất. Các tuyến dãn nở, kích thước thay đổi, được lót bởi một lớp thượng mô trụ cao, rải rác có hình ảnh phân bào. Thượng mô có thể xếp thành nhiều tầng.

Tăng sản dạng tuyến: Tăng sản dạng tuyến có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo tác giả.

Theo Gusberg, tăng sản dạng tuyến gồm tất cả dạng tăng sản ngoại trừ tăng sản dạng nang và có 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng. Tăng sản nặng tương đương với tăng sản không điển hình.

Hertig và Sommers lại dùng từ tăng sản dạng tuyến để chỉ các hình ảnh tuyến tạo nhú và chồi.

Vellios và Buehl dùng từ này để chỉ nội mạc tử cung không có dị dạng tế bào.

Tăng sản không điển hình: Novak và Rutledge dùng từ này để mô tả nội mạc tử cung tăng sản với gia tăng số lượng tuyến, mô đệm giữa các tuyến ít. Các tuyến có nhân lớn, đều, không có dị dạng nhân.

Campbell và Barter dựa trên hình ảnh cấu trúc phức tạp của tuyến để xếp loại tăng sản không điển hình. Trái lại Vellios xếp vào nhóm này tất cả các tuyến có dị dạng nhân, dị dạng tế bào, bất kể các tuyến nội mạc sắp xếp chen chúc nhau hay rời rạc nhau.

Carcinom tại chỗ: Hertig dùng từ này để chỉ tăng sản khu trú các tuyến nội mạc với các tế bào tuyến lớn, mất cực tính, bào tương ái toan hay ái kiềm. Các tuyến to nhỏ không đều, có khi có nhú trong lòng ống tuyến nhưng nhân lợt màu, màng nhân không đều, chất nhiễm sắc mịn.

Buehl và Vellios dùng từ này để chỉ các tuyến tăng sản mạnh, chromatin nhân đậm, chất nhiễm sắc kết cục, màng nhân không đều, hạt nhân lớn, bào tương thường ái toan. Các tuyến không chen chúc nhau, có nơi ống tuyến có dạng sàng.

Welch và Scully dùng từ này để chỉ một hình ảnh bệnh lý của ung thư tuyến nhưng không xâm nhập quá 5 hay 6 tuyến.

Phân loại

Theo phân loại của Hội các nhà bệnh học phụ khoa thế giới, tăng sản nội mạc tử cung được chia thành:

Tăng sản nội mạc, không xâm nhập.

Tăng sản đơn thuần (không có dị dạng tế bào).

Tăng sản phức tạp (tăng sản dạng tuyến, không có dị dạng tế bào).

Tăng sản không điển hình (tăng sản dạng tuyến, có dị dạng tế bào).

Tăng sản nội mạc tử cung, xâm nhập (ác tính).

Đại thể:

Tăng sản nội mạc có thể làm dày lớp nội mạc nhưng tăng sản cũng có thể khu trú, dưới dạng pôlíp nội mạc. Do đó, chẩn đoán tăng sản dựa trên hình ảnh vi thể hơn là trên lượng nội mạc được sinh thiết.

Vi thể:

Gồm các hình thái sau:

Tăng sản, không có dị dạng tế bào: Các tuyến nội mạc gia tăng số lượng so với mô đệm, các tế bào tuyến có nhân bầu dục, đều ở đáy tế bào như các tuyến nội mạc bình thường ở giai đoạn phát triển. Các tuyến dãn nở ít, mô đệm quanh tuyến còn nhiều trong tăng sản nội mạc đơn thuần.

Trong tăng sản nội mạc phức tạp, các ống tuyến ngoằn ngoèo, chen chúc nhau, với ít mô đệm quanh tuyến. Thượng mô tuyến có thể xếp tầng đến 2 hay 4 hàng, có thể có nhiều hình ảnh phân bào. Các tế bào tuyến không dị dạng.

Tăng sản, có dị dạng tế bào (tăng sản nội mạc không điển hình): Tăng sản không điển hình nội mạc tử cung gồm gia tăng số lượng các tuyến nội mạc và có kèm theo dị dạng tế bào.

Tế bào to, mất cực tính và tỷ lệ nhân trên bào tương tăng. Nhân to, nhỏ không đều, chất nhiễm sắc kết cục, có hạt nhân lớn và màng nhân không đều, và thường tròn thay vì bầu dục. Mô đệm quanh tuyến có thể nhiều hay ít, các tuyến dạng ống hay phức tạp. Thượng mô tuyến có thể xếp tầng và có nhiều phân bào.

