Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch

Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch

Thường 1kg đậu làm được 1 nồi giá cỡ trung bình. Đậu được đãi, rửa thật sạch, phơi ráo trong bóng râm, loại bỏ hạt xấu, ngâm nước trong nồi đất nung được cọ rửa sạch khoảng 3 đến 6 giờ liền đến khi đậu trương lên, nước ngâm nên dùng loại nước giếng khơi để món giá được trắng và ngọt, khi đậu đã trương tiếp tục lấy lá tre gài miệng nồi theo kiểu đan phên cài, sau đó úp nồi xuống nền đất đợi nảy mầm. Trong một đêm, người ta đổ thêm nước vào nồi 3, 4 lần, mỗi lần cho nước vào khoảng 30 phút, sau đó lại chắt nước ra. Khoảng 4 đến 5 ngày giá đỗ sẽ mọc đều, trắng muốt, dài chừng 3 đến 4 cm. Tổng trọng lượng của nồi giá khi đó lớn gấp nhiều lần nguyên liệu khi mới cho vào ủ, trung bình mỗi nồi sẽ cho từ 8 đến 10 kg giá đỗ thành phẩm. Lúc này thân giá mập mạp, để lâu hơn phần thân mọc dài ra và hai lá mầm tiêu giảm đi giá sẽ không còn ngon nữa. Người ta thường sàng sảy cho phần vỏ xanh rời hẳn khỏi hai lá mầm trước khi sử dụng.

Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch

Tran Linh

Trả lời 13 năm trước

Cách làm giá đỗ không cần cát Thường mỗi mẻ làm khoảng 10kg đỗ xanh. Làm ướt hạt rồi sát (như vo gạo) trong khoảng 30 phút cho hạt mỏng bớt vỏ, sau đó rửa kỹ bằng nước sạch, ngâm nước 1 giờ sau đó chuẩn bị đem ủ. 1. Nguyên liệu: Nên dùng loại đỗ nhỏ hạt như giống Tiêu Hà Nội, Mộc Trung Châu, chất lượng vừa ngon mà tỷ lệ sản phẩm thu được trên một đơn vị nguyên liệu lại cao. Chọn hạt chắc, mẩy, sàng loại bỏ những hạt lép, lửng, tạp chất, sâu mọt. Nên dùng loại đỗ mới thu hoạch để làm giá, như vậy tỷ lệ nảy mầm của hạt sẽ cao (xấp xỉ 100%). Dụng cụ ủ là một chiếc thùng tôn, thùng nhựa hay bằng nhôm càng tốt, dung tích 100 lít, dưới đáy bố trí khoá nước để khi cần tháo nước khỏi thùng ủ. 2.Ủ đỗ: Trước khi đổ đỗ vào thùng để ủ, xếp khoảng 7- 8 viên gạch dưới đáy theo chiều dựng nghiêng, xếp kiểu xoè nan quạt, đặt vỉ tre lên, lót lá tre, lá chuối tươi rồi đổ đỗ xanh lên. Cứ một lớp đỗ xanh lại phủ một lớp lá tạo khoảng thoáng để đỗ dễ mọc mầm. Khi đổ hết đỗ vào thùng, phủ lớp lá cuối cùng và đậy lên trên bằng một vỉ tre khác, che phủ kín bằng vỉ cói, bao tải không cho ánh sáng lọt vào, tiếp theo dùng một vài viên gạch sạch đè lên. Lúc đầu đỗ chưa mọc, đè khoảng 2 viên, sau 2 ngày, đỗ xanh hút nước nứt nanh nở to, đặt khoảng 10 viên, ngày thứ 3- 4 đặt 15 viên (hoặc dùng vật khác nặng tương tự để đè). Mục đích chèn nặng để khi đỗ mọc mạnh không đội vỉ lên, mặt khác khi lèn chặt, thân giá sẽ mập hơn. 3. Chăm sóc đỗ ủ: Trong 2 ngày đầu sau ủ, mỗi ngày ngâm nước một lần khoảng 5 phút và tưới nước 5 lần (khoảng 5 giờ tưới một lần, kể cả ban đêm). Mỗi lần tưới, cho nước sạch vào thùng, mở khoá tháo nước dưới đáy thùng đến khi dùng tay sờ thấy nước mát là được. Trong quá trình ủ, nhất thiết không để khối ủ bốc nóng, vì như vậy sẽ làm hỏng giá đỗ. Ngày thứ ba và thứ tư, mỗi ngày ngâm 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối, mỗi lần 15 phút (vẫn rửa 5 lần/ngày). Đến ngày thứ năm thì ra giá. Trước khi dỡ giá, ngâm liền 1 giờ vào buổi sáng, giá sẽ giòn, tươi lâu. Đối với các hộ sản xuất ủ nhiều thùng, cần tính toán sao cho việc tưới và ủ được tiến hành một cách tuần tự, làm từng thùng một, việc ra giá cũng tuần tự, thùng ủ trước ra giá trước, ủ sau ra sau. Lưu ý khi ngâm và tưới cho thùng ủ, các vật liệu che lót và đè nén vẫn giữ nguyên để che sáng cho khối ủ, có như vậy giá đỗ mới trắng. 4. Ra giá: Sau khoảng 4- 5 ngày ủ tuỳ thời tiết, có thể ra giá. Khi dỡ giá khỏi thùng cần để sẵn một thùng nước sạch bên cạnh, một chiếc sảo lỗ to (1x1cm). Dỡ từng lớp giá ra, cho vào sảo sàng qua lại vài lượt để vỏ đỗ lọt qua sảo rơi xuống, giá sạch giữ lại phía trên, rửa qua nước sạch để loại bỏ chất chua trên thân giá là được. Đánh giá chất lượng sản phẩm, giá được coi là tốt khi màu sắc thân giá trắng đều, hạt đỗ vàng sáng, rễ màu nâu nhạt, lá màu vàng hay xanh nhạt, chiều dài thân giá 3- 5cm, đường kính thân giá 2,5- 3mm, rễ không quá 1cm, lá không quá 3mm... (Theo Hội nông dân)

Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch

Cách làm của mình thì rất đơn giản thôi: Chuẩn bị: - Túi làm bằng vải valide màu trắng kích cỡ tùy chọn - Đỗ xanh loại mới hạt tròn, xanh mướt và bóng: 1 lạng - Nước sạch nóng ( 37-38 độ C) bạn sờ thấy nóng già là được - hai chiếc rổ cùng kích cỡ (kích cỡ rổ tùy chọn theo lượng giá bạn cần làm) - Một quả tạ 0.5 Kg hoặc một vật nặng tương đương. Cách làm: - Ngâm đậu trong nước nóng trong 4 tiếng ( khi bạn thấy đậu đã nứt vỏ và nhú mầm là được) - Đổ đậu vào túi vải valide - Cho túi đậu này vào chiếc rổ thứ nhất và dùng tay dàn nhẹ đậu cho đều, đậy miệng túi lại (chỉ cuộn miệng túi thôi) - Để chiếc rổ thứ hai lên trên túi đậu - Đặt quả tạ 0.5 Kg hoặc một vật nặng tương đương lên trên - Cho rổ vào chỗ tối -Hàng ngày bê nguyên cả rổ ngâm vào chậu hoặc bồn nước trong 15 phút, ngày ngâm hai lần, nhấc ra và để rổ ráo nước và để vào chỗ tối khoảng chừng 5 đến 8 ngày thì có thể sử dụng được. Cách này làm rất nhàn. Vải valide rất bền, ráo nước và giữ ẩm khá tốt nên không sợ phải mua hoặc may nhiều lần, rổ thì rất ráo nước nên đạt tiêu chuẩn không làm úng giá. Không phải là cứ nhiều nước là giá sẽ mập mà có khi nhiều nước quá cũng có thể làm giá bị úng và thối không thể nảy mầm tốt được. Thực ra việc cho đỗ vào nồi, chum, chậu, bình, hay túi thì cũng giống nhau cả thui vì cần phải có một chỗ để vừa làm ẩm và vừa để chứa được đậu. Điều quan trọng khi làm giá là độ ẩm , có chèn chặt vừa phải và tránh ánh sáng để giá nẩy mầm tốt. Chúc các bạn thành công. Orchid Last edited by orchid0998; hôm nay at 09:27 AM.

