Tại sao không uống được rượu bia

Để uống bia không say, bạn hãy uống thật chậm. Bạn hãy kéo dài thời gian nhâm nhi một ly đồ uống có cồn tới một tiếng, vì đây là khoảng thời gian gan cần để đưa hết chất cồn ra khỏi cơ thể.

Nếu có thể, bạn hãy uống nước lọc xen kẽ với nước uống có cồn để kéo dài thời gian. Bạn cũng có thể đi vòng quanh và trò chuyện với mọi người để không uống quá nhanh.

Có thể bạn quan tâm: 4 tác hại của rượu bia đối với nam giới: Ngừng làm nô lệ cho thói quen xấu

5. Uống sữa

Tại sao không uống được rượu bia

Cách uống rượu bia không say là bạn hãy uống nửa ly hoặc một ly sữa trước khi dùng đồ uống có cồn. Sữa khi đến dạ dày sẽ làm giảm khả năng hấp thụ cồn của dạ dày. Rượu vẫn sẽ đi vào cơ thể nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn và gan có thêm thời gian để loại bỏ thêm chất cồn trước khi phần cồn còn lại xâm nhập vào hệ thống thần kinh của bạn. Đây cũng là một cách để bạn bảo vệ sức khỏe khi đi nhậu.

6. Không pha trộn rượu bia và nước uống có gas hoặc nước ngọt

Việc trộn lẫn rượu bia với nước ngọt hoặc nước uống có gas đem đến nhiều tác hại xấu. Vì trong nước có gas có những bọt khí sẽ thúc đẩy quá trình thẩm thấu chất cồn vào máu nhanh hơn, khiến chúng ra say rượu nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc pha trộn hai loại thức uống này còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: gây hại cho tim mạch, dạ dày,.. và dễ bị tiêu chảy khi tỉnh rượu, nặng hơn có thể sẽ nhập viện.

7. Cách uống rượu bia không say bằng giao tiếp

Cách giao tiếp trên bàn nhậu cũng góp phần quan trọng trong việc bạn uống nhiều hay ít. Vẫn có những cách hạn chế bia rượu mà vẫn không làm mất lòng bạn bè đấy.

Bạn có thể rủ mọi người cùng chụp hình tự sướng, chụp hình đồ ăn hay gợi những chủ đề đang nóng hiện nay để cùng bàn luận. Khi bận rộn chụp hình hay nói chuyện, bạn sẽ có ít thời gian uống hơn và bớt say hơn.

Đôi lúc, bạn cần tìm một số lý do hợp lý để từ chối lời mời rượu từ người khác như mình đang có vấn đề sức khỏe hay sáng mai cần dậy sớm đi họp. Bạn hãy nói thật nhẹ nhàng nhưng vẫn cương quyết để mọi người hiểu mình đang nghiêm túc.

Khả năng dung nạp rượu đề cập đến khả năng mà một người có thể uống một lượng lớn rượu, bia hay thức uống có cồn nhưng lại chậm cảm thấy những tác động của chúng đến cơ thể, Huffington Post dẫn lời giáo sư Peter Martin, chuyên gia tâm thần và khoa học hành vi tại Trung tâm Y khoa Đại học Vanderbilt (Mỹ).

Nói một cách dễ hiểu thì đấy là tửu lượng. Một số người có thể uống hết ly này đến ly kia nhưng rất chậm say. Trong khi đó, có người uống chỉ mới nửa ly đã cảm thấy đầu choáng váng.

Giới tính và thể trạng

Những bằng chứng khoa học cho thấy giới tính và trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến tửu lượng một người. Đàn ông thường uống được nhiều hơn phụ nữ. Những người to lớn hơn thường có khả năng hấp thụ nhiều rượu bia hơn người nhỏ bé, theo Huffington Post.

Yếu tố sinh học

Một số ý kiến cho rằng tửu lượng ít hay nhiều phụ thuộc vào một loại enzyme chịu trách nhiệm chuyển hóa rượu bia. Trong khi đó, số khác tin rằng là do ảnh hưởng của các chất dẫn truyền thần kinh trong não, giáo sư Martin cho biết.

Hầu hết lượng rượu bia uống vào cơ thể sẽ được một enzyme có tên là alcohol dehydrogenase chuyển hóa thành hợp chất acetaldehyde. Chất này lại tiếp tục được một enzyme khác chuyển hóa gọi là aldehyde dehydrogenase..

Ở một số người, cơ thể họ có thể bị thiếu enzyme aldehyde dehydrogenase. Điều này có nghĩa là chất acetaldehyde sẽ không được chuyển hóa tốt. Sự tích tụ acetaldehyde cao trong máu sẽ dẫn đến biểu hiện đỏ da, nôn mửa. Những người châu Á thường bị thiếu loại loại enzyme chuyển hóa acetaldehyde, theo Huffington Post.