Chuyển sản: thường gặp trong tăng sản nội mạc tử cung, là sự thay thế thượng mô nội mạc tử cung bằng một loại mô khác thường không có trong tử cung, có thể gặp trong nhiều trường hợp bệnh lý như pôlíp, viêm nội mạc tử cung, chấn thương, thiếu sinh tố A, tăng sản nội mạc và ung thư nội mạc tử cung.

Chuyển sản gai: Hiếm gặp trong nội mạc bình thường, gặp trong 5% tăng sản nội mạc không kèm dị dạng tế bào và trong 25% tăng sản nội mạc không điển hình (có kèm dị dạng tế bào). Các tế bào gai chuyển sản thường đều nhau, tạo thành những ổ tế bào gai khu trú trong lòng tuyến.

Chuyển sản tế bào có lông chuyển (dạng vòi trứng): thường gặp ở các dạng tăng sản nội mạc nhẹ, các tế bào có lông chuyển tương tự như tế bào thượng mô vòi trứng, nằm xen kẽ với các tế bào không có lông chuyển. Dạng này cũng được gặp ở nội mạc tử cung ở người già và ở pôlíp nội mạc.

Chuyển sản nhầy: có tế bào tương tự tế bào cổ trong tử cung, hiếm gặp hơn cả. Các tế bào nhầy thường khu trú một nơi, dạng trụ cao, bào tương sáng, nhân nằm ở đáy tế bào.

Các dạng khác: Chuyển sản tế bào ưa eosin, chuyển sản tế bào sáng, chuyển sản dạng nhú v.v..

Tăng sản nội mạc và carcinom nội mạc tử cung

2% tăng sản nội mạc không có dị dạng tế bào tiến triển thành carcinom, trong khi 23% tăng sản không điển hình (với dị dạng tế bào) tiến triển thành carcinom.

Ở phụ nữ dưới 40 tuổi, với tăng sản nội mạc đơn thuần hay phức tạp, điều trị chỉ cần theo dõi và sinh thiết nội mạc định kỳ là đủ. Nếu có tăng sản nội mạc không điển hình cần phải làm sinh thiết nội mạc từng phần (cổ tử cung và nội mạc) thực hiện tại phòng mổ, để chắc chắn sinh thiết đầy đủ. Nếu bệnh nhân còn muốn tiếp tục sinh đẻ, điều trị bằng nội tiết tố, theo dõi kỹ và sinh thiết nội mạc định kỳ.

Ở phụ nữ trên 40 tuổi có tăng sản nội mạc đơn thuần hay phức tạp do không rụng trứng, có thể theo dõi hoặc điều trị với medroxyprogesteron. 80% tăng sản nội mạc không có dị dạng tế bào tự khỏi.

Nếu bệnh nhân có tăng sản không điển hình, và trên 50 tuổi, nên cắt bỏ tử cung. Nếu bệnh nhân 40-50 tuổi, có thể điều trị với progestin và theo dõi định kỳ bằng sinh thiết nội mạc mỗi 3 tháng. Nếu tăng sản còn, nên cắt bỏ tử cung. 60% tăng sản nội mạc không điển hình tự khỏi.

Tế bào chuyển sản là gì

Một ca nội soi dạ dày - Ảnh: VĂN PHONG

Hiểu đúng về tổn thương tiền ung thư dạ dày không còn là kiến thức dành cho thầy thuốc mà đã thực sự là một nhu cầu về kiến thức y học thường thức cho cộng đồng.

Xem tư vấn trên mạng càng thêm hoang mang

Nguyên nhân thường nhất gây UTDD là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (thường được gọi tắt là Hp). Tuy nhiên, tiến trình từ khi bị nhiễm Hp đến UTDD diễn tiến chậm qua nhiều năm, qua nhiều giai đoạn trung gian với sự biến đổi tế bào của lớp niêm mạc (lớp cấu trúc trong cùng của thành dạ dày) trước khi hình thành ung thư thực sự.

Các giai đoạn trung gian này (còn được gọi là giai đoạn tiền ung thư) bao gồm teo niêm mạc dạ dày (lớp niêm mạc bị mỏng đi), chuyển sản ruột (tế bào ở niêm mạc dạ dày thay đổi hình thái giống như tế bào ở ruột non và đại tràng), nghịch sản (tế bào ở niêm mạc dạ dày đã có những biến đổi cấu trúc quan trọng hơn theo hướng thoát khỏi cơ chế kiểm soát của cơ thể). Mỗi giai đoạn nói trên lại có những mức độ thay đổi cấu trúc khác nhau và có các mức độ nguy cơ hình thành UTDD khác nhau.

