Tại sao nhóm máu ab lại hiếm

Nhóm máu AB Rh+ nhận được nhóm máu nào? Có thể nói những người mang nhóm máu này sẽ có rất nhiều lợi thế, bởi nó có thể tiếp nhận được tất cả loại máu mà không hề gây biến chứng dù là nhỏ nhất.

Khái quát chung về nhóm máu AB

Nhóm máu AB là nhóm máu xuất hiện muộn nhất trong quá trình tiến hóa của con người. Theo thống kê, dân số thế giới có nhóm máu này cũng rất ít, chỉ chiếm tỷ lệ ít khoảng 5%. Ở Việt Nam, tỷ lệ các nhóm máu là:

  • Nhóm máu O: 45%
  • Nhóm máu B: 30%.
  • Nhóm A: 20%.
  • Nhóm máu AB: 5%.

Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, thì nhóm máu được coi là rất hiếm khi chỉ chiếm tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể máu. Như vậy, khó nói nhóm máu cũng không thể khẳng định AB là máu hiếm.

Tại sao nhóm máu ab lại hiếm

Nhóm máu AB hiếm hơn các loại máu khác

Tuy nhiên, nếu căn cứ theo hệ Rh, thì các nhóm máu sẽ được chia làm 2 loại là Rh+ và Rh-. Những người V có nhóm máu Rh- (O-, A-, B-, AB-) tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,1% dân số, nên nó được gọi là nhóm máu hiếm.

Sở dĩ nhóm máu AB ít có mặt hơn các nhóm máu khác là do: Nhóm máu A chỉ có mình kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và nhóm máu B chỉ có duy nhất kháng nguyên B, trong khi đó nhóm máu AB phải có cả 2 loại kháng nguyên A và B. Những người mang nhóm máu AB sẽ được thừa hưởng loại gen A từ bố/ mẹ và gen B từ người còn lại. Dựa trên số người mang nhóm máu A và B thì sự kết hợp đặc biệt này sẽ thấp hơn nhiều so với những trường hợp khác..

Nhóm máu AB Rh+ nhận được nhóm máu nào?

Nhóm máu AB Rh+ nhận được nhóm máu nào? Câu trả lời chính xác là nó có thể thuận lợi tiếp nhận bất cứ nhóm máu nào. Bởi trên tế bào hồng cầu của nhóm máu AB vốn dĩ đã có chưa cả 2 kháng nguyên A và B, nhưng trong huyết tương lại không mang một kháng thể nào.

Như vậy tuy ít gặp hơn các nhóm máu còn lại nhưng người mang nhóm máu AB Rh+ lại chiếm một lợi thế lớn là có thể nhận được tất cả loại máu. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý, những người có nhóm máu AB chỉ hiến được cho người cùng nhóm AB. Điều này là do sự xuất hiện của kháng nguyên A và B ở trên tế bào hồng cầu.

Tại sao nhóm máu ab lại hiếm

Nhóm máu AB Rh+ có thể nhận được tất cả các nhóm máu khác

Ngược lại, những người mang nhóm máu AB Rh- cực hiếm thì lại chỉ có thể nhận máu từ người có cùng nhóm máu Rh-. Bởi vì nếu tiếp nhận máu nhóm khác, kể cả AB Rh+ cũng có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Số người có nhóm máu AB Rh+ chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với AB Rh-. Nhóm này cũng chứa các thành phần cơ bản là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu giống như tất cả các nhóm máu khác. Đặc biệt, nó còn có thêm cả plasma (huyết tương) - một loại chất lỏng trong suốt màu vàng giúp giữ các tế bào máu đỏ và trắng.

Vừa rồi là những thông tin liên quan đến nhóm máu AB Rh+. Mỗi người chúng ta đều cần nắm rõ được nhóm máu của mình để chủ động bảo vệ sức khỏe trong mọi tình huống.

Bạn đã biết mình thuộc nhóm máu nào không? Bạn biết gì về nhóm máu Rh- và Rh+? Bài viết hôm nay sẽ đưa ra những thông tin hết sức thú vị về nhóm máu chuyên cho và nhóm máu chuyên nhận, có liên quan đến yếu tố Rh. Đoán thử xem?

2 hệ thống nhóm máu thường gặp

Hiện nay y học đã phát hiện ra 5 hệ thống nhóm máu cơ bản, trong đó có hai hệ thống nhóm máu được quan tâm và chú trọng nhất, đó là: hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống nhóm máu Rh.

Hệ thống nhóm máu ABO

ABO trong Tiếng Anh là ABO bloo group sytem, là tên của một hệ thống nhóm máu người do sự tồn tại của kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu. Hiểu đơn giản, đây là một hệ thống nhóm máu với các nhóm máu chính là: A, B, AB và O.

