Chỉ thị 15 cộng như thế nào

Nhằm tiếp tục chủ động chuẩn bị phương án đối phó với tình hình dịch bệnh và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch ở mức cao hơn và không được “chậm hơn” khi xử lý tình huống; đồng thời, khẩn trương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp để “xanh hóa” toàn địa bàn và bảo vệ “vùng xanh”, đưa các địa phương về trạng thái “bình thường mới bền vững”; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn căn cứ tình hình thực tế, khẩn trương nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 ở mức cao hơn theo Chỉ thị số 15/CT-TTg (15+) của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Bàu Bàng kể từ 00 giờ ngày 06/9/2021 đến hết ngày 10/9/2021. Từ ngày 11/9/2021 đến ngày 15/9/2021, căn cứ diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân huyện sẽ xem xét, chỉ đạo thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, địa phương, các cơ sở tôn giáo, các doanh nghiệp và người dân cần thực hiện các quy định về triển khai và hướng dẫn các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội và phòng, chống dịch COVID-19 như sau:

- Không được phép tổ chức hoạt động, các sự kiện tập trung từ 10 người trong một phòng; đối với các khu vực bên ngoài công sở, trường học, bệnh viện, không tập trung từ 05 người trở lên; tại các địa điểm công cộng người dân được yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét.

- Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 10 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

- Tiếp tục dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ; chỉ cho phép hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân.

- Người dân ở “vùng xanh” chỉ được phép ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng, lấy mẫu xét nghiệm và các trường hợp khẩn cấp khác, nhưng phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo đúng quy định. Riêng đối với 6 điểm “vàng” trong “vùng xanh” (Tổ 3, 8, 9 thuộc Khu phố Bàu Bàng và Tổ 1, 3, 6 thuộc Khu phố Đồng Sổ) thì cần phải “khóa chặt, đông cứng”, yêu cầu địa phương tiếp tục phối hợp với ngành Y tế huyện thực hiện triệt để test nhanh sàng lọc, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, tập trung tổ chức cách ly, phong tỏa triệt để các Tổ thuộc vùng vàng, nhằm bảo đảm chặt chẽ từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, đúng nguyên tắc cách ly, ngăn ngừa lây nhiễm chéo. Đồng thời có phương án sản xuất, lưu thông hàng hóa, an sinh xã hội, sinh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng vùng.

- Các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn huyện được phê duyệt thực hiện phương án “03 tại chỗ” hoặc “01 cung đường, 02 địa điểm” hoặc mô hình 03 Xanh “Nhà máy, Nhà trọ và Công nhân” đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch theo quy định và các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, các nhà thuốc phải đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch theo quy định.

- Các tiểu thương tại các chợ truyền thống trên địa bàn huyện chỉ được buôn bán các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày…, hạn chế các mặt hàng không cần thiết; tổ chức ký cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và thông điệp “5K” của Bộ Y tế. Giao các địa phương triển khai việc phát phiếu đi chợ “ngày chẵn - ngày lẻ” cho người dân theo quy định.

- Các chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư các công trình trên địa bàn huyện khi triển khai xây dựng các công trình trên địa bàn huyện phải đảm bảo phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo đúng quy định.

- Quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mỗi địa phương là pháo đài, người dân là chiến sĩ trong phòng, chống dịch; ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong lúc này vô cùng quan trọng, để cùng cộng đồng, chính quyền các cấp quyết tâm kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh, “chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân”...

Nội dung chi tiết vui lòng xem văn bản đính kèm bên dưới./.

TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Chỉ thị 15 cộng như thế nào

Chốt kiểm dịch trên Quốc lộ 13 (TP.Thủ Đức, TP.HCM) hồi tháng 4.2020. ẢNH: SỸ ĐÔNG

Trước tình hình diễn biến dịch Covid-19 tại TP.HCM phức tạp, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu toàn TP.HCM giãn cách xã hội 2 tuần, theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, bắt từ từ 0 giờ ngày 31.5.

KHẨN: TP.HCM giãn cách xã hội toàn thành phố, phong tỏa quận Gò Vấp phòng Covid-19

Theo Chỉ thị này, không tụ tập 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện (tuy nhiên, lần này, TP.HCM áp dụng không tụ tập trên 5 người).

Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.

Dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

Hạn chế di chuyển của người dân, nhất là các tỉnh, TP có dịch đến các địa phương khác. 

KHẨN: TP.HCM chính thức hoãn kỳ thi lớp 10 vì Covid-19

Áp dụng Chỉ thị 16 đối với Q.Gò Vấp và P.Thạnh Lộc (Q.12), từ 0 giờ ngày 31.5

Theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, việc giãn cách thực hiện theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu.

Dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa.

Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp.

Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện tại nơi công cộng.

Hoạt động vận tải dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác; cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.

Như vậy, toàn TP.HCM sẽ giãn cách theo Chỉ thị 15; còn Q.Gò Vấp, P.Thạnh Lộc (Q.12) sẽ giãn cách theo Chỉ thị 16.


Phan Thương

Nguồn: THANHNIEN.VN

Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, người dân chuẩn bị tâm lý để thích ứng với quy định giãn cách xã hội. Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 là như thế nào? Nội dung giãn cách theo Chỉ thị 15 và có gì khác so với Chỉ thị 16?

Giãn cách xã hội là phương pháp cách ly địa lý, giữ không gian an toàn giữa người với người, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Khoảng cách an toàn trong giãn cách xã hội được quy định là khoảng 2 mét (tương đương với 2 sải cánh tay) ở cả không gian trong và ngoài trời. (1)

Chỉ thị 15 cộng như thế nào
Giãn cách xã hội yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2m, tránh tụ tập đông người

Quyết liệt thực hiện cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đang lây lan nhanh trong cộng đồng, ngày 27/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hạn chế tụ tập đông người để kiềm chế, kiểm soát hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó dịch bệnh trên toàn quốc, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe và tính mạng của người dân.

Nội dung quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 quy định các địa phương không được phép tổ chức hoạt động, các sự kiện tập trung từ 20 người trong một phòng; đối với các khu vực bên ngoài công sở, trường học, bệnh viện, không tập trung từ 10 người trở lên; tại các địa điểm công cộng người dân được yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.

Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được yêu cầu ngưng tổ chức các nghi lễ, hoạt động tập trung từ 20 người trở; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

Chỉ thị 15 về giãn cách xã hội của chính phủ khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch (vùng dịch) đến các địa phương khác. Ngoài ra, các hoạt động giao thông công cộng được tạm dừng, trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa để tránh tập trung đông người. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ tạm đình chỉ hoạt động, chỉ có cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa để phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân.

Ngày 30/5/2021, cuộc họp về COVID-19 của TP.HCM diễn ra trong bối cảnh TP.HCM có 379 ca nhiễm gồm 177 ca trong cộng đồng, trong đó 16/22 quận huyện có số ca nhiễm liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Từ 0h ngày 31-5, toàn địa bàn TP.HCM thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 15 và 16 (quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12) trong vòng 15 ngày cho đến khi có thông báo mới.

Xem thêm: Cập nhật tình hình COVID-19 hôm nay

Chỉ thị 15 cộng như thế nào
Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu không tập trung trên 10 người bên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng

Để bảo vệ sức khỏe gia đình và an toàn cộng đồng, trong thời gian thực hiện chỉ thị 15 giãn cách xã hội, người dân cần thực hiện các quy định của UBND TPHCM về triển khai và hướng dẫn các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội và phòng chống dịch COVID-19 như sau:

  • Giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp.
  • Người dân cần thực hiện nghiêm túc yêu cầu 5K: đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế, hợp tác với chính quyền thành phố thực hiện theo các yêu cầu, các biện pháp phòng dịch.
  • Không tập trung quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
  • Khi có nhu cầu di chuyển từ các địa bàn khác qua quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12), người dân tìm hiểu về các tuyến đường bị cấm hoặc hạn chế phương tiện để thực hiện theo đúng quy định được hướng dẫn.
  • Trong thời gian cả thành phố áp dụng lệnh giãn cách xã hội kéo dài 2 tuần, các thành viên trong gia đình nên hạn chế ra ngoài nếu không thật sự cần thiết.
  • Người trên 60 tuổi không nên ra khỏi nhà và hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết;
  • Khi có triệu chứng liên quan đến dịch bệnh COVID-19 như sốt, kho khan, mệt mỏi, tiêu chảy, cần đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được kiểm tra theo quy định; khai báo y tế tự nguyện và trung thực về tình trạng bệnh của mình, tự giác thực hiện các biện pháp phòng dịch.
  • Cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được mở cửa nhưng chỉ phục vụ hình thức bán hàng mang về.
  • Các cơ sở chế biến thức ăn như cửa hàng, quầy hàng kinh doanh, cơ sở chế biến suất ăn sẵn… được hoạt động nhưng phải tuân thủ theo hướng dẫn cụ thể của Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM.
  • Các cửa hàng tiện ích, nhà hàng trong khách sạn được phép hoạt động để phục vụ khách nhưng phải bố trí chỗ ngồi thông thoáng, bảo đảm khoảng cách từ 2 mét trở lên giữa 2 người, không phục vụ quá 10 người cùng một thời điểm và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của cơ quan y tế.
  • Dừng tiếp nhận khách đến đăng ký lưu trú tại các cơ sở kinh doanh theo mô hình homestay, AirBnb.

Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng hoạt động đối với các trung tâm thương mại; siêu thị điện máy; các điểm trò chơi điện tử và casino trên địa bàn thành phố; các bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa có dịch vụ thẩm mỹ phải tạm ngưng hoạt động.

Ngoài ra, nội dung chỉ thị 15 giãn cách xã hội yêu cầu ngừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động lễ hội. Tạm dừng kế hoạch nhận đăng ký thủ tục cấp căn cước công dân trên địa bàn toàn thành phố, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông cũng được yêu cầu hoãn thực hiện cho đến khi có thông báo mới.

Xem thêm: Xét nghiệm nhanh Covid 19 ở đâu?

Chỉ sau vài giờ có thông tin TP.HCM thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 15, từ chiều 30/5/2021, nhiều người dân đã tranh thủ đến các siêu thị, cửa hàng để mua thực phẩm tích trữ. Tại cửa hàng thực phẩm tươi sống, siêu thị nằm trong khu dân cư bị quá tải phục vụ khách đến mua hàng quá đông. Nhiều gian hàng nhanh chóng hết sạch hàng hóa ngay trong tối cùng ngày. Các nền tảng bán hàng online cũng chứng kiến lượng đơn hàng tăng đột biến, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, dầu ăn, gạo, mì gói, nước mắm,…

Tuy nhiên, theo Chỉ thị số 15, các siêu thị, cửa hàng… vẫn mở cửa hoạt động bình thường với nguồn hàng dồi dào, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân, do đó người dân không cần lo lắng đổ xô tích trữ thực phẩm, không đảm bảo yêu cầu chống dịch.

Theo ước tính mỗi ngày có khoảng 8.000 tấn rau củ quả được nhập và tiêu thụ tại ba chợ đầu mối, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và các doanh nghiệp phân phối lớn đảm nhiệm 30% còn lại. Trung bình mỗi đêm có khoảng 700 tấn thịt heo, 250.000 con gia cầm cùng nhiều mặt hàng thiết yếu khác về thành phố, được duy trì để người dân an tâm cùng chính quyền đả báo thực hiện chỉ thị 15 giãn cách xã hội.

UBND TP.HCM đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 trên toàn địa bàn thành phố, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) thực hiện Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 31/5. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và 16 được áp dụng trong những thời điểm khác nhau. Trong đó, việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được thực hiện ở mức cao hơn, thể hiện sự quyết liệt nhất với biện pháp “cách ly toàn xã hội”.

Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, khu phố cách ly với khu phố, phường cách ly với phường; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Bảng so sánh sự giữa Chỉ thị số 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ:

Chỉ thị 15
Ngày 27/3/2020
Chỉ thị 16
Ngày 31/3/2020
Tập trung đông người Dừng các sự kiện tập trung trên 20 người 01 phòng. Cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết.
Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện. Không tụ tập quá 02 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện.
Khoảng cách an toàn tối thiểu 02m 02m
Các cơ sở kinh doanh – Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

– Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.

– Tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

– Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.

Hoạt động vận tải Hạn chế di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác

Hạn chế vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP. HCM đến nơi khác

Dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác

Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng

Thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Chính phủ giúp hạn chế nguy cơ lây lan dịch Covid-19 trong cộng đồng. Cùng với kế hoạch quyết liệt hành động của Chính phủ, mỗi người dân cần đề cao chiến lược 5K, chủ động nâng cao thức cộng đồng để đẩy lùi dịch bệnh và sớm ổn định cuộc sống.