Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là gì

Quyền tự do thân thể, tự do đi lại là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Theo đó, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính cũng là một hình thức tạm tước đi quyền tư do đi lại, tự do thân thể của công dân và được áp dụng cho trường hợp vi phạm hành chính. Do vậy, một công dân khi bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải biết các quyền của mình để tránh bị các cơ quan chức năng lạm dụng trái pháp luật.

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính, Khoản 1 Điều 18 của Nghị định 112/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 quy định về quyền của người bị tạm giữ hành chính. Theo đó, người bị tạm giữ hành chính có quyền đỏi hỏi các quyền lợi cơ bản của mình như sau:

Thứ nhất: Yêu cầu được thông báo về việc bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính (Phải đòi hỏi để nhận được Quyết định bằng văn bản về việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính của mình nhằm để khiếu nại, tố cáo nếu áp dụng sai luật);

Thứ hai: Yêu cầu người ra quyết định tạm giữ thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc, học tập biết việc mình bị tạm giữ hành chính (Ngay sau khi ra quyết định tạm giữ, theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo bằng văn bản, điện thoại, fax hoặc các phương tiện thông tin khác về quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính cho gia đình, cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập của người bị tạm giữ biết. Nếu không thể thông báo được thì phải báo cho người bị tạm giữ biết và ghi vào sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính.)

Thứ ba: Yêu cầu được biết lý do tạm giữ, thời hạn tạm giữ và địa điểm bị tạm giữ; khiếu nại về việc tạm giữ; (có ghi trong quyết định tạm giữ)

+ Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp (lý do) sau: (1). Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi: a) Gây rối trật tự công cộng; b) Gây thương tích cho người khác; (2). Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong các trường hp luật quy định (Thuộc khoản 2 Điều 11 của Nghị định 17/2016/NĐ-CP ngày 17/3/2016) mà người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm; và (3). Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm liên quan đến việc phòng chống bạo lực gia đình.

+ Thời hạn tạm giữ: Không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Tại khu vực biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng sâu, vùng xa có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

Thứ tư: Yêu cầu được bảo đảm tiêu chuẩn ăn uống theo quy định. (Trường hợp người bị tạm giữ hoặc gia đình họ không thể tự đảm bảo được, thì tiêu chuẩn mỗi người một ngày là 0,6 kg gạo tẻ thường, 0,1 kg thịt lợn loại thường, 0,5 kg rau xanh, 01 lít nước uống được đun sôi để nguội, nước mắm, muối, chất đốt phù hợp).

Thứ năm: Được điều trị, chăm sóc y tế khi bị bệnh theo quy định. (Người đang bị tạm giữ mà bị bệnh, được điều trị tại chỗ; trường hợp bệnh nặng hoặc phải cấp cứu thì cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở y tế và báo ngay cho gia đình, thân nhân của họ biết để chăm sóc).

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi.

                                                                                                                                             Luật sư Vũ Văn Tiến

Lưu ý: Nội dung tư vấn của chúng tôi nêu trên chỉ nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật đến quý khách hàng để tham khảo chung, không phải là nội dung tư vấn nhằm giải quyết các nhu cầu pháp lý cụ thể của từng khách hàng. Nếu có nhu cầu tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. 

Điện thoại tư vấn: 0989 863 966 – Zalo: 0909 586 490 – Email

Trong một số trường hợp đặc biệt, chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp tạm giữ người. Nghị định 112/2013/NĐ-CP có quy định cụ thể về biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính hiện nay.

Các trường hợp được tạm giữ 

Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi quy định tại Điều 11 Nghị định 112/2013/NĐ-CP, bao gồm:

– Gây rối trật tự công cộng.

– Gây thương tích cho người khác.

– Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc mà có đơn đề nghị của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc đã bị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm.

Xem thêm: Biệp pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thời hạn tạm giữ

Theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.

Xem thêm: Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản

Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

Thẩm quyền tạm giữ

Những người được quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 17/2016/NĐ-CP có thẩm quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Bao gồm:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;

2. Trưởng Công an cấp huyện;

3. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;

4. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu;

5. Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;

6. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;

7. Đội trưởng Đội quản lý thị trường;

8. Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;

9. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển;

10. Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;

11. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Trong một số trường hợp vắng mặt, cấp trưởng có thể ủy quyền bằng văn bản lại cho cấp phó quyết định (áp dụng với người có thẩm quyền từ trường hợp 1 đến trường hợp 9).

Xem thêm: Trình tự nộp tiền phạt khi bị xử lý vi phạm hành chính

Nơi tạm giữ

Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc bung tạm giữ hành chính thì có thể tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải đảm bảo các quy định chung.

Nơi tạm giữ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Nơi tạm giữ phải có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh và an toàn về phòng cháy, chữa cháy, thuận tiện cho việc trông coi, bảo vệ. Người bị tạm giữ qua đêm phải được bố trí giường hoặc sàn nằm và phải có chiếu, chăn, màn; chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người là 2 m2

– Cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.

– Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa khi đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ.

Xem thêm: Quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.