Ngoài ra, cơ thể người có khả năng thích ứng rất nhanh. Điều này có nghĩa là nếu uống nhiều rượu bia một cách thường xuyên thì cơ thể sẽ khó say hơn.

Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý mọi người là tửu lượng cao hơn có thể không phải là điều tốt. Uống khó say hơn có thể khiến cơ thể không cảm nhận được đầy đủ sự tác động của rượu bia đến các giác quan.

Dù người có tửu lượng cao hay thấp thì khi uống rượu, các giác quan trong cơ thể cũng sẽ đều bị ảnh hưởng. Họ không nên thực hiện những việc đòi hỏi sự tập trung, phản ứng nhanh như lái xe.

Hơn nữa, tửu lượng cao hay thấp thì rượu bia vẫn tàn phá cơ thể như nhau, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như xơ gan, não, bệnh thần kinh, tụy, viêm dạ dày và ung thư, theo Huffington Post.

Tin liên quan

Bác sĩ Trần Hòa An (Đại học Y Dược TP HCM) cho biết trong rượu và bia đều chứa cồn (chủ yếu là ethanol). Cồn sẽ được hấp thu từ dạ dày và ruột non đi thẳng vào máu đến gan. Bình thường gan chỉ có thể chuyển hóa một lượng cồn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định tùy vào từng người. Phần còn lại chưa được chuyển hóa sẽ đến não bộ và toàn cơ thể, gây say xỉn và mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Trộn chung rượu với bia có thể làm chúng ta dễ say hơn. Điều này được các nhà khoa học giải thích từ hai giả thuyết. Đầu tiên, bia có chứa ga, nhiều hương liệu và các phụ gia. Các chất này làm tăng khả năng hấp thu cồn của bia và rượu từ đường tiêu hóa. Do đó nồng độ cồn trong máu tăng cao nhanh chóng. Tuy nhiên, gan cũng chỉ làm việc với một công suất nhất định vì thế phần độc chất chưa được gan chuyển hóa sẽ phân bố khắp cơ thể trong đó có não bộ. Độc tính của chúng khiến chúng ta có tình trạng say xỉn.

Thứ hai, ngoài ethanol thì nhiều dẫn xuất của alcohol khác có trong bia và rượu cũng gây ra tình trạng say. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng kết hợp nhiều loại dẫn xuất của alcohol với nhau làm gia tăng khả năng say. Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu lại cho thấy không có mối liên quan nào ở đây.

Không chỉ trộn chung bia với rượu rồi mới uống, nhiều người còn lựa chọn "uống cái nào trước cái nào sau" . Nhiều kinh nghiệm của cánh đàn ông cho thấy rằng "uống bia trước khi uống rượu sẽ dễ say hơn, ngược lại uống rượu trước khi uống bia sẽ ít bị say hơn". Thực tế những kinh nghiệm này rất dễ bị hiểu sai.

"Chưa có một cơ chế sinh học rõ ràng nào cho thấy uống bia hay rượu trước sẽ dễ say hơn. Các chuyên gia cho rằng việc say nhiều hay ít của một người là dựa vào tốc độ và tổng lượng cồn mà người đó uống vào, khả năng chuyển hóa của gan, khả năng chịu đựng của não bộ và phản ứng toàn thân của từng người", bác sĩ An chia sẻ.

Một vài nghiên cứu về hành vi góp phần làm sáng tỏ việc uống bia hay rượu trước sẽ dễ say hơn. Bia thường có độ cồn thấp hơn nhiều so với rượu. Khi uống bia trước, nồng độ cồn trong bia thấp sẽ làm chúng ta say một cách từ từ, dẫn đến bị "lờn" và do đó chúng ta thường tìm tới thức uống có độ cồn cao hơn như rượu để "đủ đô". Chưa dừng lại ở đó, như cầu uống rượu sau đó sẽ nhanh và nhiều hơn trước. Vì thế tổng lượng cồn đưa vào cơ thể lớn và ồ ạt hơn dẫn đến say xỉn nặng hơn, đặc biệt là cực kỳ mệt mỏi qua ngày hôm sau.

Ngược lại, nếu uống rượu trước, nồng độ cồn tăng lên nhanh chóng khiến chúng ta cảm nhận ngay tình trạng say xỉn. Vì vậy chúng ta thường có xu hướng uống ít bia lại sau đó. Có thể uống rượu làm chúng ta say xỉn sớm hơn nhưng tổng lượng cồn đưa vào cơ thể lại ít hơn, do đó cơn say sẽ sớm qua đi và ngày mai chúng ta thấy ít mệt mỏi hơn.

Tóm lại, uống bia pha với rượu có thể dễ say xỉn hơn và hiện nay chưa có khuyến cáo nào về sự kết hợp này. Việc uống bia hay rượu trước không phải là mấu chốt làm chúng ta bị say và mệt mỏi hơn, mà phụ thuộc vào tốc độ, tổng lượng cồn và cơ địa đáp ứng của từng cá nhân.

