Tại sao kinh nguyệt ra ít hơn bình thường

Facebook

Twitter

Pinterest

Kinh nguyệt ra ít (còn gọi thiểu kinh) là hiện tượng mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt lượng máu kinh của nữ giới ra rất ít. Tình trạng này có thể do bị stress, căng thẳng, tăng cân hay thời kỳ mãn kinh,… Tuy nhiên cũng không nên chủ quan vì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm khác. Hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu lý do khiến kinh nguyệt ra ít để có thể xử lý kịp thời!

Kinh nguyệt ra ít là như thế nào?

Kinh nguyệt của nữ giới sẽ diễn ra đều đặn hàng tháng theo chu kỳ, thời gian hành kinh trung bình khoảng 3 – 7 ngày với lượng máu mất đi khoảng 60 – 80ml. Nếu bạn nhận thấy lượng máu ít hẳn so với những lần trước thì rất có thể bạn đang gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít (lượng máu chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba tháng bình thường).

Xem thêm:

Tại sao kinh nguyệt ra ít hơn bình thường

Kinh nguyệt ra ít nguyên nhân do đâu?

Tuy nhiên, nếu không để ý bạn cũng không thể nhận biết được lượng máu mỗi lần hành kinh của mình là bao nhiêu. Vì vậy để kiểm tra chính xác hơn bạn có thể dựa vào số ngày hành kinh. Số ngày hành kinh chỉ 1 – 2 ngày hoặc kinh nguyệt có thể kéo dài nhiều ngày nhưng lượng máu ít, rải rác.

Ngoài ra, một cách nhận biết nữa là đếm số lượng băng vệ sinh, nếu giảm đi (lượng máu kinh ra mỗi lần rất ít, không đầy băng vệ sinh) nghĩa là lượng máu kinh đang ra ít hơn bình thường.

Vì sao kinh nguyệt ra ít ở nhiều chị em?

Tham khảo các bác sĩ sản phụ khoa cho biết thêm, có nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít, chị em cần tìm hiểu vấn đề mình đang gặp phải để có biện pháp xử lý kịp thời, không để lâu vì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít.

Kinh nguyệt ít do mang thai ngoài tử cung

Tại sao kinh nguyệt ra ít hơn bình thường

Mang thai ngoài tử cung khiến kinh nguyệt ra ít

Dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất ở chị em là mất kinh nguyệt. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp phụ nữ vẫn có kinh khi mang thai nhưng với lượng rất ít. Ngoài ra, khi mang thai ngoài tử cung sẽ có biểu hiện ra máu khiến nhiều chị em lầm tưởng đó là máu kinh.

Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tính mạng của sản phụ. Do vậy, khi lượng máu kinh nguyệt ra ít chị em không được chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán chính xác để xử lý kịp thời.

Nguyên nhân căng thẳng stress

Sự mất cân bằng nội tiết có thể diễn ra do các vấn đề về tâm lý như: stress, lo lắng, trầm cảm, sốc tâm lý… Điều này có thể là nguyên khiến kinh nguyệt ra ít.

Ngoài ra, người bệnh bị căng thẳng quá mức về thể chất cũng có thể gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Ví dụ: luyện tập thể dục quá sức, làm việc với cường độ cao… Trong trường hợp này bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn, thả lỏng cơ thể thì kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

Vấn đề cân nặng thay đổi đột ngột

Cân nặng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Cân nặng thay đổi có thể khiến chu kỳ kinh dài hoặc ngắn hơn bình thường, kèm theo lượng kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều hơn.

Khi tăng cân, lượng chất béo tích tụ trong cơ thể tăng cao khiến hormone bị mất cân bằng.

Khi giảm cân, nhất là những người áp dụng chế độ ăn kiêng, hạn chế calo cũng sẽ khiến cơ thể bị căng thẳng, mất cân bằng hormone tương tự như khi tăng cân đột ngột.

