Tân ngữ trong tiếng hàn là gì năm 2024

Ngay sau khi đã thuộc cách phát âm, ghép từ trong tiếng Hàn, người học sẽ bắt đầu luyện tập đặt câu hoàn chỉnh. Tuy nhiên, thật khó để chúng ta đặt được câu đúng và hoàn chỉnh nếu như không nắm rõ quy tắc hay cấu trúc cơ bản của một câu. Thấu hiểu được những khó khăn của những người mới học tiếng Hàn, ZILA sẽ chia sẻ cho các bạn những cấu trúc câu trong tiếng Hàn để việc học trở nên dễ dàng hơn.

NỘI DUNG CHÍNH

Cấu trúc câu tiếng Hàn là các trật tự được quy định để tạo thành một câu hoàn chỉnh và có nghĩa.

Dạng câu cơ bản của tiếng Hàn bao gồm chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, bổ ngữ và trạng từ.

  • Chủ ngữ là chủ thể của hành động được chỉ định bởi vị ngữ hoặc đối tượng của trạng thái hoặc tính chất được chỉ định bởi vị ngữ.
  • Vị ngữ là từ chỉ về hành động hay trạng thái của chủ thể.
  • Phần bổ nghĩa là phần giải thích, bổ sung nghĩa cho vị ngữ.
  • Trạng từ là những từ chỉ địa điểm, thời gian, nguyên nhân, công cụ và phương tiện được sử dụng để thực hiện hành động của vị ngữ.

Về mặt loại hình, tiếng Hàn thuộc nhóm ngôn ngữ SOV (Subject + Object + Verb). Có thể hiểu trình tự cơ bản trong câu tiếng Hàn là “Chủ Ngữ + Tân ngữ + Động từ/Tính từ” hoặc “Chủ ngữ + Động từ/Tính từ (làm vị ngữ)”.

\> Xem thêm: Khóa học tiếng Hàn miễn phí 0 đồng tại Zila Academy

CHUỖI VIDEO TỰ HỌC TIẾNG HÀN MIỄN PHÍ

1. Đối với câu cơ bản nhất: Chủ ngữ + Vị ngữ (주어 + 서술어)

Cấu trúc câu cơ bản nhất trong tiếng Hàn được cấu thành từ một chủ ngữ và một vị ngữ. Trường hợp này cũng giống như cấu trúc câu trong tiếng Anh, Nhật… Chủ ngữ của câu phải đứng trước vị ngữ (vị ngữ là thành phần biểu thị nội dung cho chủ thể được nói đến trong câu).

Phân loại Cấu trúc Ví dụ Loại 1 Chủ ngữ + Vị ngữ (Danh từ + 이다)

“이다” nghĩa là “là”

  • 그 것이 책입니다 (Đó là cuốn sách)
  • 그 친구는 민호입니다 (Bạn đó là Minho) Loại 2 Chủ ngữ + Vị ngữ (Tính từ)
  • 아이가 귀엽습니다 (Em bé đáng yêu)
  • 날씨가 좋습니다 (Thời tiết đẹp) Loại 3 Chủ ngữ + Vị ngữ (Nội động từ)
  • 저는 노래합니다 (Tôi hát)
  • 아기가 잡니다 (Em bé ngủ) Loại 4 Chủ ngữ + Tân ngữ + Vị ngữ (Ngoại động từ)
  • 저는 빵을 먹습니다 (Tôi ăn bánh mì)
  • 오빠는 드라마를 봅니다 (Anh trai xem phim)

2. Đối với câu có thành phần bổ ngữ

Khi có thêm thành phần bổ ngữ trong câu thì tân ngữ, trạng ngữ hay bổ ngữ của câu thường sẽ được đặt sau chủ ngữ và đứng trước vị ngữ.

Cấu trúc 1: Chủ ngữ + bổ ngữ + vị ngữ

Tân ngữ trong tiếng hàn là gì năm 2024

Cấu trúc 2: Chủ ngữ + trạng ngữ + vị ngữ

Tân ngữ trong tiếng hàn là gì năm 2024

Cấu trúc 3: Chủ ngữ + tân ngữ + trạng ngữ + vị ngữ

Tân ngữ trong tiếng hàn là gì năm 2024

2. Đặc trưng của cấu trúc câu trong tiếng Hàn

  1. Trong tiếng Hàn thông thường, từ được bổ nghĩa sẽ nằm ở phía sau từ bổ nghĩa cho nó, tức là danh từ chính được nhắc đến sẽ nằm phía sau những từ bổ nghĩa cho nó. Động từ hay tính từ sẽ được gọi là định ngữ của câu khi một tính từ hay động từ đứng sau danh từ và làm chức năng bổ nghĩa cho danh từ đó.

Tân ngữ trong tiếng hàn là gì năm 2024

  1. Trong tiếng Hàn, trạng từ bổ nghĩa cho động từ hoặc phó từ bổ nghĩa cho tính từ sẽ nằm trước động từ hoặc tính từ đó.

Tân ngữ trong tiếng hàn là gì năm 2024

  1. Tiếng Hàn khác với tiếng Việt là có thêm các trợ từ (이/가, 은/는, 을/를, 에/에서, 에게…). Các trợ từ đó nằm ngay sau danh từ, số từ, đại từ, trạng từ và sau một trợ từ khác. Trợ từ đóng vai trò thể hiện quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần ngữ pháp trong câu với từ mà nó gắn vào. Trong một câu thì trợ từ còn hỗ trợ ý nghĩa cho danh từ, số từ, đại từ mà nó gắn vào. Trợ từ xác định cho ta thấy rõ danh từ, số từ hoặc đại từ đó làm chức năng chủ ngữ, tân ngữ hay bổ ngữ… trong câu.

Tân ngữ trong tiếng hàn là gì năm 2024

  1. Trong tiếng Hàn có thêm động từ bổ trợ cho động từ chính và động từ bổ trợ sẽ nằm ngay sau động từ chính cần bổ trợ.

Tân ngữ trong tiếng hàn là gì năm 2024

3. Tính cố định của trật tự từ trong câu tiếng Hàn

Trong câu văn tiếng Hàn, các thành phần câu được thể hiện thông qua câu và tình huống cụ thể. Trong câu có các trợ từ gắn sau danh từ mà nó xác định vai trò của danh từ đó trong câu. Vì vậy, dù vị trí của chủ ngữ hay tân ngữ có thay đổi thì ý nghĩa cần truyền đạt vẫn không thay đổi.

Tuy nhiên, trật tự từ phải được giữ cố định trong những trường hợp:

  • Từ bổ nghĩa luôn phải đặt trước từ được bổ nghĩa
  • Định ngữ (định từ) luôn phải đặt trước danh từ
  • Động từ phụ luôn được đặt sau động từ chính

Ví dụ: 제 친구가 한국어를 좋아합니다 (Bạn của tôi thích tiếng Hàn)

→ Trong câu này ta thấy “제 친구 (Bạn của tôi)” làm chủ ngữ trong câu, “한국어 (tiếng Hàn)” làm bổ ngữ và động từ chính là “좋아하다 (thích)”. Khi đó ta có thể đổi chỗ của chủ ngữ và bổ ngữ trong câu mà ý nghĩa của câu vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, động từ/tính từ làm vị ngữ trong câu thì phải nằm ở cuối câu.

Tương tự một vài ví dụ như sau:

  • 언니가 신문을 읽습니다 = 신문을 언니가 읽습니다 (Chị gái tôi đọc báo)
  • 우리는 숙제를 합니다 = 숙제를 우리가 합니다 (Chúng tôi làm bài tập)

II. Các loại câu trong tiếng Hàn

Câu trong tiếng Hàn được chia thành câu đơn và câu ghép tùy thuộc vào các thành phần cấu tạo nên câu. Và tùy vào ý nghĩa của câu mà câu được chia thành câu tường thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu đề nghị, câu cảm thán.

1. Câu đơn và câu ghép

Câu đơn là câu được tạo thành chỉ bởi một cặp chủ ngữ và vị ngữ. Còn câu ghép là câu được tạo thành từ hai câu đơn trở lên, có ích nhất hai mệnh đề độc lập. Hay nói cách khác, câu ghép là câu được cấu thành từ hai cặp quan hệ chủ – vị trở lên.

Ví dụ:

Câu đơn

  • 저는 학교에 갑니다: Tôi đến trường
  • 저는 밥을 먹습니다: Tôi ăn cơm Câu ghép
  • 봄이 되면 벚꽃이 핍니다: Cứ đến mùa xuân là hoa đào nở
  • 저는 똑똑한 사람을 좋아해서 그를 사귀었습니다: Tôi thích những người thông minh nên tôi đã hẹn hò với cậu ấy

2. Các loại câu được chia theo lớp nghĩa

Câu trần thuật

Câu trần thuật là câu mà người nói kể lại (mô tả lại) về sự vật, sự việc hoặc hiện tượng nào đó cho người nghe. Câu trần thuật thông dụng thường dùng với đuôi “ㅂ/습니다” và “입니다 / 아닙니다” hoặc đuôi câu “아/어/여요” để thể hiện sự lịch sự và tôn trọng người nghe.

Đuôi câu Đặc điểm Ví dụ Đuôi câu “ㅂ/습니다” và “입니다 / 아닙니다”

Đuôi câu dùng trong giao tiếp thông thường, thể hiện sự kính trọng người nghe.

Động từ có patchim dùng “습니다”, không có patchim dùng “ㅂ니다”.

Trong trường hợp là danh từ dùng “입니다” (là), phủ định dùng “아닙니다”(không phải là)

  • 저는 학생입니다: Tôi là học sinh
  • 저는 선생님이 아닙니다: Tôi không phải là giáo viên
  • 저는 학교에 갑니다: Tôi đến trường học
  • 언니는 책을 읽습니다: Chị tôi đọc sách Đuôi câu “아/어/여요”

Đây là một dạng đuôi câu thân mật hơn so với đuôi “ㅂ/습니다” nhưng nó vẫn giữ được ý nghĩa lịch sự và tôn kính

Động từ / Tính từ kết thúc bằng nguyên âm “ㅏ” hoặc “ㅗ” thì đi với “아요”, kết thúc bằng các nguyên âm còn lại thì đi với “어요” và kết thúc bằng “하다” thì kết hợp với “여요”

Đối với danh từ có patchim thì đi với “이에요” và danh từ không có patchim thì cộng với “예요”

  • 제가 빵을 먹어요: Tôi ăn bánh mì
  • 내 친구가 선물을 받아요: Bạn của tôi nhận được món quà
  • 제가 숙제를 해요: Tôi làm bài tập
  • 제가 학생이에요: Tôi là học sinh
  • 이것은 의자예요: Đây là cái ghế

Câu nghi vấn

Câu nghi vấn là câu mà người nói hỏi người nghe về một sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó. Tương tự như câu tường thuật, động từ / tính từ không có patchim gắn “-ㅂ니까?”, có patchim gắn “-습니까?”. Trong trường hợp là danh từ thì dùng “입니까?”. Câu trả lời cho câu hỏi dạng này là “네” (Có) hoặc “아니요” (Không).

Ví dụ:

  • 밥을 먹습니까?: Đang ăn cơm hả?
  • 과일을 삽니까?: Bạn mua trái cây hả?
  • 소설입니까?: Đây là cuốn tiểu thuyết đúng không?

Đối với đuôi câu dạng “아/어/여요” thì chỉ cần thêm dấu hỏi cuối câu hoặc lên giọng nhẹ khi nói.

Ví dụ:

  • 밥을 안 먹어요?: Không ăn cơm sao?
  • 학교에 가요?: Đi học hả?
  • 그 친구를 좋아해요?: Cậu thích bạn đó hả?

Câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh là câu mà người nói yêu cầu người nghe làm việc gì đó theo ý mình. Người nói có thể dùng đuôi câu mệnh lệnh khác nhau tùy thuộc vào đối tượng người nghe. Câu mệnh lệnh thường dùng với đuôi câu sau:

Đuôi câu Đặc điểm Ví dụ Đuôi câu “(으)십시오”

“(으)십시오” dùng trong hoàn cảnh giao tiếp lịch sự, trang trọng

Gốc động từ có patchim + “으십시오”, gốc động từ không có patchim + “십시오”

  • 앉으십시오: Hãy ngồi xuống đi ạ
  • 책을 읽으십시오: Hãy đọc sách đi ạ
  • 같이 가십시오: Hãy cùng đi đi ạ Đuôi câu “(으)세요”

“(으)세요” chủ yếu hay dùng trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày

Gốc động từ có patchim + “으세요”, gốc động từ không có patchim + “세요”

  • 가세요: Hãy đi đi
  • 드세요: Hãy ăn đi
  • 여기에 앉으세요:Hãy ngồi xuống đây đi ạ
  • 책을 펴세요: Hãy mở sách ra

Câu cầu khiến

Câu cầu khiến là câu mà người nói đề nghị hoặc rủ rê người nghe cùng làm một việc gì đó. Hình thức lịch sự được dùng bằng cách gắn “(으)ㅂ시다” vào gốc từ. Đuôi này không được dùng với “이다” và tính từ.

Ví dụ:

  • 12시에 만납시다: Hãy gặp nhau vào 12 giờ nhé
  • 이 식당에서 점심을 먹읍시다: Chúng ta hãy ăn trưa ở quán này đi ạ

Hoặc dùng với đuôi câu “ㄹ/을까요?” và “ㄹ/을래요?” trong trường hợp thể hiện sự thân mật hơn.