Chào cả nhà,

Tuần vừa rồi tớ bận quá nên k kịp post bài update cùng cả nhà. Cũng lâu lắm rồi tớ mới không hoàn thành nhiệm vụ bản thân đề ra là mỗi tuần sẽ update một bài đều đặn :(  Thật ra là có lý do vì bố mẹ chồng rồi bố mẹ tớ qua chơi nên bận đón tiếp, bận đi chơi quá ý mà hehe…

Lâu lắm mới có cảm giác gia đình xôm tụ nên vui và hạnh phúc vô cùng. Đặc biệt, nhờ có ông bà trông hộ thỉnh thoảng tớ có thể đi chợ một mình mà không cần dắt theo con :D Có lẽ cảm giác đó nó có chút lạ lùng và khiến tớ như cảm thấy mình được nghỉ ngơi rất nhiều. Cái cảm giác nghỉ ngơi đôi khi lại làm cho con người ta lười biếng và thế là bài viết này bị delay trì hoãn tới tận hôm nay.

Thôi không dài dòng nhiều mà chủ yếu đi luôn vào mục đích chính của bài viết hôm nay là tớ muốn chia sẻ với cả nhà tất tần về cách làm giá đỗ với những dụng cụ rất đơn giản sẵn có trong gia đình. Làm giá đỗ thật ra không hề khó nhưng tớ lại thấy tớ mất khá nhiều thời gian để tìm ra được cách làm thích hợp nhất với bản thân mình. Nhớ ngày xưa đi học, bài học trồng câu đầu đời chính là việc gieo mầm và trồng mấy hạt đậu xanh bằng bông hoặc bằng giấy ăn. Cảm giác nhìn những lá mầm nẩy lên thật thích thú và cảm thấy yêu cuộc sống hơn rất nhiều ý.

Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch

Giá đỗ tươi sạch ngon ngọt tại nhà

Nói về giá đỗ, đây là một loại rau bổ dưỡng và có thể kết hợp nấu rất nhiều món ngon. Với tớ, giá đỗ xào không cũng đã đủ hấp dẫn rùi ý ^^ Nước giá đỗ luộc nghe nói cũng rất tốt cho họng. Giá trị dinh dưỡng của giá đỗ rất nhiều và kể cả khi ăn sống hay nấu chín. Tuy nhiên, giá đỗ lại là một thực phẩm châu Á và không phải chỗ nào cũng có. Hồi đầu, chỗ tớ không hề có giá đỗ, sau rồi thấy họ bán trong siêu thị nhưng được đóng gói và để lâu nhìn rất chán. Bây giờ chỗ tớ có bán giá đỗ tươi nhưng hôm ngon hôm không ngon. Nói chung, tự làm giá đỗ là thượng sách ;)

Trước khi tự trồng giá đỗ, tớ cũng đã tự tìm hiểu và hỏi qua kinh nghiệm của rất nhiều người. Mỗi người làm một kiểu và có cách làm riêng. Tớ cũng thử nhiều cách với các dụng cụ khác nhau. Ai cũng nói trồng giá đỗ rất dễ, chỉ cần tưới nước, giá lên đẹp ngon lành ;) Nhưng với tớ trồng giá đỗ không hề đơn giản như vậy. Dưới đây là một số điều kiện để trồng giá đỗ thật ngon. Cả nhà có thể tham khảo và làm theo bất cứ cách nào nhưng xin hãy lưu ý đảm bảo các điều kiện dưới đây thì đảm giá lúc nào cũng mập cũng ngon nhé:

  1. Giá đỗ cần nhiều nước: Vì thế, việc tưới giá đỗ thường xuyên là cần thiết nhưng cần làm thế nào để khi tưới nước không chảy đi nhanh quá và có thể đọng lại nhiều. Đọng lại nhưng không có nghĩa là kiểu như nước ngập để gây úng và thối hạt đậu xanh nhé cả nhà.

  2. Giá đỗ khi bắt đầu nảy cần phải được nén tốt: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để giá đỗ có thể mập và lên được phần giá nhiều, chứ không phải là rễ hay là mầm lá đó là phải đảm bảo giá đỗ khi trồng được nén tốt. Vì vậy, khi trồng giá đỗ liều lượng đỗ xanh cho dụng cụ sử dụng cần được đong đếm và quan sát cẩn thận. Cái này cả nhà hoàn toàn nên tự rút kinh nghiệm bản thân. Ví dụ thấy, giá gầy và nhiều rễ thì lần sau có thể cho thêm đậu xanh hoặc ngược lại, giá mập nhưng lại quá lùn thì có thểm giảm bớt đậu xanh. Nguyên tắc cơ bản là giá cần được nén chặt để phần thân giá phát triển chứ không phải rễ và lá mầm.

  3. Giá đỗ cần được đảm bảo để nơi khô thoáng và tối: Làm như vậy giá mới không phải triển phần thân và lá và đồng thời đầu giá mới trắng đẹp.

Ok, vậy là ta đã có nguyên tắc cơ bản để làm giá đỗ. Nghe thì có vẻ dễ nhưng cả nhà nhớ lưu ý là nếu đảm bảo tốt được 3 điều trên thì giá sẽ rất ngon và đẹp. Nhớ có lần giá đỗ tớ trồng xong ra cũng đẹp cũng ngon nhưng nhấc phần rễ lên rất dài và phải ngồi nhặt rễ rất lâu và mất thời gian. Vấn đề tiếp theo là: sau khi có giá đỗ thì khâu thu hoạch sẽ như thế nào ? Hic, ai cũng nói cách ngâm đậu xanh, rồi xếp đậu xanh ra sao, tưới thế nào nhưng không ai nói về vấn đề thu hoạch giá đỗ. Mỗi lần ngồi nhặt chỗ rễ tớ đều suy nghĩ, trồng giá đỗ không khó nhưng thu hoạch rõ ràng lại là một vấn đề. Vậy là sau rất nhiều lần tớ rút ra kinh nghiệm cho bản thân: tớ sẽ thu hoạch giá đỗ từ lúc non, lúc đó rễ chưa quá dài, có thể chỉ cần nhặt sơ qua và rửa nước là rễ sẽ gẫy đi nhiều và phần còn lại thì vẫn có thể ăn được. Tớ nhớ rõ ràng hồi ở nhà mua giá đỗ vẫn còn rễ ý mà. Khi thu hoạch giá sớm từ lúc non, ăn giá đỗ cũng ngon ngọt hơn rất nhiều ;)

Thêm một điều nhỏ nữa từ kinh nghiệm bản thân khi tớ trồng gía đỗ, hồi đầu tớ hay chia lớp đỗ xanh ra và nghĩ cách đấy trồng tốt hơn nhưng thật ra đổ tất cả đỗ xanh thành một lớp lại là một cách rất hay và tiết kiệm thời gian. Giá đỗ sẽ tự chen nhau và do đó lại nén tốt hơn và cho ra sản phẩm ngon đẹp hơn nữa.

Cách tớ làm dưới đây rất đơn giản, tớ sử dụng một cái rổ có lỗ không to quá và cũng không nhiều lỗ. Ở phía dưới đáy rổ tớ lót thêm một lớp túi lưới (túi lưới hay để đựng hoa quả) để làm giảm quá trình thoát nước nhanh. Ngoài ra, tớ dùng giấy lau trong bếp (kitchen paper towel) để lót đỡ đỗ xanh. Khi giá đỗ nảy mầm thì tớ sử dụng một cái đĩa và 1 bát nước để lấy sức nặng nén cho giá đỗ mập.

  • ¾ cup đỗ xanh có vỏ (mung bean)
  • Dụng cụ cần:
    • 1 cái rổ
    • 2,3 cái túi lưới đựng hoa quả
    • 4,5 tờ giấy lau trong bếp (kitchen paper towel) (Nếu không có thể sử dụng khăn sạch)
    • 1 cái đĩa có đường kính vừa với rổ
    • 1 bát to đựng nước
    • 1 cái khăn to để phủ
  • Đỗ xanh rửa sạch, ngâm vào nước khoảng 24 giờ hoặc cho tới khi thấy đầu trắng nảy mầm từ hạt. Đem ra rửa sạch rồi chuẩn bị đổ vào rổ.

    Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch

    Ngâm đỗ xanh rồi rửa sạch

  • Lót túi lưới dưới đáy rổ. Lót 2 lớp giấy paper towel xuống. Đổ toàn bộ chỗ đỗ xanh vào. San phẳng đỗ xanh rồi lót tiếp 2 lớp giấy paper towel.

    Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch

    Lót rồi đổ đỗ xanh vào rổ

  • Tưới nước vọi trực tiếp vào rổ. Sau đó đậy 1 cái đĩa lên. Để ráo ở chậu rửa hoặc chuẩn bị 1 cái chậu đựng vừa cái rỗ. Để 1 cái bát con ở dưới đáy chậu và đặt rổ đậu xanh lên. Làm như vậy phần nước dư sẽ tiếp tục được chảy từ từ chứ không bị đọng nước gây úng.

    Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch

    Tưới giá đỗ rồi để vào 1 cái chậu có kê lên cho ráo

  • Phủ một cái khăn lên để tránh ánh sáng. Tiếp tục ngày tưới ít nhất 4 lần hoặc tớ thường để ở bếp, mỗi lần vào lại tưới một lần rồi lại đặt vào chậu để ráo nước. Mỗi lần tưới khoảng 5 phút dưới vòi nước.  Hình dưới đây là đậu xanh đã nảy mầm được 1 và 2 ngày.

    Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch

    Tiếp tục tưới giá 4 lần một ngày.

  • Khi thấy hạt đã bắt đầu nảy mầm. Từ ngày thứ 3 có thể bắt đầu chặn thêm bát nước nặng ở trên để tạo sức nặng cho giá mập.

    Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch

    Cách chặn giá bằng bát nước

  • Sau 4 tới 5 ngày là có thể thu hoạch giá. Như đã nói ở trên, thu hoạch sớm khi giá còn non ăn sẽ ngon ngọt hơn và phần rễ cũng dễ dàng xử lý hơn. Khi thu hoạch, cả nhà cứ từ từ bốc từng nắm giá và cắt vơi bớt phần rễ.

    Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch

    Cách thu hoạch giá

    Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch

    Quá trình thu hoạch giá: nhặt sơ rễ

  • Sau đó, đem giá ra rửa xả dưới vòi nước nhẹ nhàng thì phần vỏ đậu xanh và rễ sẽ sạch rất nhanh. Để ráo rồi cất vào tủ lạnh dùng dần. Nếu chưa có điều kiện thu hoạch ngay thì cả nhà cho cả rổ gía vào tủ lạnh để làm chậm quá trình giá mọc gây già nhé.

    Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch

    Rửa giá dưới nước cho sạch vỏ đỗ xanh và rễ

Với ngần này đậu xanh, tớ thu hoảng được khoảng 9 lạng – 1kg giá đỗ tươi. Giá mình tự làm bảo quản tủ lạnh cũng được lâu hơn giá mua về rất nhiều.

Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch

Giá đỗ tươi chưa nhặt rễ

Từ giá tươi cả nhà có thể chế biến rất nhiều món ăn như giá xào thịt bò, nem (chả giò), giá nấu canh chua, hay thậm chí làm dưa giá ăn dần. Tớ hi vọng trong thời gian tới sẽ update được cùng cả nhà nhiều món ăn sử dụng giá hơn nữa :X

Làm giá đơn giản, nhưng để cho ra thành phần giá ngon ngọt (không bị già), thu hoạch dễ dàng cũng không phải dễ. Nhưng một khi đã làm thành công tớ đảm bảo cả nhà sẽ thích và tự làm giá cho gia đình sử dụng. Mỗi lần trồng giá, thu hoạch giá thành công cũng như một mùa trồng và làm rau rất dài mà lại chỉ cần thực hiện trong vòng 4,5 ngày. Còn gì hạnh phúc hơn khi được trải nghiệm cảm giác của người nông dân cả nhà nhỉ ;)

Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch

Niềm hạnh phúc khi thu hoạch được một rổ giá đỗ ngon ngọt