Kinh nguyệt ít do mắc bệnh cường giáp

Tại sao kinh nguyệt ra ít hơn bình thường

Kinh nguyệt ra ít do mắc bệnh cường giáp

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Bệnh cường giáp có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cơ, huyết áp và tim mạch… Một trong những triệu chứng của bệnh cường giáp là hiện tượng kinh nguyệt ra ít.

Do đó khi nữ giới thấy kinh nguyệt ra không đều, ra ít kèm theo triệu chứng mệt mỏi, lo lắng, đi tiểu nhiều,… cần đi khám ngay để có hướng điều trị sớm.

Hội chứng đa nang buồng trứng

Tại sao kinh nguyệt ra ít hơn bình thường

Kinh nguyệt ra ít do hội chứng buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang là hội chứng cơ thể mất sự cân bằng hormone, lượng hormone nam trong cơ thể phụ nữ gia tăng bất thường. Điều này gây gián đoạn chu kỳ rụng trứng, dẫn đến kinh nguyệt không đều, có thể là chậm kinh, rong kinh, kinh nguyệt ra ít hoặc mất kinh.

Người bị buồng trứng đa nang ngoài dấu hiệu kinh ra ít sẽ có thêm các dấu hiệu nhận biết khác như: da nhờn, nổi nhiều mụn, tăng cân bất thường, mọc nhiều lông…

Sẹo dính ở ống tử cung

Phụ nữ đã từng nạo tử cung, nong tử cung, hay trải qua các cuộc phẫu thuật cổ tử cung… có thể để lại sẹo trên tử cung khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Một trong số đó là hiện tượng kinh nguyệt ra ít.

Do tiền mãn kinh ở phụ nữ

Tại sao kinh nguyệt ra ít hơn bình thường

Phụ nữ tiền mãn kinh cũng là nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

Dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh là kinh nguyệt ra ít, một chu kỳ kinh kéo dài… Chính vì thế, nếu đang trong độ tuổi tiền mãn kinh thì chị em cũng không cần quá lo lắng khi lượng kinh nguyệt ra ít.

Vấn đề mất máu sau khi sinh

Kinh ra ít còn do cơ thể mất nhiều máu trong và sau khi sinh. Tuy rất hiếm xảy ra nhưng cũng không loại trừ khả năng này. Mất máu nhiều khiến cơ thể bị thiếu oxy, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến yên, gây hội chứng Sheehan. Hội chứng Sheehan khiến quá trình bài tiết hormone bị suy giảm, bao gồm cả hormone điều hòa kinh nguyệt.

Kinh nguyệt ra ít phải làm sao?

Kinh nguyệt ra ít có thể nhiều chị em sẽ cho là vấn đề bình thường và không gây khó chịu nên khá chủ quan. Tuy nhiên, đây có thể là những cảnh báo sớm về các bệnh lý, cần được thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra chị em có thể áp dụng một số biện pháp để điều hòa lượng kinh nguyệt của mình.

Chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng:

  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết góp phần cân bằng nội tiết tố trong cơ thể như: Đậu nành, cá, rau xanh,…
  • Một số loại thực phẩm không nên ăn: Thực phẩm có chứa chất béo no như xúc xích, gà rán, mì ăn liền,… Những đồ uống có ga, cồn, chất kích thích cũng nên hạn chế bởi chúng sẽ làm rối loạn hormone gây mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
  • Uống đủ khoảng 1,5 – 2 lít/ngày.

Cải thiện đời sống tinh thần:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày. Thời gian tập luyện trung bình 30 phút/ngày.
  • Luôn giữ cho bản thân tâm lý thoải mái, lạc quan, hạn chế tối đa tình trạng stress và những cảm xúc tiêu cực, điều này rất có ích trong việc ổn định nội tiết tố trong cơ thể.

Tuy nhiên, bên cạnh sự thay đổi về chế độ ăn uống, sinh hoạt hay stress thì các bệnh lý phụ khoa cũng có thể khiến cho kinh nguyệt ra ít. Chính vì thế, chị em phụ nữ cần phải đi khám với các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa!