Tại sao luật của chúng tả không loại trừ việc bảo hộ sáng chế cho giống cây trồng

Mục lục bài viết

  • 1. Thủ tục đăng ký quyền đối với giống cây trồng
  • 2. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được quy định như thế nào ?
  • 3. Tên của giống cây trồng được quy định như thế nào ?
  • 4. Bảo hộ giống cây trồng theo luật sở hữu trí tuệ khi Việt Nam là thành viên của WTO
  • 4.1 Xu hướng chung của thế giới
  • 4.2 Quy định của pháp luật Việt Nam
  • 4.3 Những việc phải tiếp tục làm
  • 5. Danh mục các loài cây trồng được bảo hộ ?
  • 6. Nội dung pháp lý cơ bản của Công ước UPOV về bảo hộ giống cây trồng mới

1. Thủ tục đăng ký quyền đối với giống cây trồng

Điều 164 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:

1. Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng (sau đây gọi là người đăng k‎ý) bao gồm:

a) Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình;

b) Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

c) Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

3. Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển do sử dụng ngân sách nhà nước hoặc từ dự án do Nhà nước quản lý thì quyền đối với giống cây trồng đó thuộc về Nhà nước. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký quyền đối với giống cây trồng quy định tại khoản này. Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả

2. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được quy định như thế nào ?

Điều 194 Luật sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:

1. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định.

2. Trường hợp quyền đối với giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển nhượng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.

3. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

4. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng tạo ra từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ. Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ tư vấn bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp;

3. Tên của giống cây trồng được quy định như thế nào ?

Điều 163 Luật sửa đổi, bổ sung LSHTT 2005 quy định:

1. Người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, tên đó phải trùng với tên đã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng.

2. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự.

3. Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:

a) Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó;

b) Vi phạm đạo đức xã hội;

c) Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó;

d) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;

đ) Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;

e) Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.

4. Tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong bằng bảo hộ, kể cả sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ.

5. Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.6162

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

4. Bảo hộ giống cây trồng theo luật sở hữu trí tuệ khi Việt Nam là thành viên của WTO

Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006. Tại thời điểm này, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chúng ta đã có nhiều điểm tương thích với Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ – TRIPS. Theo đó, một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được đề cập trong hiệp định TRIPS – giống cây trồng mới – lần đầu tiên được điều chỉnh trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

Đây là vấn đề còn mới mẻ ở nước ta cả về lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy, để các quy định về bảo hộ giống cây trồng mới có thể được thi hành trong thực tiễn, chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

4.1 Xu hướng chung của thế giới

Xét trên phương diện lịch sử hình thành và phát triển, giống cây trồng mới có thể được coi là thế hệ “sinh sau đẻ muộn” trong gia đình các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Phải mãi đến những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, cùng với việc thông qua Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng (UPOV) vào tháng 12/1961, quyền sở hữu trí tuệ của những người sáng tạo giống cây trồng lần đầu tiên được cộng đồng quốc tế thừa nhận và bảo hộ. Các quốc gia đã nhanh chóng nhận ra rằng, hoạt động sáng tạo giống cây trồng mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn cả trong bảo vệ môi trường. Do vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng đã trở thành một cam kết bắt buộc mà tất cả các nước cần phải thực hiện trước khi tiến hành gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Khoản 3 Điều 27, Hiệp định TRIPS quy định: “các thành viên phải bảo hộ giống cây trồng bằng hệ thống patent hoặc bằng một hệ thống riêng hữu hiệu, hoặc bằng sự kết hợp giữa hai hệ thống đó dưới bất kỳ hình thức nào”.

Bảo hộ giống cây trồng theo một hệ thống riêng biệt đang là xu thế có tính chất phổ biến của các quốc gia trên thế giới. Quy trình để tạo ra một giống cây trồng mới thường mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Trong khi đó, việc sao chép giống cây trồng lại có thể được thực hiện nhanh chóng theo nhiều cách thức khác nhau, như: chiết cây, giâm cây hoặc gieo hạt … Mặc dù hệ thống bảo hộ độc quyền sáng chế được các nhà chuyên môn đánh giá là có nhiều ưu điểm trong việc chống lại các khả năng vi phạm đối với giống cây trồng mới, nhưng thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế (tối đa chỉ 20 năm) lại không phù hợp đối với đối tượng giống cây trồng mới (thời gian khai thác giống cây trồng có thể kéo dài đến 25 năm hoặc hơn thế). Thực tế này đòi hỏi các nhà làm luật cần phải xây dựng cơ chế bảo hộ hữu hiệu, riêng biệt cho đối tượng giống cây trồng mới, đảm bảo cho người tạo giống cây trồng có thể khai thác lợi nhuận và tái đầu tư cho các hoạt động sáng tạo của mình.

4.2 Quy định của pháp luật Việt Nam

Thực hiện Chương trình hành động về sở hữu trí tuệ trước khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (đầu năm 2000, một chương trình hành động về sở hữu trí tuệ đã được khởi xướng nhằm thực hiện mục tiêu làm cho hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam tương thích với các yêu cầu của Hiệp định TRIPS), ngày 20/4/2001, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 13/2001/NĐ-CP quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng mới. Theo đó, giống cây trồng mới sẽ được bảo hộ theo một hệ thống riêng biệt do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp quản lý. Đến nay, với Phần IV của Luật Sở hữu trí tuệ, pháp luật về bảo hộ giống cây trồng mới tiếp tục được hoàn thiện.

Giống cây trồng được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam là giống cây được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc danh mục giống cây trồng được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Theo định nghĩa trên, có thể hiểu chủ thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng mới bao gồm hai nhóm chính:

Thứ nhất, là người chọn tạo ra giống cây trồng mới. Đây là những chủ thể đã tạo ra giống cây trồng mới, chưa từng tồn tại trước đó trong thế giới tự nhiên bằng những phương tiện kỹ thuật nhất định. Pháp luật không đặt ra bất kỳ giới hạn cụ thể nào đối với hình thức, trình độ kỹ thuật trong việc thực hiện quy trình tạo giống cây trồng được bảo hộ. Đó có thể là thao tác kỹ thuật đơn giản như lựa chọn và lọc giống cây cho đến những công nghệ phức tạp, hiện đại như công nghệ chuyển gien, cấy ghép gien …

Thứ hai, là người phát hiện và phát triển giống cây trồng. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có văn bản chính thức giải thích một cách cụ thể về khái niệm “phát hiện và phát triển giống cây trồng”. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào đặc điểm pháp lý nói chung của quyền sở hữu trí tuệ, có thể khẳng định rằng, một người chỉ có công đơn thuần trong việc phát hiện ra giống cây trồng mới sẽ không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng đó. Do vậy, khái niệm “phát triển” được sử dụng ở đây như là một sự bổ sung cần thiết, là điều kiện đủ để được nhà nước xem xét cấp bằng độc quyền đối với giống cây trồng đã được phát hiện. Hành vi “phát triển giống cây trồng được phát hiện” có ý nghĩa hoàn toàn khác biệt với hành vi “sáng tạo giống cây trồng”. Nếu hành vi “sáng tạo giống cây trồng” bao gồm những hoạt động cải tiến hoặc cải tạo đối với các tính trạng di truyền căn bản của cây trồng, nhằm mục đích tạo ra giống cây trồng có các tính trạng di truyền mới, thì hành vi “phát triển giống cây trồng được phát hiện” đơn thuần chỉ là những tác động tạo nên sự thay đổi nhất định trong quá trình nhân giống của cây trồng.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, giống cây trồng được bảo hộ, cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

- Có tính mới: giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống, hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký hoặc người được phép của người đó bán, hoặc phân phối bằng các cách khác nhau nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm, hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác.

- Có tính khác biệt: giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn, hoặc ngày ưu tiên của đơn nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên. Theo Khoản 2, Điều 160 của Luật Sở hữu trí tuệ, giống cây trồng đã được biết đến rộng rãi, bao gồm: giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống đó đã được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào; giống cây trồng được bảo hộ hoặc được đăng ký trong danh mục loài cây ở bất kỳ quốc gia nào; giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký của bất kỳ quốc gia nào, trừ khi đơn này bị từ chối và giống cây trồng mà bản mô tả chi tiết của giống đó đã được công bố. Theo đó, đối tượng có khả năng được sử dụng làm đối chứng trong quá trình thẩm định tính phân biệt của giống cây trồng đăng ký bảo hộ là bất kỳ một quần thể cây trồng nào đã được biết đến một cách rộng rãi. Pháp luật không đặt ra một giới hạn kỹ thuật nào đối với tính trạng di truyền của nguồn cây trồng được sử dụng làm vật liệu đối chứng.

Tuy nhiên, xếp đối tượng của đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào làm đối chứng cho các đối tượng giống cây trồng nộp đơn yêu cầu bảo hộ theo pháp luật Việt Nam có phần chưa thuyết phục. Về mặt nguyên tắc, đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại bất kỳ quốc gia nào đều chỉ được công bố sau một thời hạn nhất định. Nếu tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đang được xem xét, thì không thể xếp các giống cây trồng là đối tượng của đơn nộp ở nước ngoài nhưng chưa được công bố vào quần thể cây trồng đã được biết đến một cách rộng rãi. Do vậy, việc coi đối tượng này như một nguồn đối chứng để thẩm định tính phân biệt của giống cây trồng nộp đơn đăng ký bảo hộ trong nước là không hợp lý.

- Có tính đồng nhất: Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống. Thuật ngữ “các tính trạng liên quan” nhằm chỉ các tính trạng được yêu cầu bảo hộ của giống cây trồng. Nói một cách khác, tính đồng nhất không được xem xét đối với các tính trạng không tham gia vào các đặc điểm di truyền của quần thể cây trồng được bảo hộ.

- Có tính ổn định: Giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ.

- Có tên gọi phù hợp: Tên gọi của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của giống cây trồng khác đã được biết đến một cách rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự. Người nộp đơn phải đăng ký cùng một tên gọi phù hợp cho giống cây trồng như đã được đăng ký ở các quốc gia khác, trừ trường hợp tên gọi đã đăng ký ở quốc gia khác vi phạm các điều cấm quy định tại Khoản 3, Điều 163 Luật Sở hữu trí tuệ.

Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã có những quy định cần thiết liên quan đến thủ tục xác lập quyền và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng mới. Khoản 1, Điều 164 quy định: “Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với giống cây trồng”. Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp quản lý.

4.3 Những việc phải tiếp tục làm

Nhìn chung, trong việc xây dựng những quy định pháp lý về tiêu chuẩn bảo hộ giống cây trồng, các nhà lập pháp Việt Nam đã tiếp thu được những tinh thần căn bản nhất của hệ thống các tiêu chuẩn bảo hộ theo Công ước UPOV được nhiều nước trên thế giới thừa nhận. Nhược điểm của chúng ta là chưa khắc phục được những hạn chế có tính chất đặc thù của Công ước UPOV trong việc giải quyết mâu thuẫn trong việc xác định vật liệu đối chứng để thẩm định tính phân biệt của giống cây trồng đăng ký bảo hộ, gây ra những khó khăn không đáng có trong việc khảo nghiệm đối tượng đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới sau này.