Cụ thể:

  • Nhóm máu A: có kháng nguyên A và kháng thể B
  • Nhóm máu B: có kháng nguyên B và kháng thể A
  • Nhóm máu AB: có cả kháng nguyên A và B, không có kháng thể
  • Nhóm máu O: không có kháng nguyên, có cả hai kháng thể A và B
  • Hệ thống nhóm máu Rh

Rh viết tắt của Rhesus được phát hiện năm 1937. Hệ thống nhóm máu Rh bao gồm 49 kháng nguyên nhóm máu, trong đó kháng nguyên D được xem là quan trọng nhất.

  • Nếu có Rh thì là dương tính: Rh+: A+, B+, AB+, O+
  • Nếu không có Rh thì là âm tính : Rh-: A-, B-, AB-, O-

Yếu tố Rh có liên quan mật thiết đến truyền máu và các tai biến trong truyền máu.

Bảng cho và nhận các nhóm máu

Cơ chế truyền máu

  • Truyền cùng nhóm máu để đảm bảo kháng nguyên và kháng thể tương ứng tránh gặp nhau, gây hiện tượng kết dính hồng cầu
  • Thực hiện phản ứng chéo giữa nhóm máu người cho và người nhận: trộn hồng cầu người cho với huyết thanh người nhận và trộn hồng cầu người nhận với huyết thanh người cho. Nếu không có sự ngưng kết hồng cầu thì chứng tỏ máu người cho phù hợp với máu người nhận.
  • Nếu truyền máu không tương thích sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thể của người nhận chống lại máu từ người cho, gây vỡ hồng cầu dẫn đến tai biến trong truyền máu

Nhóm máu chuyên cho

Nhóm máu chuyên cho là cách mà người ta nói về O Rh-. O là nhóm máu phổ biến, chiếm đến 45% trong dân số người Việt. Đối với nhóm máu O Rh-, tỉ lệ người có nhóm máu rất hiếm so với nhóm máu O Rh+. Nhưng O Rh- lại có thể cho được mọi nhóm máu khác, kể cả nhóm máu Rh+.Tuy nhiên, người có nhóm máu O Rh- lại chỉ nhận được chính nó. Chính vì vậy mà người nhóm máu này sẽ gặp khó khăn rất nhiều nếu cần truyền máu. Vì nhóm máu O Rh- không có sẵn quá nhiềutrong ngân hàng dự trữ máu của bệnh viện. Chính vì vậy, dù rất hay giúp đỡ và có lòng tốt với mọi người nhưng O Rh- hãy tự biết bảo vệ mình nhé!

Nhóm máu O Rh- nhóm máu chuyên cho (Ảnh sưu tầm)  

Xem thêm: Nếu bạn là người mang nhóm máu hiếm O Rh- thì hãy làm những điều này

Nhóm máu chuyên nhận

Trái ngược với O Rh- chuyên cho, thì AB Rh+ lại là nhóm máu chuyên nhận. Nhóm máu này khá hiếm, tuy nhiên lại có ưu thế là nhận được bất kì nhóm máu nào. Vì vậy mà dù rất hiếm nhưng vẫn có thể an tâm trong truyền máu. Có thể nhận được mọi nhóm máu nhưng B Rh+ lại chỉ cho duy nhất được chính nó, nghĩa là khá “ích kỉ”. Tuy nhiên đối với nhóm máu AB Rh-, hãy cẩn trọng hơn vì nhận được rất ít nhóm máu.

Cùng là nhóm máu hiếm nhưng O Rh- và B Rh+ lại có sự đối nghịch nhau đúng không nào? Để biết mình nhóm máu nào và có thể cho nhận ra sao thì hãy xét nghiệm máu hoặc hiến máu nhân đạo, đây cũng chính là một nghĩa cử nhân văn đem lại giá trị sự sống cho cộng đồng.

Xem thêm: Điều chưa biết về nhóm máu hiếm AB?

Tác giả: Nguyễn Ái Bích

  • 04:00 28/03/2022
  • Xếp hạng 4.88/5 với 20193 phiếu bầu


Nhóm máu AB là một trong những nhóm máu hiếm, được đặc trưng bởi cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu và không có kháng thể trong huyết tương.

Ở cơ thể người bình thường, các tế bào hồng cầu được sản xuất ở trong tủy xương và có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong cơ thể, mỗi khoảng 2 - 3 giọt máu có chứa khoảng 1 tỷ tế bào máu. Trong đó, số lượng tế bào hồng cầu vượt xa so với tiểu cầu và bạch cầu (cứ khoảng 600 tế bào hồng cầu mới có khoảng 40 tế bào tiểu cầu và một bạch cầu duy nhất).

