Tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán

Tiêu chuẩn này thay đổi gần như hoàn toàn về cách tính tải trọng gió, nên gây nhiều khó khăn cho kĩ sư trong viêc áp dụng tính toán thực tế.

Các câu hỏi: Tại sao tiêu chuẩn cũ bị bỏ, không đúng chỗ nào? Tại sao nhà thấp tầng cũng phải tính thành phần động của gió? Tại sao hệ số tin cậy của gió lớn thế đến 2.1 cơ à. Tại sao lại phải nhân hệ số tầm quan trọng trong tổ hợp tại trọng?...

Hơn nữa tiêu chuẩn vừa ban hành là áp dụng ngay nên có nhiều bất cập gây khó khăn việc ứng dụng tiêu chuẩn.

Chính vì lẽ đó nên khóa học ra đời để giúp các anh /chị tiếp cận và update nhanh và chính xác, cung cấp bảng tính Excel chuẩn để áp dụng vào công tác thiết kế hiện tại.

TCVN 2737-1995 ( tiêu chuẩn tính toán về tải trọng và tác động áp dụng cho công trình dân dụng và công trình công nghiệp ).

Trong quá trình tính toán kết cấu, bạn sẽ gặp rất nhiều khái niệm về tải trọng với những tên gọi khác nhau.

Phân loại tải trọng dựa vào tính chất tác dụng:

Với cách phân loại này, ta sẽ có 3 loại tải trọng sau:

  • Tải trọng thường xuyên hay còn có tên gọi là TĨNH TẢI.

Tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán

  • Là tải trọng có lực tác dụng với phương và chiều không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng kết cấu. Như tải trọng bản thân của các loại kết cấu, các vách ngăn cố định,….
  • Để xác định tải trọng thường xuyên ta cần phải phân tích từng lớp cấu tạo cụ thể của bộ phận kết cấu đó, rồi lập ra bảng tính như dưới để xác định chính xác tĩnh tải cho từng loại kết cấu.

Tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán

  • Tải trọng tạm thời hay còn có tên gọi là HOẠT TẢI.
    • Là tải trọng có lực tác dụng với điểm đặt lực, phương và chiều tác dụng thay đổi trong quá trình sử dụng kết cấu.
    • Đó là tải trọng do người hoặc các đồ vật ở trên sàn nhà, tải trọng do gió, do các phương tiện giao thông,…
    • Để xác định tải trọng tạm thời ta cần phải dựa vào tiêu chuẩn TCVN 2737-1995 về tải trọng và tác động để tra ra các số liệu thống kê, rồi lập ra bảng tính như dưới.

Tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán

  • Tải trọng đặc biệt.
    • Là những tải trọng xảy ra trong trường hợp đặc biệt, ít khi xảy ra như động đất, cháy nổ, bom đạn,…

Tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán

Phân loại tải trọng dựa vào thời hạn tác dụng:

  • Tải trọng tác dụng dài hạn gồm.
    • Tải trọng thường xuyên
    • Và một phần nào đó của tải trọng tạm thời, theo tiêu chuẩn TCVN2737-1994; có quy định tải trọng tạm thời dài hạn gồm:

Tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán

Tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán

  • Tải trọng tác dụng ngắn hạn gồm
    • Phần còn lại của tải trọng tạm thời, theo tiêu chuẩn TCVN2737-1994; có quy định tải trọng tạm thời ngắn hạn gồm:

Tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán

Phân biệt tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán

Tải trọng tiêu chuẩn:

Lấy bằng các giá trị thường gặp trong quá trình sử dụng công trình. Trị số này được xác định theo các số liệu thực tế, theo thống kê.

Tải trọng tính toán:

Lấy bằng trị số tải trọng tiêu chuẩn nhân với hệ số độ tin cậy.

Tải trọng này sẽ là tải trọng chính để đưa vào tính toán; do nó có bổ sung thêm hệ số tin cậy ( hay còn gọi là hệ số vượt tải ); hệ số kể đến các trường hợp đột xuất khi tải trọng vượt quá trị số của tải trọng tiêu chuẩn; gây bất lợi cho kết cấu.

không chỉ là kiến thức phổ thông mà còn giúp người xây dựng, kiểm định công trình biết cách điều chỉnh cho đúng kỹ thuật.

Chúng ta thường nghe thấy tải trọng khi đề cập đến vấn đề khả năng chịu tải của nền móng, cọc trong xây dựng công trình. Chính vì vậy, việc xác định tải trọng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và rất quan trọng. Hãy cùng Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ đi tìm hiểu nhé.

Tải trọng là gì? Các loại tải trọng cần biết

Tải trọng công trình là tải trọng và các tác động vào công trình xây dựng dưới dạng lực, và các tác động không phải là lực khác như biến dạng cưỡng bức, chênh lệch nhiệt độ.

