Tại sao eq quan trọng hơn iq

IQ và EQ đều là những chỉ số mà chúng ta nhắc đến, sử dụng rất thường xuyên. Vậy nhưng thực tế, những điều chúng ta biết về IQ, EQ vẫn còn rất cơ bản. Thậm chí nhiều người còn mơ hồ về bản chất thực sự của chúng. Vậy giữa IQ và EQ thì chỉ số nào là quan trọng, quyết định đến sự thành công của một người hơn cả?

IQ và EQ đều là hai chỉ số được đo lường trên những câu trắc nghiệm, phán đoán khoa học. Vì thế chúng có thể phản ánh gần như chính xác so với cái tên mà các chỉ số này thể hiện. Nhiều người thường hiểu đơn giản IQ là chỉ số thông minh và EQ là về cảm xúc. Điều này đúng nhưng lại không đủ để thể hiện hết bản chất của hai thuật ngữ này.

Tại sao eq quan trọng hơn iq
Định nghĩa cơ bản về chỉ số IQ và EQ

Chỉ số IQ có tên cụ thể là Intelligence Quotient. Chúng là chỉ số đo lường mức độ thông minh của trí não con người. Một người có chỉ số IQ càng cao thì khả năng phản xạ, tư duy cũng đều ở mức vượt trội. Những nhà bác học, khoa học lừng lẫy trên thế giới cũng đều là những người sở hữu trí IQ không tưởng.

Đối với người bình thường, chỉ số IQ của họ sẽ dao động từ 85 – 115 vì đây là mức phổ biến nhất. Khi sở hữu chỉ số IQ vượt qua mức này thì bạn sẽ được xếp vào nhóm thông minh, có trí tuệ tuyệt vời hay thậm chí là thiên tài. Những người sở hữu IQ siêu đỉnh luôn có thể giải quyết được các vấn đề phức tạp và hóc búa, điều mà người bình thường không thể làm được.

Người có chỉ số IQ dễ gặt hái được thành công vì họ luôn đi trước những người bình thường khác. Người có IQ cao không chỉ giải quyết vấn đề nhanh hơn mà họ còn tìm ra được nhiều hướng đi mới, thậm chí là phát minh ra những thứ mà con người chưa bao giờ nghĩ đến. IQ thường phụ thuộc khá nhiều về bẩm sinh, việc IQ cao do rèn luyện là có thể nhưng rất khó.

EQ là một trong những chỉ số thường được đặt lên bàn cân so với IQ nhất. Tên cụ thể của EQ là Emotional Quotient, thường được gọi là chỉ số cảm xúc. Bản chất của EQ chính là khả năng kiểm soát kiểm xúc của mỗi cá nhân cũng như tác động đến cảm xúc của những người xung quanh. Và thông thường, người có EQ cao sẽ quyết định hành vi của mình rất tốt.

Tại sao eq quan trọng hơn iq
Chỉ số EQ là gì?

EQ còn được gọi là trí tuệ cảm xúc, giúp con người có thể bình tĩnh điều chỉnh hành vi của mình tốt hơn trong mọi vấn đề. Những người có chỉ số EQ cao nhận được sự yêu mến lớn từ mọi người khi họ không chỉ có thể đồng cảm mà còn giúp mọi người được xoa dịu, tìm ra những phương hướng chữa lành tốt đẹp nhất.

Cũng giống như IQ, người có chỉ số EQ cao sẽ rất dễ thành công dù sinh sống ở bất cứ môi trường nào. Sự thông minh trong các điều tiết cảm xúc, dung hòa với mọi người xung quanh giúp họ nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ, ít đố kỵ và cạnh tranh hơn.

IQ và EQ luôn được đặt lên bàn cân so sánh khi rõ ràng, chỉ số càng cao, chúng càng chứng tỏ một người đặc biệt hơn những người còn lại. Cả hai người có chỉ số IQ và EQ vượt trội đều dễ gặt hái được thành công vang dội hơn, có thể theo cách này hoặc cách khác. Chung một điểm đích nhưng hành trình của họ lại có những đặc điểm khác nhau đấy.