Có thể nói, với các quy định tại Phần IV, Luật Sở hữu trí tuệ, về mặt hình thức, Việt Nam bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, để có thể vận hành hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng tại Việt NamNam vẫn chưa xây dựng được hệ thống pháp luật đồng bộ và thực sự hiệu quả về bảo hộ giống cây trồng mới. Mặc dù Ban soạn thảo Luật Sở hữu trí tuệ đã có những nỗ lực rất lớn trong việc cụ thể hoá các quy định của luật tới mức có thể áp dụng trong thực tế ngay sau khi ban hành mà không cần đến các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, thế nhưng, các nội dung thiết yếu, như: các tài liệu cần có trong đơn, thời hạn thẩm định nội dung đơn, lệ phí duy trì hiệu lực… chưa được pháp luật quy định rõ. Ngoài ra, việc bảo hộ song trùng theo cơ chế bảo hộ sáng chế và cơ chế bảo hộ giống cây trồng mới đối với cây trồng biến đổi gen cũng chưa được giải quyết. Bên cạnh đó, chúng ta chưa xây dựng được cơ sở vật chất cũng như chưa đào tạo được đội ngũ nhân lực cần thiết cho việc đăng ký, xét nghiệm và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng mới. Đó là những thách thức không nhỏ cho việc bảo hộ giống cây trồng mới trong thực tiễn. trên thực tế, chúng ta còn rất nhiều việc phải giải quyết.

5. Danh mục các loài cây trồng được bảo hộ ?

Căn cứ vào thông tư 28/2015/TT-BNNPTNT các loại cây trồng được bảo hộ.

Danh mục

Loài cây trồng được bảo hộ
(Ban hành kèm theo Thông tư : 28 /2015/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 8 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành danh mục loài cây trồng được bảo hộ)

STT

Tên Việt Nam
Vietnamese name

Tên khoa học
Botanical name

1

Bầu

Lagenaria sinceraria (Molina) Stanley.

2

Bí Ngô (Bí đỏ)

Cucurbita maxima Duch; Cucurbita pepo L; Cucurbita moschata L.

3

Persea americana Mill.

4

Bông

Gossypium hirsutum L. và Gossypium barbadense L.

5

Bưởi

Citrus grandis L.

6

Cà tím

Solanum melongena L.

7

Cà chua

Lycopersicon esculentum Mill

8

Cà phê và các giống lai giữa các loài cà phê khác nhau

Coffea arabica L. Coffea canephora Pierre ex.A.Froehner

9

Cà rốt

Daucus carota L.

10

Cải bắp

Brassica oleracea L.

11

Cải củ

Raphanus sativus L.

12

Cải thảo

Brassica pekinensis Lour. Rupr.

13

Cam

Citrus L. Rutaceae

14

Cẩm chướng

Dianthus L.

15

Cần tây

Apium graveolens L.

16

Cao su

Hevea Aubl.

17

Cây rong rổ

Calathea.

18

Chè

Cammellia sinensis

19

Chè dây

Ampelopsis cantoniensis (Hook.et.Am) Planch.

20

Chi diếp (lưỡi mác)

Lactus sp.

21

Chùm ngây

Moringa oleifera L.

22

Chuối

Musa acuminata Colla; Musa xparadisiaca L.

23

Cỏ

Pennisetum americanun [L] Leeke; Pennisetum purpuretum Schumach;

24

Cúc Vạn thọ

Tagetes L.

25

Hồng môn

Anthurium Schott.

26

Đào

Prunus persica (L) Batsch)

27

Đậu Bắp

Abelmoschus esculentus (L.) Moench.

28

Đậu cô ve

Phaseolus vulgaris L.

29

Đậu đũa

Vigna unguiculata (L) Walp.supsp.secquibedalis (L) Verdc.L.

30

Đậu Hà Lan

Pisum sativum L.

31

Đậu xanh

Vigna radiata (L.) R Wilczek

32

Dâu tằm

Vicia faba L. var. major Harz

33

Dâu tây

Fragaria L.

34

Đậu tương

Glycine max (l.) Merrill

35

Dẻ

Castanea sativa Mill.

36

Địa lan

Cymbidium Sw

37

Đu đủ

Carica papaya L

38

Dứa

Ananas comosus (L.) Merr.

39

Dưa chuột

Cucumis sativus L.