Theo người phát ngôn của Hội Huyết học Mỹ thì trên bề mặt các tế bào hồng cầu luôn có những protein gắn với carbohydrates, đây cũng chính là dấu hiệu cơ bản giúp xác định tế bào máu của người thuộc nhóm nào. Thông thường, có 8 nhóm máu cơ bản là: A, B, AB và O và mỗi loại lại chia ra thành Rh+ và Rh-.

Nhóm máu A là nhóm chỉ có duy nhất kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, nhóm B thì chỉ có kháng nguyên B, trong khi đó nhóm máu AB lại có cả 2 loại kháng nguyên và nhóm máu O là nhóm không có loại kháng nguyên nào trên bề mặt hồng cầu. Đây là 4 nhóm máu cơ bản và quan trọng để xác định nhóm máu cho người bệnh có thể tiếp nhận an toàn khi truyền máu hay không.

Trường hợp người bệnh bị tiếp nhận máu không có sự tương thích sẽ mang đến phản ứng rất nguy hiểm vì hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra các kháng nguyên lạ trên bề mặt tế bào máu và dẫn đến xung đột.

Trên bề mặt các tế bào hồng cầu luôn có những protein gắn với carbohydrates giúp xác định nhóm máu

Thực tế cho thấy, những người thuộc nhóm máu AB rất hiếm và đặc biệt bởi có cả kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu, nhưng lại không có kháng thể trong huyết tương.

Tất cả các nhóm máu đều chứa các thành phần cơ bản như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu và plasma (thành phần chất lỏng trong máu có tác dụng giữ cho các tế bào máu đỏ và trắng cùng các tiểu cầu trong hệ thống máu). Các tế bào máu đỏ sẽ được sản xuất trong tủy xương và thực hiện công việc vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể, so với các tiểu cầu thì các tế bào máu đỏ nhiều hơn và cầm máu bằng cách làm đông và ngăn tế bào bạch cầu, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của mầm bệnh và bệnh tật.

Trường Y khoa Stanford (Mỹ) đã tiến hành khảo sát và tính tỷ lệ nhóm máu của dân số nói chung và cho kết quả như sau:

  • O+: Chiếm 37,4%
  • O-: Chiếm 6,6%
  • A+: Chiếm 35,7%
  • A-: Chiếm 6,3%
  • B+: Chiếm 8,5%
  • B-: Chiếm 1,5%
  • AB+: Chiếm 3,4%
  • AB-: Chiếm 0,6%

Tuy nhiên, đây chỉ là tỷ lệ nói chung và trên thực tế thì vẫn có sự khác biệt đôi chút dựa trên nền tảng sắc tộc. Những người sở hữu nhóm máu B thường phổ biến hơn ở châu Á so với người da trắng, trong khi nhóm máu O lại phổ biến hơn ở Tây Ban Nha.

Nhóm máu AB (Rh-) là nhóm máu hiếm nhất hiện nay

Những người có nhóm máu AB có thể là do di truyền, gen A từ bố và gen B từ mẹ. Những người sở hữu nhóm máu hiếm này lại chiếm một lợi thế lớn là có thể nhận được bất kỳ loại máu nào, đặc biệt là nhóm máu AB+. Tuy nhiên, vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB nên những người có nhóm máu này lại chỉ có thể tặng máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ. Trong trường hợp nhóm máu AB có Rh- thì lại chỉ có thể nhận máu từ những người có nhóm máu có Rh- bởi nếu nhận từ những người có Rh+ thì có thể gây ra những tai biến nguy hiểm khi truyền máu.

Trên thực tế, những người sở hữu nhóm máu hiếm nếu cần được truyền máu gấp do gặp phải tai nạn mất máu hay trải qua một cuộc phẫu thuật cấp cứu... thì không phải lúc nào bệnh viện cũng có sẵn nguồn máu dự phòng. Chính vì thế, nếu là người sở hữu nhóm máu AB thì hãy nên tích cực chăm sóc bản thân và gửi máu vào ngân hàng máu để phòng khi cần dùng đến, nếu có thể thì hãy tham gia vào hội những người mang nhóm máu hiếm để có thể giúp nhau khi cần thiết.

XEM THÊM:

Nhóm máu AB âm tính được coi là nhóm máu hiếm nhất nhưng vì nhóm máu có liên quan đến di truyền, nên không có nhóm máu nào được coi là hiếm nhất trên toàn thế giới.

Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc vì sao nhóm máu AB là nhóm máu hiếm nhất cũng như quy tắc cho và nhận của nhóm máu này.

Thành phần nhóm máu bao gồm tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Trong đó, tế bào hồng cầu do tủy sản xuất, có tác dụng vận chuyển oxy trong cơ thể. Bạch cầu là thành phần giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và các mầm bệnh. Tiểu cầu có chức năng đông máu, giúp vết thương ngừng chảy máu.

