Dãi ip đấu nối cho hạ tầng metro là gì năm 2024

Theo ông Nguyễn Quốc Hiển, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM, dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TPHCM (Bến Thành - Tham Lương) đã được UBND TP phê duyệt điều chỉnh, với tổng mức đầu tư là 47.890,84 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu nguồn vốn gồm vốn ODA là 37.486,97 tỷ đồng và vốn đối ứng là 10.403,87 tỷ đồng.

Dự án có chiều dài 11,042 km (trong đó đoạn tuyến đi ngầm dài khoảng 9,091 km; đoạn tuyến đi trên cao, chuyển tiếp và đường dẫn depot dài khoảng 1,951 km); điểm đầu tại ga Bến Thành (quận 1), điểm cuối tại depot Tham Lương (quận 12) bao gồm 9 ga ngầm, 1 ga trên cao và 1 depot; cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị phục vụ như đầu máy, toa xe, các hệ thống cơ điện, thông tin, tín hiệu, kiểm soát, bán vé tự động.

Trong giai đoạn 1, dự án được đầu tư xây dựng nhằm bổ sung phương thức vận chuyển khối lượng lớn, giải quyết nhu cầu đi lại của người dân từ trung tâm ra phía Tây Bắc và ngược lại, làm cơ sở phát triển các tuyến đường sắt đô thị khác sau này.

Việc triển khai xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 sẽ góp phần kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 1 và tương lai là tuyến số 5, số 3b, số 4 và số 6 tạo thành một hệ thống đường sắt đô thị.

Về lâu dài, tuyến đường sắt đô thị số 2 sau khi hoàn thành đầu tư cả giai đoạn 2 (Bến Thành - Thủ Thiêm, Tham Lương - Bến xe Tây Ninh) và giai đoạn 3 (Bến xe Tây Ninh - Tây Bắc Củ Chi) sẽ góp phần chỉnh trang đô thị dọc tuyến, thúc đẩy phát triển nhanh 2 khu đô thị mới của thành phố là Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, cải thiện môi trường sống, góp phần xây dựng một lối sống văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường cho cộng đồng dân cư.

Dãi ip đấu nối cho hạ tầng metro là gì năm 2024

Lễ khởi công dự án metro số 2 - Ảnh: VGP/Ngọc Tấn

Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đạt 86,69% (508/586 trường hợp đã bàn giao mặt bằng). Trong đó, 4/6 quận (Quận: 1, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú đạt 100%).

Hiện vướng mắc chính là các trường hợp tại Quận 3 (66 trường hợp) liên quan đến đơn giá bồi thường, trong tháng 4/2023 đã được Chủ tịch UBND Thành phố thành lập tổ công tác để tham mưu giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc. UBND quận 3, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Văn phòng UBND thành phố… đang tập trung để xử lý đảm bảo hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng của dự án trong cuối năm 2023.

Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường cho biết tuyến metro số 2 đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị cũng như mạng lưới giao thông của đường phố, góp phần trong việc chỉnh trang đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu các nhà thầu và chủ đầu tư đảm bảo về tổ chức thi công, điều hành; ứng dụng khoa học - công nghệ hợp lý; tránh gây ùn tắc giao thông; đảm bảo an toàn môi trường, mỹ quan đô thị và không làm gián đoạn việc cung ứng các dịch vụ hạ tầng dọc tuyến như cấp điện, cấp nước; tổ chức thi công tiết kiệm, tránh lãng phí gây thất thoát, không tăng mức đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.

Ngoài ra, ông Cường cũng đề nghị quận ủy, UBND các địa phương có liên quan dự án đồng hành cùng chủ đầu tư, báo cáo kịp thời các vướng mắc khó khăn để giải quyết dứt điểm các trường hợp hiện nay còn chưa bàn giao mặt bằng.

Các đơn vị quản lý hạ tầng như điện lực, cấp nước được yêu cầu phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các nhà thầu để thi công hiệu quả các hạng mục hạ tầng của tuyến metro số 2. Các sở ngành hỗ trợ cho Ban quản lý đường sắt đô thị hoàn thiện các thủ tục trong quá trình triển khai lựa chọn các nhà thầu chính, đảm bảo đủ điều kiện khởi công cho gói thầu chính để hoàn thành tuyến metro số 2 vào năm 2030.