Lê Cầm

    Đang tải...

  • {{title}}

Sau bài viết Lương tri của rượu bia, nhiều độc giả chia sẻ rằng người Việt luôn có cớ để tìm đến rượu bia:

Văn hóa rượu bia bây giờ trở thành chuẩn mực để đánh giá mức độ "đàn ông" ở Việt Nam. Khi vui, buồn, lúc đám giỗ, đám tang, đám cưới, lên lương, lên chức...trong tiệc đều có bia rượu.

Ai không uống được nhiều (hay không uống) sẽ rất ít bạn bè. Mà hậu quả của bia rượu nếu không chừng mực thì rất nhiều : ung thư gan, tai nạn giao thông, đâm chém nhau. Rồi hậu quả là các bậc cha mẹ, vợ con ...phải nhận.

Hồng Phúc Quan

Quán nhậu mọc đầy và tràn ngập người uống với những dãy xe ken đầy. Tất nhiên những người uống là chủ của những chiếc xe đó. Khẩu hiệu "đã uống rượu, bia thì không lái xe" khắp nơi để cảnh báo nhưng xem ra chẳng ăn thua gì. Cần có chế tài mạnh và nghiêm minh thì mới giảm được việc uống rượu, bia rồi lái xe. Khi nguời ta còn chưa ngán, chưa sợ thì người ta vẫn còn uống rượu- chạy xe.

tannghia1959

Nhiều độc giả cho rằng cần phải xử phạt nghiêm khắc những người say rượu lái xe:

Tôi về nước thấy người Việt mình uống rượu bia một cách vô tội vạ, uống cho đã, không cần biết ai đưa mình về . Uống từ sáng tới chiều tối, uống coi thử ai cao tay hơn ai. Và không có ai chịu thua vì rượu bia bởi vì không có ai giáo dục về sự tai hại của rượu bia và pháp luật thì có mà không thực hành đúng.

NNguyen

Cứ nâng chế tài là giải quyết. Nồng độ cồn từ mức A đến mức B thì phạt treo bằng một năm, phạt lao động công ích một tuần. Vi phạm mức B đến C hoặc tái phạm thì treo bằng hai năm, lao động công ích một tháng. Vi phạm từ D trở lên hoặc tái phạm nhiều lần treo bằng vĩnh viễn.

Đặc biệt lái xe có nồng độ cồn, khi gây tai nạn sẽ phải xử lý hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc cố ý giết người tùy hậu quả. Vì rõ ràng anh đã biết có nồng độ cồn vẫn lái xe nên phải coi là cố ý

Chứ cứ phạt vài ba chục triệu với những người có tiền càng khiến họ nhờn luật.

Anh vu

Độc giả Loc Trinh chia sẻ:

Thực ra việc từ chối rượu bia không hề khó như nhiều người nghĩ. Bản thân tôi đã từ bỏ mọi thức uống có cồn hơn 5 năm nay và cảm thấy ngoài việc sức khỏe tốt hơn, luôn làm chủ được mọi tình huống, tôi cũng không bị "thiệt" một chút gì trong quan hệ giao tiếp với xã hội xung quanh. Có chăng chỉ là một chút dị nghị ban đầu, nhưng tất cả những thứ đó sẽ nhanh chóng qua thôi.

(Xem thêm: 'Gọi bạn riêng đến nhậu chung mà không nói trước là mất lịch sự')

Độc giả achi vin:

Tôi từng uốngrượu bia rất nhiều. Nhưng may mắn là tôi chăm tập thể thao nên tôi cảm nhận được sự thay đổi đi xuống của sức khỏe, trí tuệ khi uống rượu bia. Nay tôi gần như bỏ hẳn. Còn việc giao lưu trên bàn nhậu để thắt chặt tình anh em, cũng cố mối quan hệ thì nhàm rồi, vì say xong chả ai nhớ gì cả, mà chẳng có ai đặt bút ký hợp đồng trên bàn nhậu cả.

Xem nhiều trong ngày

> Bình luận mạng xã hội - 'thòng lọng' treo trên đầu mỗi người
> Nước tại nhà dân có mùi lạ, sao không lấy mẫu kiểm tra?
> 'HLV Park sẽ phải đau đầu tìm người thay thế Tuấn Anh'
> Tại sao nước có mùi lạ từ nguồn nhiễm dầu nhớt vẫn cấp tới nhà dân?
> Thế hệ lạc lối vì phải viết tiếp giấc mơ của cha mẹ

>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trangÝ kiếntại đây.

Tại sao không uống được rượu bia

'Người Việt ngày thường nhậu một, ngày Tết nhậu mười'

Tại sao không uống được rượu bia

Người Việt nhậu nhẹt nhiều vì thiếu không gian sinh hoạt cộng đồng?