Trên bề mặt hồng cầu sẽ có các protein gắn với carbohydrates được gọi là kháng nguyên. Đây chính là dấu hiệu cơ bản để xác định tế bào máu thuộc nhóm máu nào.

Trong một vài cách chia nhóm máu thì phổ biến nhất là chia theo hệ ABO. Trong đó gồm có 4 nhóm chính A, B, O, và AB. Nhóm máu A chỉ có duy nhất kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu. Tương tự, nhóm máu B chỉ có kháng nguyên B. Còn nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên và nhóm máu O không có cả 2.

Ngoài ra, máu cũng được phân loại theo yếu tố Rh. Đây là một kháng nguyên khác được tìm thấy trên các tế bào hồng cầu. Ví dụ, nếu các tế bào máu AB có kháng nguyên, chúng được coi là AB Rh dương tính. Nếu họ không có thì được coi là AB Rh âm tính.

Theo một nghiên cứu thì nhóm máu AB là kết quả xen kẽ giữa người da trắng (thường là nhóm A) và người Mông Cổ (thường là nhóm máu B). Vì những lý do này, tỉ lệ người châu Âu thuộc nhóm máu AB rất thấp. Thế nhưng tỉ lệ này lại khá cao ở Ấn Độ, nơi có sự giao thoa mạnh. Tại Việt Nam, con số trên dựa vào thống kê do Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương thực hiện, hiện tại có khoảng 6,6% dân số thuộc nhóm máu này.

Nhóm máu được xác định bởi gen di truyền, chúng ta thừa hưởng một gen từ mẹ và một gen từ bố để tạo ra một cặp gen nhóm máu. Tuy nhiên, nếu một trong 2 gen bạn được thừa hưởng là O thì sẽ không tác động gì nhiều lên các gen còn lại. Vì vậy, một người nhóm máu A có thể do thừa hưởng gen A từ cả bố và mẹ: hoặc nhận gen A từ một người và gen O từ người kia. Điều này cũng đúng với người nhóm máu B. Những người nhóm máu O thừa hưởng hai 2 gen O từ phụ huynh.

Xem ngay:  Mồ hôi máu - Những điều cần biết

Những người mang nhóm máu AB được thừa hưởng gen A từ bố hoặc mẹ và gen B từ người còn lại. Dựa trên số lượng người mang nhóm máu A và B; tỷ lệ xảy ra của sự kết hợp đặc biệt này sẽ thấp hơn những trường hợp khác. Tỷ lệ theo khảo sát cũng đã chứng minh một cách trực quan tại sao nhóm máu AB lại hiếm đến thế.

Về lý thuyết, người mang nhóm máu AB có thể nhận được tất cả máu (khối hồng cầu) từ những người có nhóm máu khác của hệ ABO và người nhóm máu AB chỉ cho được cho người cùng nhóm AB nên thường được gọi là nhóm máu “chỉ nhận”. Sau đây là bảng nguyên tắc truyền máu theo hệ Rh:

Truyền Nhận
AB+ AB+ Mọi người
AB- AB+, AB- AB-, A-, B-, O-

Người có nhóm máu AB nên đến các trung tâm hiến máu để đăng ký thông tin, các trung tâm này sẽ ghi nhận lại thông tin của bạn. Bạn có thể sẽ nhận được lời đề nghị hiến máu cho các bệnh nhân cùng nhóm máu khi cần thiết và ngược lại, khi cần chế phẩm máu họ sẽ giúp bạn.

Set of blood cells types. Medical and healthcare infographic.

Các nhóm máu được phát hiện vào năm 1901 bởi một nhà khoa học người Áo tên là Karl Landsteiner. Mỗi một nhóm máu mang những đặc trưng riêng biệt, trong thực hành truyền máu, ngoài những tiêu chuẩn xét nghiệm nhằm phát hiện, ngăn ngừa các virus lây lan qua đường truyền máu thì chúng ta còn cần phải thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản về an toàn miễn dịch đó là không để cho các kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau; đặc biệt là nhóm máu hệ ABO và Rh(D).

Theo các chuyên gia, nếu truyền máu không phù hợp có thể sẽ gây ra các tai biến trầm trọng, thậm chí có thể đưa đến tử vong. Vì thế, việc biết bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nó ra sao là rất quan trọng.

Nguồn tham khảo

What’s the Rarest Blood Type?

https://www.healthline.com/health/rarest–blood–type

What Your Blood Type Says About You: A Fun, Educational Look at Your Health and Personality

https://www.waldenu.edu/programs/health/resource/what–your–blood–type–saysabout–you

What Does Your Blood Type Mean for Your Health?

https://www.nm.org/healthbeat/healthy–tips/what–does–your–blood–type–mean–foryour–health