Quốc lộ 22 thường xuyên bị kẹt xe, Sở Giao thông vận tải đang đề xuất mở rộng và xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở TP.HCM trong giai đoạn 2021-2030, Sở Giao thông vận tải TP cho biết sơ bộ nhu cầu vốn trong 10 năm tới là 852.500 tỉ đồng. Mục tiêu chính là đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, từ đó giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đề án, sở đề xuất triển khai các dự án đường bộ trong năm 2020-2025, gồm 3 tuyến cao tốc TP.HCM Mộc Bài (xây dựng mới), TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và TP.HCM - Trung Lương (mở thêm làn ôtô). Tập trung các tuyến quốc lộ 1 phía Nam, quốc lộ 13, quốc lộ 22, quốc lộ 50 - đường song hành quốc lộ 50. Tập trung các dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường vành đai 2 và vành đai 3.

Tập trung đầu tư 7 đường trục chính đô thị (trong giai đoạn năm 2020-2025) gồm đoạn ngã tư Bảy Hiền - Âu Cơ (Âu Cơ giao với Thoại Ngọc Hầu); đoạn từ nút giao Thoại Ngọc Hầu - Vành đai trong đến nút giao Vành đai trong - đường số 29; đoạn từ kinh Dương Vương (khu vực đường Đỗ Năng Tế) đến Nguyễn Văn Linh; đường song song quốc lộ 50; đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa; cầu đường Nguyễn Khoái và cầu đường Bình Tiên…

Đầu tư 5 tuyến đường trên cao trong giai đoạn năm 2020-2030, gồm tuyến số 1 dài khoảng 9,5km, tuyến số 2 dài khoảng 11,8km, tuyến số 3 dài khoảng 8,1km, tuyến số 4 dài khoảng 7,3km và tuyến số 5 dài khoảng 34km từ nút giao Trạm 2 (quận Thủ Đức) đến An Lạc (quận Bình Tân).

Sở Giao thông vận tải cũng đề xuất đầu tư 5 nút giao thông trong giai đoạn năm 2020-2025 gồm: nút giao An Phú, nút giao Mỹ Thủy, nút giao Gò Dưa, nút giao Linh Xuân và nút giao ngã tư Bốn xã. Đến năm 2025-2030 tập trung đầu tư 2 nút giao quốc lộ 1 A - đường Vườn Lài và nút giao ngã sáu Công trường Dân Chủ.

Đồng thời, triển khai xây dựng 4 cây cầu có quy mô lớn vượt sông gồm cầu Thủ Thiêm 3 và Thủ Thiêm 4 , cầu Cát Lái và cầu Cần Giờ.

Cũng trong giai đoạn 2020-2025, TP sẽ tập trung đầu tư 3 tuyến metro gồm tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên dài 19,7km (đang thi công); tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương dài 11,3km và tuyến metro số 5 Ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn dài 8,9km.

Đến năm 2025-2030 tập trung đầu tư 4 tuyến metro gồm tuyến metro số 3 Bến Thành - bến xe miền Tây dài 9,7km; tuyến metro số 2 đoạn Bến Thành - Thủ Thiêm và đoạn Tham Lương - bến xe An Sương dài 9,1km; tuyến metro 4b Công viên Gia Định - Lăng Cha Cả dài 3,5km; tuyến metro số 5 Bến xe Cần Giuộc - Ngã tư Bảy Hiền dài 14,5km.

Theo Sở Giao thông vận tải, TP.HCM với vai trò là một đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí đặc biệt quan trọng của cả nước. Đồng thời là đầu mối giao lưu quốc tế; trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á.

Để xứng đáng với vai trò lớn lao này, TP cần phải tạo được những chuyển biến cơ bản trên các lĩnh vực của nền kinh tế. Trong đó giao thông vận tải vốn được xem là ‘mạch máu’ của nền kinh tế cần được ưu tiên phát triển trước một bước.