Nếu diễn dịch "tổn thương tiền ung thư" hoàn toàn theo nghĩa đen, rất dễ cho rằng đây là giai đoạn chuyển tiếp của một tiến trình tất yếu dẫn đến hình thành ung thư. Người bệnh thường bị ám ảnh bởi cảm giác như mình đang bị một cái án tử treo lơ lửng, chỉ chờ ngày đại họa giáng xuống. Những tư vấn chưa thích hợp dựa trên chứng cứ y học và thông tin tìm kiếm không chính thống trên mạng xã hội thực sự đã gây hoang mang cho không ít người bệnh và thân nhân.

Những thông tin cần được hiểu rõ

Tình trạng được gọi là tiền UTDD khá phổ biến, đặc biệt ở các nước Đông Á, nhưng chỉ có một tỉ lệ nhỏ nhất định diễn tiến thành UTDD. Tại Việt Nam, các nghiên cứu trên bệnh nhân viêm dạ dày mãn cho thấy tỉ lệ teo niêm mạc dạ dày chiếm đến 68 - 88%, chuyển sản ruột khoảng 12 - 29% và nghịch sản khoảng 3 - 11%. Tỉ lệ hình thành UTDD hằng năm ở người có teo niêm mạc dạ dày chỉ khoảng 0,1%, chuyển sản ruột 0,25%, nghịch sản nhẹ 0,6% và nghịch sản nặng 6%.

Theo thống kê này, có thể ước đoán cứ 100 người bệnh bị chuyển sản ruột sau 40 năm chỉ có 10 người biến chuyển thành UTDD, 90 người còn lại vẫn chỉ cần theo dõi thêm. Tuy nhiên, với 10 trường hợp UTDD này nếu được theo dõi định kỳ và phát hiện ở giai đoạn sớm thì có thể chữa lành hoàn toàn, thậm chí không cần dùng đến phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Các tính toán cũng có thể áp dụng tương tự cho các trường hợp có teo niêm mạc và nghịch sản ở dạ dày.

Tỉ lệ tiến triển thành UTDD cũng tùy thuộc rất nhiều vào mức độ nặng và lan rộng của giai đoạn tiền ung thư. Các trường hợp nghịch sản cần được theo dõi chặt chẽ hơn do có nguy cơ ung thư cao hơn so với teo niêm mạc và chuyển sản ruột.

Ngoài ra, y học hiện tại đã có những bước tiến quan trọng giúp nhận diện các tổn thương tiền ung thư có nguy cơ tiến triển cao hơn, nhận diện UTDD ở giai đoạn trứng nước - khi tế bào ung thư mới chỉ nằm ở trên lớp tế bào bề mặt của niêm mạc dạ dày, nhờ đó người bệnh có thể được chữa lành hoàn toàn bằng những kỹ thuật nội soi ít xâm lấn.

Người bệnh có tổn thương tiền ung thư không nên quá bi quan và lo lắng về tình trạng bệnh, nhưng cũng cần có thái độ nghiêm túc hơn trong việc hợp tác với thầy thuốc để theo dõi và chăm sóc sức khỏe bản thân.

Những ngộ nhận thường gặp

- Nhiễm Hp thì sớm muộn gì cũng sẽ bị UTDD: điều này không đúng vì một nghiên cứu toàn cầu mới đây cho thấy cứ 100 người trên thế giới thì có đến 50 người bị nhiễm Hp. Tuy nhiên chỉ có 1% người nhiễm Hp tiến triển thành UTDD, và nguy cơ này còn tùy thuộc vào các yếu tố tương tác quan trọng khác như di truyền và yếu tố môi trường (thói quen ăn mặn, hút thuốc lá...).

- Bị tổn thương tiền UTDD thì chắc chắn sẽ bị UTDD, vấn đề chỉ là thời gian: mắc tổn thương tiền ung thư không đồng nghĩa là chắc chắc sẽ diễn tiến thành UTDD. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ các trường hợp tiền ung thư tiếp tục diễn tiến nặng thành UTDD.

- Bị UTDD thì luôn cần được điều trị bằng phẫu thuật cắt dạ dày và/hoặc hóa trị: UTDD được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể chữa lành hoàn toàn, thậm chí không cần đến phẫu thuật và hóa trị ung thư. Các kỹ thuật điều trị nội soi ít xâm lấn trong những trường hợp này giúp bảo tồn dạ dày với thời gian nằm viện ngắn.

Tế bào chuyển sản là gì
Bất thường ung thư dạ dày ở nhóm nữ trẻ

PGS.TS QUÁCH TRỌNG ĐỨC (tổng thư ký Liên chi hội Nội soi tiêu hóa Việt Nam)