40

Dưa hấu

Citrullus lanatus (Thunb)Matsum et Nakai

41

Gừng

Zingiber officinale Rosc.

42

Hành, Hẹ

Allium Cepa; Allium Oschaninii O.Fedtsch

43

Hoa cúc

Chrysanthemum spec.

44

Hoa Đồng tiền

Gerbera Cass

45

Hoa giấy

Bougainvillea.

46

Hoa hồng

Rosa L.

47

Hoa Lay ơn

Gladiolus L.

48

Hoa Lily

Lilium L.

49

Hoa trạng nguyên

Euphorbia pulcherrima Willd.ex Klotzsch

50

Hồng

Diospyros kaki L.

51

Hướng dương

Helianthus annuus L.

52

Khoai lang

Ipomoea batatas .L

53

Khoai môn

Colocasia esculenta (L.) Schott

54

Khoai tây

Solanum tuberosum (L)

55

Lạc

Arachis hypogea L.

56

Lan (Hòa thảo)

Dendrobium Sw.

57

Lan hồ điệp

Phalaenopsis Blume.

58

Lan Mokara

Mokara.

59

Pyrus communis L.

60

Lúa

Oryza Sativa L.

61

Mận

Prunus salicina Lindl.

62

Mía

Saccharum L.

63

Prunus arminiaca L.

64

Móng bò

Bauhinia sp.

65

Mướp đắng

Momordica Charantia L.

66

Ngô

Zea mays L.

67

Nhãn

Dimocartpus Longan L.

68

Nho

Vitis L.

69

Ổi

Psidium guava L.

70

Ớt

Capsicum anmum L.

71

Rau Dền

Amaranthus L.

72

Rau muống

Ipomoea aquatica

73

Sắn

Manihot esculenta Crantz

74

Sen

Lotus corniculatus L.; Lotus pendunculatus Cav.; Lotus uliginosus Schkuhr.;
Lotus tenuis Walds.et.kit.ex Wlld; Lotus subbiflorus. Lag.

75

Sống đời (cây bỏng)

Kalanchoe blossfeldiana Poelln.

76

Su hào

Brrassica oleracea L.

77

Sung

Ficus L. (Ficus costata Ait; Ficus benjamitina L.; Ficus carica L.

78

Sup lơ

Brrassica oleracea L. Convar botrytis (L.) Alef. Var.botrytis L.

79

Táo

Malus domestica Borkh

80

Thanh Long

Hylocereus (Haw.) Britton & Rose;Hyceloreus Costaricensis (F.A.C Weber); Hylocereus Polyrhizus (F.A.C Weber)

81

Hải đường

Begonia×hiemalis Fotsch

82

Thược dược

Dahlia Cav.

83

Thuốc lá

Nicotiana tabacum L.

84

Trinh nữ hoàng cung

Crinum latifolium L.

85

Tuy lip

Tulipa L.

86

Vải

Litche chinensis L.

87

Xà lách

Lactuca sativa L.

88

Xích đồng nam (Mỏ đỏ, xích đồng)

Clerodendrum kaempferi (jacq) Siebold, exhassk

89

Xoài

Mangifera indica L.

90

Xương rồng

Nhóm Chumbera, Nopal tunero, Tuna và Nhóm Xoconostles

91

Lily Peru (Lily Thảo Mộc)

Alstroemeria

92

Cao lương

Sorghum Bicolor L.

93

Vừng

Sesamum Indicum L.

94

Nghệ đen

Curcuma zedoaria

95

Nghệ vàng

Curcuma Longa L.

96

Nghệ trắng

Curcuma aromatica

97

Mac ca

Macadamia integrifolia Maiden et Betche,

Macadamia tetraphylla L.A.S. Johnson)

98

Sacha Inchi

Plukenetia Volubilis L.

99

Dẻ Nhật Bản

Castanea crenata Mill.

100

Dẻ châu Mỹ

Castanea dentata Mill.

101

Tung dầu

Aleurites fordii (Hemsl.).

102

Các loài thuộc chi Sồi

Quercus L.

103

Hồ tiêu

Piper nigrum L.

104

Điều

Anacardium occidentale L.

105

Ca cao

Theobroma cacao L.

106

Dừa

Cocos nucifera L.

107

Cỏ Linh lăng

Medicago sativa L.

6. Nội dung pháp lý cơ bản của Công ước UPOV về bảo hộ giống cây trồng mới

- Nghĩa vụ cơ bản của bên ký kết và nguyên tắc bảo hộ

+ Nghĩa vụ cơ bản của bên ký kết

Nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia thành viên được quy định tại Điều 2 của Công ước UPOV: ‘‘Mỗi Bên ký kết phải công nhận và bảo hộ quyền của nhà tạo giống”. Theo đó, các quốc gia thành viên phải công nhận và bảo hộ giống cây trồng với các điều kiện đã được cụ thể hoá tại Chương 3 “Điều kiện để công nhận quyền của nhà tạo giống” và với các quyền cụ thể được quy định tại Chương 5 “Quyền của nhà tạo giống”. Nhà tạo giống được giải thích tại Điều l(iv) Công ước bao gồm các chủ thể sau:

- Người tạo ra, hoặc phát hiện và cải tạo một giống cây;

- Người thuê hoặc trả công cho những người nói trên để tạo ra, phát hiện và cải tạo một giống cây, nếu luật pháp của các Bên ký kết liên quan quy định như vậy, hoặc

- Người thừa kế họp pháp của nhà tạo giống.

Công ước không điều chỉnh về hình thức bảo hộ giống cây trồng, các quốc gia thành viên có quyền tự do lựa chọn hình thức bảo hộ đối với giống cây trồng. Cụ thể, quốc gia thành viên được thực hiện quyền tự do cấp bằng độc quyền ngoài việc cấp quyền (công nhận quyền) cho nhà tạo giống, được tự do quyết định về việc người nộp đơn có phải lựa chọn giữa quyền của nhà tạo giống hay một bằng độc quyền, hoặc cả hai hình thức đó.

+ Nguyên tắc bảo hộ

Nguyên tắc “đối xử quốc gia” là nguyên tắc chủ đạo được Công ước UPOV ghi nhận. Điều 4 cúa Công ước quy định mỗi Bên ký kết phải dành cho công dân của các Bên ký kết khác, các cá nhân định cư và pháp nhân có trụ sở đăng ký trên lãnh thổ của Bên ký kết được

Công ước UPOV quy định những điều kiện đối với giống cây trồng để công nhận quyền của nhà tạo giống tại Chưong 3, từ Điều 5 đến Điều 9. Theo Điều 5 Công ước UPOV thì quyền của nhà tạo giống sẽ được công nhận tại các quốc gia thành viên nếu giống cây đó có đầy đủ các điều kiện là mới; khác biệt; đồng nhất; ổn định; có tên gọi phù hợp.

+ Xác lập quyền đối với giống cây trồng

Quyền của nhà tạo giống được xác lập trên cơ sở nộp đơn yêu cầu công nhận quyền của mình. Cụ thể theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 10 của Công ước, để được bảo hộ, nhà tạo giống có thể lựa chọn cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết để nộp đơn đầu tiên yêu cầu công nhận quyền của nhà tạo giống và có thể nộp đơn tiếp theo tại cơ quan có thẩm quyền của các Bên ký kết khác để yêu cầu công nhận quyền của nhà tạo giống mà không phải chờ công nhận quyền của nhà tạo giống do cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết nơi nhận đơn đầu tiên thực hiện.

Theo quy định tại Điều 12 của Công ước, mọi quyết định công nhận quyền của nhà tạo giống đòi hỏi việc xét nghiệm sự đáp ứng các điều kiện bảo hộ được quy định theo các điều từ Điều 5 đến Điều 9 (tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định...). Trong quá trình xét nghiệm cơ quan có thẩm quyền có thể gieo trồng giống cây hoặc thực hiện các khảo nghiệm cần thiết khác...

Theo Điều 19 của Công ước UPOV, quyền của nhà tạo giống phải được bảo hộ trong một thời gian xác định cụ thể và thời hạn này không được ngắn hơn 20 năm kể từ ngày công nhận quyền của nhà tạo giống. Riêng đối với cây thân gỗ và thân leo, thời hạn nói trên không được ngắn hơn 25 năm kể từ ngày công nhận quyền của nhà tạo giống.

+ Quyền của nhà tạo giống

Theo quy định tại Điều 14 của Công ước, quyền của nhà tạo giống được xác định tương ứng với đối tượng được bảo hộ. Cụ thể như sau:

+ Quyền đối với các sản phẩm được tạo ra từ vật liệu thu hoạch

Khoản 3 Điều 14 quy định việc mở rộng quyền của nhà tạo giống đến các sản phẩm được tạo ra từ vật liệu thu hoạch (ví dụ sản phẩm bột ngô được làm từ hạt ngô đã được bảo hộ). Tuy nhiên, quy định này không phải là một phần của phạm vi bảo hộ tối thiểu bắt buộc theo quy định của Công ước. Các quốc gia tham gia Công ước có thể lựa chọn việc mở rộng quyền của nhà tạo giống đến đối tượng này hoặc không bảo hộ. Cụ thể khoản 3 Điều 14 quy định các hành vi được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 (như sản xuất, bán, đưa vào thị trường...) liên quan đến các sản phẩm được làm trực tiếp từ vật liệu thu hoạch của giống cây đã được bảo hộ thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định tại khoản (2) bằng cách sử dụng bất hợp pháp các vật liệu thu hoạch nói trên phải được phép của nhà tạo giống (trừ khi bản thân vật liệu được thu hoạch là kết quả của hành vi vi phạm).

+ Hạn chế quyền của nhà tạo giống

Liên quan đến phạm vi bảo hộ, Công ước còn quy định một số trường hợp sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không cần phải được phép của nhà tạo giống. Đây được gọi là các trường họp hạn chế quyền của nhà tạo giống (hay còn gọi là các ngoại lệ) bao gồm các hạn chế mang tính bắt buộc và hạn chế do quốc gia lựa chọn.

- Hạn chế bắt buộc

Các hạn chế quyền của nhà tạo giống mà các quốc gia thành viên bắt buộc phải tuân thủ được quy định tại khoản 1 Điều 15 và Điều 16 của Công ước, bao gồm các trường hợp sau:

Khoản 1 Điều 15 quy định các ngoại lệ đối với quyền của nhà tạo giống, theo đó, “quyền của nhà tạo giống sẽ không được mở rộng tới:

(ỉ) Các hành vi sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ được thực hiện phục vụ nhu cầu cá nhãn và mục đích phỉ thương mại,

(ii) Các hành vi thực hiện nhằm mục đích thí nghiệm và

Đê bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, Điều 775 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 quy định:

“Quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cầy trồng của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, đổi tượng của quyền đối với giống cây trồng đã được Nhà nước Việt Nam cap văn bằng bảo hộ hoặc công nhận được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên"

Tương tự như vậy, Điều 157 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng tại Việt Nam là tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng.

Với quy định trên, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài khi:

- Có đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ (như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp).

- Có đối tượng sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận bảo hộ (như bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng).

Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) đã thay thế quy định tại Điều 775 Bộ luật dân sự 2005 bằng một quy định khái quát hơn. Cụ thể, Điều 679 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định: “Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đó”.

Đối với chỉ dẫn địa lý, văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Đối với giống cây trồng, văn bằng bảo hộ được gọi là Bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng, tên tác giả giống cây trồng và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ các chủ thể nước ngoài là chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, về cơ bản pháp luật Việt Nam dành cho những chủ thể này các quyền và nghĩa vụ như tổ chức, cá nhân Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Công ty luật Minh Khuê