Tại sao eq quan trọng hơn iq
Đặc điểm ở những người sở hữu IQ hoặc EQ vượt trội?

Giống như định nghĩa, sở hữu IQ vượt trội chứng tỏ bạn là người thực sự thông minh, cả về lĩnh vực tự nhiên hay sáng tạo. Những người có chỉ số thông minh cao luôn thuộc về sự logic, ghi nhớ, phân tích và tư duy các vấn đề. Nếu người bình thường cần một ngày để giải quyết một bài toán, ghi nhớ một trang sách thì thời gian của người IQ cao lại ngắn hơn nhiều.

Nhờ đặc điểm của người có IQ cao mà họ rất thích hợp với những ngành nghề như: Nghiên cứu, bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên lập trình, … Đây đều là các công việc đòi hỏi lớn về sự tư duy logic và khám phá ra những điều mới. Tuy nhiên, vì luôn trong trạng thái tập trung cao độ, nói thẳng nói gọn nên người IQ cao thường khá khô khan và dễ làm người khác phật ý.

Về đặc điểm của IQ và EQ thì chỉ số cảm xúc lại ở một phạm trù hoàn toàn khác. Người có EQ cao có thể không quá vượt trội về IQ, nhưng họ luôn biết cách điều chỉnh tình cảm, suy nghĩ của mình đi theo chiều hướng tốt nhất. Họ cũng có thể đối mặt với nhiều khó khăn bằng tinh thần lạc quan, không bị áp lực hay những khó khăn kiểm soát bản bản thân.

Tại sao eq quan trọng hơn iq
Những người sở hữu chỉ số EQ vượt trội

Với đặc điểm này, người có EQ cao thường giữ các vị trí cao trong những lĩnh vực như: Nhà văn, triết học, chuyên gia hay các bác sĩ tâm lý, quản lý nhân sự, nhà lãnh đạo, … Với khả năng hiểu thấu mọi người, biết cách dung hòa, kiên nhẫn và định hướng cho họ thì những người có chỉ số cảm xúc cao sẽ là một thủ lĩnh cực kỳ xuất sắc.

Nếu IQ cao thường dễ khiến người mất lòng bởi sự thẳng thắn thì EQ lại ngược lại. Vì họ sống giàu tình cảm, khéo léo trong mọi mối quan hệ nên luôn được mọi người yêu mến, giúp đỡ và ủng hộ hết mình trong mọi vấn đề.

Sự so sánh giữa IQ và EQ từng khiến nhiều người tranh cãi suốt một thời gian dài. Và trước khi đi đến kết quả cuối cùng, sự khác biệt cơ bản giữa IQ và EQ chính là điều mà bạn cần hiểu rõ ràng nhất. Đối với chỉ số thông minh, những khả năng nổi bật nhất mà chúng thể hiện đó là:

  • Có khả năng xử lý tốt về thị giác và không gian, tư duy định lượng, trí nhớ
  • Sở hữu kho tàng kiến thức to lớn về thế giới liên quan đến mọi lĩnh vực
  • Sự tư duy nhạy bén, nhanh nhẹn và luôn có hướng phát triển riêng, đảm bảo sự logic và chính xác trước khi cho ra kết quả cuối cùng
Tại sao eq quan trọng hơn iq
Sự khác biệt cơ bản giữa IQ và EQ có thể bạn chưa biết

Đối với chỉ số cảm xúc, khả năng nổi bật nhất mà những người có EQ sở hữu là:

  • Tính tế trong việc xác định cảm xúc của chính bản thân cũng như người khác, từ đó đưa ra những đánh giá ngầm để có thể thấu hiểu và có cách ứng xử phù hợp
  • Dễ dàng kiểm soát cảm xúc của bản thân mình, không để người khác nhìn ra và “bắt bài”
  • Có khả năng giao tiếp xã hội tốt, dễ dàng kết thân với mọi người mà không khiến họ cảm thấy phiền hà hay khó chịu
  • Khả năng kết nối, xây dựng mối quan hệ trở thành thế mạnh

IQ và EQ, đâu là chỉ số cần có hơn cả? Mỗi chỉ số đều có những thế mạnh riêng và rõ ràng, chúng đều mang đến những tác động tích cực rất lớn cho con người. Những người thành công bao giờ cũng có sự vượt trội về một trong hai yếu tố này, hay thậm chí là có cả hai. Nhưng đối diện với câu hỏi 1 chọn 1, nhiều người vẫn thường lựa chọn IQ nhiều hơn.

Vậy nhưng thực tế, các chuyên gia đều cho rằng, phần lớn khả năng quyết định sự thành công thì EQ chiếm tới 80% và IQ chỉ chiếm 20%. Về nhất thời, một người có IQ cao sẽ luôn được ưu ái hơn trong bất cứ cuộc tuyển chọn nào. Tuy nhiên để bền bỉ, lâu dài thì cần có cả những mối quan hệ xung quanh, và đây là điều EQ có thể làm được.

Tại sao eq quan trọng hơn iq
IQ và EQ: Đâu là chỉ số vượt trội và cần có hơn cả?

Dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng tầm quan trọng của IQ và EQ là không thể phủ nhận. Bên cạnh hai chỉ số này, còn rất nhiều chỉ số khoa học khác bạn có thể tìm hiểu. Để mở rộng vốn kiến thức, hãy đọc nhiều hơn tại: doanhnhanonline.com.vn

Bên cạnh Daniel Goleman, trong khi mọi người thường cho rằng người càng thông minh sẽ càng thành công thì tỷ phú Warren Buffet chia sẻ rằng, IQ là một yếu tố cần nhưng chưa đủ. Quan trọng hơn, đó là lí trí và sự ổn định trong cảm xúc: EQ.

EQ là gì?

EQ là viết tắt của Emotional Quotient có nghĩa là chỉ số cảm xúc. Người có EQ cao có khả năng nhận biết, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân và mọi người rất tốt, do vậy thường trở thành những nhà lãnh đạo xuất chúng.

Trong xu hướng tuyển dụng ngày nay, các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những người cân bằng được cả chỉ số IQ và EQ hay gọi tắt là EI (Emotional Intelligence).

EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn từ mọi người.

Tại sao eq quan trọng hơn iq

Nâng cao chỉ số EQ – Rút ngắn con đường đến với thành công

EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng chịu tác động nhiều từ giáo dục, rèn luyện. Việc rèn luyện cảm xúc  phải được thực hiện thường xuyên, ngày qua ngày, qua các tình huống ứng xử với các mối quan hệ khác nhau, hay cách xử lí các vấn đề cá nhân.

Vậy để cải thiện trí tuệ cảm xúc của mình, hãy cân nhắc 5 thói quen dưới đây của những người thành công:

Chịu khó suy ngẫm

Những người có EQ cao hiểu được rằng, xem xét kỹ lưỡng cách họ cảm nhận và hành động trong quá khứ sẽ giúp họ thêm thận trọng và có ý thức hơn sau này. Chẳng hạn, khi họ về nhà nhưng không vui, họ không ngay lập tức quên phắt mọi thứ và thả mình trên ghế băng cho thoải mái. Thay vào đó, họ dành thời gian suy nghĩ về những điều làm họ phiền lòng và tìm ra lý do.

Tại sao eq quan trọng hơn iq

Người có trí tuệ cảm xúc thường có xu hướng suy ngẫm rất nhiều. Đứng trước một vấn đề, họ nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, làm thế nào để phát huy được điểm mạnh nhiều nhất có thể hay cố gắng khắc phục, không để điểm yếu ảnh hưởng đến công việc.