Tải trọng là thông số kỹ thuật quan trọng đặc biệt và không thể thiếu khi thiết kế móng nhà cũng như bản vẽ của toàn bộ công trình.

Tải trọng tạm thời và tải trọng thường xuyên

  • Tải trọng tạm thời: chỉ xuất hiện trong 1 thời kỳ nào đó của thi công hoặc sử dụng công trình, sau đó giảm dần, thậm chí mất hẳn. Dựa trên thời gian tồn tại, người ta chia tải trọng tạm thời thành:​

  • Tải trọng tạm thời dài hạn: vật liệu chứa, trọng lượng của thiết bị,...
  • Tải trọng tạm thời ngắn hạn: trọng lượng người, xe máy thi công, áp lực của sóng, tải trọng của gió,...
  • Tải trọng tạm thời đặc biệt: xuất hiện trong những trường hợp đặc biệt trong quá trình thi công hoặc sử dụng như động đất, các sự cố khác.

  • Tải trọng thường xuyên: có tác dụng trong suốt quá trình thi công và sử dụng công trình. Gồm trọng lượng bản thân kết cấu, áp lực của nước và đất,...

Tải trọng tính toán và tải trọng tiêu chuẩn

  • Tải trọng tính toán:

+ Chính là loại tải trọng đã xét đến khả năng có thể xảy ra sự sai khác giữa tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng lực về hướng không có lợi cho công trình

+ Được xác định bằng cách: nhân tải trọng tiêu chuẩn với hệ số vượt tải tương ứng theo công thức: Ntt = Ntc.n

Trong đó: n là hệ số vượt tải, trọng lượng bản thân các loại vật liệu có n=1,1. Trọng lượng của các lớp đất đắp, lớp cách âm, cách nhiệt,... có n=1,2. Trọng lượng các thiết bị kỹ thuật có n=1,3 và trọng lượng thiết bị vận chuyển với n=1,3.

  • Tải trọng tiêu chuẩn: là tải trọng lớn nhất, không làm hư hại, trở ngại hay ảnh hưởng ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường khi sử dụng và sửa chữa công trình.

Tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán

Cách xác định tải trọng cho móng nhà

Để xác định tải trọng cho móng nhà, người thiết kế và thi công cần phải tính toán rất kỹ và nhiều yếu tố. Đặc biệt cần chú ý đến các tổ hợp tải trọng và hệ số tính toán tải trọng.

Các tổ hợp tải trọng

Đây là những tổ hợp tải trọng quan trọng khi thực hiện tính toán;

  • Tổ hợp tải trọng chính (cơ bản): gồm các tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn, và thêm một trọng các tải trọng tạm thời ngắn hạn.
  • Tổ hợp tải trọng phụ (bổ sung): gồm các tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời dài hạn, và 2 hay nhiều tải trọng tạm thời ngắn hạn.
  • Tổ hợp tải trọng đặc biệt: bao gồm các tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời dài hạn và một số tải trọng tạm thời ngắn hạn cùng tải trọng đặc biệt.

Tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán

Những hệ số tính toán tải trọng thông dụng

Dưới đây là những hệ số thường dùng khi tính toán nền móng theo trạng thái có giới hạn mà bạn có thể tham khảo:

  • Hệ số vượt tải n: được dùng để xét đến sự sai khác có thể xảy ra của tải trọng trong thời gian thi công và sử dụng công trình. Tùy theo loại công trình và tính chất tác dụng của tải trọng tác động mà người ta quy định hệ số vượt tải có thể lớn hoặc nhỏ hơn 1.
  • Hệ số đồng nhất K: được dùng để xét tới khả năng phân tán cường độ của đất ở các điểm khác nhau trong nền do tính phân tán về các chỉ tiêu cơ học gây nên. K thường nhỏ hơn 1 (do đất có tính đồng nhất kém).
  • Hệ số điều kiện làm việc m: được dùng để xét tới điều kiện làm việc thực tế của nền đất. Hệ số m có thể lớn hoặc bé hơn 1 tùy vào từng điều kiện cụ thể.

- Tham khảo thêm:

  • Đà kiềng là gì? công dụng và cách thi công đà kiềng HIỆU QUẢ
  • Cách kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi ĐƠN GIẢN NHẤT
  • Các phương pháp đóng cọc bê tông cốt thép

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp mọi người hiểu hơn về tải trọng là gì? Qua đó nắm được tầm quan trọng và cách xác định tải trọng cho công trình móng nhà. Nếu cảm thấy bài viết này hay và nội dung bổ ích, hãy chia sẻ đến nhiều người nữa nhé.