Ví dụ:

  • 오늘 여행할까요?: Hôm nay chúng ta đi du lịch nhé?
  • 저녁 시간있으면 영화를 같이 볼까요?: Tối nay nếu có thời gian thì cùng xem phim nhé?
  • 이번 주말에 부산에 갈거예요. 같이 갈래요?: Cuối tuần này tôi sẽ đi Busan. Bạn có muốn đi cùng không?
  • 우리가 같이 식사할래요?: Chúng ta cùng dùng bữa được chứ?
  • 술 한잔 할래요?: Bạn có muốn làm một ly rượu với tôi không?

Câu cảm thán

Câu cảm thán được dùng để thể hiện cảm xúc hay thái độ của người nói với một sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó. Đuôi câu thường kết thúc bằng “네(요)” và một dấu chấm than. “네(요)” là đuôi từ kết thúc câu cảm thán, diễn tả sự ngạc nhiên, bất ngờ.

Ví dụ:

  • 아이가 귀엽네요: Đứa trẻ đáng yêu quá
  • 오늘은 사람들이 많네요: Hôm nay đông người thật
  • 날씨가 정말 더웠네요: Thời tiết nóng quá

Ngoài ra đuôi câu cảm thán cũng được chia với “군(요)/구나” khi bạn nhận ra một điều gì đó, thường diễn tả ý nghĩa: “À, tôi nhận ra rằng…”, “Thì ra là…”. Đôi khi “군(요)/구나” cũng được dùng để diễn tả sự ngạc nhiên, bất ngờ (giống với “네요”). “군(요)” được dùng trong câu lịch sự còn “구나” được dùng trong câu thân mật.

  • Động từ + 는 + 군(요)
  • Tính từ + 군(요)/구나
  • Danh từ + 이 + 군(요)/구나

Ví dụ:

  • 그 사람은 선생님이구나: Thì ra người đó là giáo viên
  • 노래를 정말 잘 하는군요: Ôi bạn hát hay thật đó

Trong bài viết này, ZILA đã chia sẻ cho các bạn những cấu trúc câu trong tiếng Hàn. Nếu bạn quan tâm đến du học Hàn Quốc và mong muốn tìm một nơi uy tín để chuẩn bị hành trang tốt cho việc du học. Hãy tham khảo thông tin về ZILA hoặc liên hệ ngay với ZILA để nhận được sự tư vấn miễn phí nhé.

Tân ngữ trong tiếng Việt là gì?

Tân ngữ (Object: viết tắt là O) là thành phần thuộc vị ngữ thường đứng sau động từ, liên từ hoặc giới từ dùng hoàn thành ý nghĩa của câu hoặc biểu đạt mối liên kết giữa các tân ngữ với nhau thông qua liên từ. Trong một câu có thể có một hoặc nhiều tân ngữ và nó có thể nằm ở giữa câu hoặc cuối câu.nullTân ngữ là gì? Các loại và hình thức tân ngữ trong tiếng Anhielts-fighter.com › tin-tuc › tan-ngu-la-gi_mt1619604920null

Tiểu từ trong tiếng Hàn là gì?

Tiểu từ là các từ có chức năng phụ trợ không thể đứng độc lập mà phải gắn sau một từ để xác định ý nghĩa, chức năng ngữ pháp. Trong tiếng Hàn, các từ này thường được gọi là 조사 (助詞 - Trợ từ).nullTiểu từ tiếng Hàn - Wikipediavi.wikipedia.org › wiki › Tiểu_từ_tiếng_Hànnull

Sử dụng trong tiếng Hàn là gì?

사용하다, 이용하다 và 쓰다: Dùng, sử dụng 사용하다: Sử dụng với những đồ vật cá nhân có thể cầm nắm được. Ngoài ra còn mang nghĩa thuê mướn, dùng người, phân công con người vào việc nào đó.null14 cặp từ tiếng Hàn dễ nhầm lẫn nhất khi sử dụngduhoctranquang.edu.vn › dao-tao-ngoai-ngu › 14-cap-tu-tieng-han-de-nha...null

Trong tiếng Hàn tính từ đứng ở đâu?

Tuy nhiên động từ và tính từ trong câu tiếng Hàn luôn nằm ở cuối câu, kết thúc một câu văn.nullTrong tiếng Hàn thông thường từ được bổ nghĩa sẽ nằm ở phía saues-la.facebook.com › kanataviethan › postsnull