Trong những thời điểm căng thẳng, những người có EQ cao không bao giờ phản ứng mà dừng lại một chút để cân nhắc kỹ lưỡng về hoàn cảnh hiện tại. Một điểm dừng ngắn ngủi này giúp họ xem xét điều gì đang diễn ra và ngăn họ nói hoặc làm những điều bốc đồng, hấp tấp.

Hình thành được thói quen này không phải dễ dàng, nhưng nếu thực hiện được, bạn sẽ có khả năng tối ưu hóa cuộc sống thường ngày của mình.

Nhìn nhận trên quan điểm của người khác

Không dễ dàng gì khi đứng trên quan điểm của người khác để nhìn nhận sự vật, sự việc, đặc biệt là khi chúng ta không có cách nào phân biệt rõ đâu là đúng, đâu là sai.

Khả năng nhìn nhận vấn đề trên quan điểm của người khác có ảnh hưởng mạnh mẽ và cần thiết để làm tăng EQ của bạn. Biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác giúp bạn đồng cảm với họ, khiến bạn trở nên gần gũi với họ hơn. Bằng việc cho người khác thấy được bạn hiểu được họ nghĩ gì, bạn có thể dành được sự tín nhiệm của họ.

Để có thể thấu hiểu được người khác hơn, bạn có thể tham khảo cuốn “Đọc vị bất kỳ ai – David J. Liebermen “

Biết cảm thông với người khác

Tại sao eq quan trọng hơn iq

Những người có EQ cao thường biết cảm thông với hoàn cảnh của người khác. Nhờ thế họ dễ dàng hiểu được tại sao người này làm thế này, người kia cảm thấy thế kia – và có những phản ứng thích hợp.

Chẳng hạn bạn đang tập trung làm việc, cấp trên của bạn bước vào, vẻ mặt căng thẳng, và ngay lập tức tỏ vẻ khó chịu, chất vấn bạn về tiến độ của một dự án mà bạn mới được giao hôm qua.

Bạn sẽ:

  • Cảm thấy khó chịu, ngay lập tức tìm cách chống chế?
  • Tự nhắc mình rằng một nhân viên chủ chốt vừa nghỉ việc và cấp trên của bạn muốn tìm một người thay thế?

Cách phản ứng thứ hai chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và tự chủ hơn nhiều.

Để có thể thấu cảm với mọi người hơn, bạn có thể tham khảo cuốn “Đắc Nhân Tâm” của Dale Carnegie về nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp.

Trải nghiệm những hoạt động xã hội

Có một cách khác để nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn là nói chuyện và kết nối với mọi người xung quanh. Theo những minh chứng khoa học cho thấy, bạn sẽ có xu hướng quan tâm đến mọi người hơn nếu được tiếp xúc với nhiều người. Trong một cộng đồng, bạn không thể chỉ suy nghĩ cho bản thân mình, được chia sẻ với những người xung quanh sẽ giúp bạn đồng cảm với họ hơn, làm gia tăng trí tuệ cảm xúc của bạn.

Biết nghỉ ngơi đúng cách

Tại sao eq quan trọng hơn iq

Ngủ đủ giấc và dành đủ thời gian để nghỉ ngơi là điều kiện cần để có một chỉ số EQ như ý.

Thật khó để có thể bình tĩnh và kiểm soát được cảm xúc của mình nếu như bạn đang ở trong trạng thái mệt mỏi. Việc nghỉ ngơi đúng cách giúp bạn giữ mình khỏi sự căng thẳng, giúp cơ thể bạn được “sạc pin”, từ đó hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt để điều chỉnh cảm xúc của mình sao cho phù hợp.

Hi vọng những thông tin từ bài viết có thể giúp bạn dần dần nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình, nhận được những tình cảm yêu quí từ mọi người xung quanh và cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống!