Tải lượng virus hiv bao nhiêu là cao năm 2024

Xét nghiệm là phương pháp duy nhất để những người nguy cơ nhiễm HIV biết có nhiễm HIV hay không. Xét nghiệm HIV ở đâu, bao nhiêu tiền là thắc mắc của rất nhiều người.

Tải lượng virus hiv bao nhiêu là cao năm 2024

Xét nghiệm HIV cho người nguy cơ cao. Ảnh: Thùy Chi

Thời kỳ phát sinh dấu hiệu nhiễm HIV thường từ 3 đến 6 tháng. Thông qua máy móc, trang thiết bị, mỗi phương pháp xét nghiệm khác nhau sẽ cho phép phát hiện HIV trong khoảng thời gian khác nhau.

Người nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc nghi nhiễm HIV có thể đến một số địa chỉ xét nghiệm HIV uy tín sau: Tại TPHCM: Viện Pasteur TPHCM, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Nhiệt đới, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện Nhi đồng 1…; tại Hà Nội: Đội Y tế dự phòng – Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm, Trung tâm Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, phòng Tư vấn xét nghiệm – Trung tâm Y tế dự phòng; Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng, đội Y tế dự phòng – Trung tâm Y tế quận Đống Đa; Trung tâm Y tế quận Ba Đình…

Tùy vào phương pháp xét nghiệm khác nhau sẽ có những trang thiết bị, máy móc, tính chất phức tạp khác nhau, do đó mức chi phí xét nghiệm HIV cũng hoàn toàn khác nhau. Một số điểm tổ chức chuẩn đoán và xét nghiệm HIV hoàn toàn miễn phí.

Thông thường, chi phí xét nghiệm HIV kháng thể thường ở mức giá dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.

Xét nghiệm HIV trực tiếp có giá thành cao hơn vì phương pháp này đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, trang thiết bị hiện đại, mất nhiều thời gian. Giá xét nghiệm HIV trực tiếp 1 lần dao động từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng, riêng xét nghiệm theo kỹ thuật PCR có thể lên tới 2.500.000 đồng.

Hiện nay, xét nghiệm HIV sử dụng chủ yếu phương pháp xét nghiệm gián tiếp. Phương pháp xét nghiệm trực tiếp chỉ dùng trong những trường hợp bác sĩ chỉ định vì cần thiết hoặc do phương pháp xét nghiệm gián tiếp khó phát hiện ra bệnh.

Phương pháp xét nghiệm HIV trực tiếp: Tiến hành xét nghiệm để tìm các thành phần có chứa trong virus bao gồm: Nuôi cấy tế bào nhiễm để phân lập vi rút; sử dụng kỹ thuật PCR để tìm chất liệu di truyền; phát hiện kháng nguyên vi rút trong máu.

Phương pháp xét nghiệm HIV gián tiếp: Mục đích của phương pháp này là phát hiện ra kháng thể kháng HIV trong máu. Phương pháp này cần tiến hành các thử nghiệm về sàng lọc và xác định.

Nhiễm HIV không phải bản án tử

Trước đây, HIV được cho là bản án bán tử hình đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu được điều trị bằng thuốc ARV, một người dương tính với HIV vẫn có thể có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

Khi người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền sang đối tác.

Trong đó, tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện được hiểu là khi HIV dưới 200 bản sao/ml bằng cách xét nghiệm. Ở Việt Nam, 91,5% số người điều trị đều có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, tức không có khả năng lây nhiễm sang bạn tình khi quan hệ tình dục không dùng bao cao su hoặc bất cứ biện pháp an toàn nào.

Bà Đỗ Thị Nhàn, Trưởng phòng Điều trị và Chăm sóc HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết việc không lây nhiễm sang người khác khi người bệnh tuân thủ điều trị ARV chỉ được nhấn mạnh qua con đường tình dục. Điều đó có nghĩa là bạn tình vẫn âm tính sau khi quan hệ. Các con đường lây nhiễm khác như tiêm chích, qua máu chưa được khuyến cáo.

Về con đường từ mẹ sang con, bà Đỗ Thị Nhàn lưu ý nếu người mẹ dương tính được bắt đầu điều trị từ sớm, có lượng virus HIV dưới ngưỡng sẽ không truyền bệnh sang con.

Để kiểm soát tải lượng virus, khi điều trị bằng ARV, người bệnh cần xét nghiệm 6 tháng/lần ở năm đầu tiên. Từ năm thứ hai, người bệnh cần xét nghiệm một năm/lần.

“Khi bị nhiễm HIV, bệnh nhân tuân thủ điều trị đầy đủ, nghiêm túc, có thể hoàn toàn sống chung với HIV, sinh hoạt và quan hệ tình dục như bình thường. Đặc biệt, họ có thể sinh con không bị nhiễm bệnh. Điều này có ý nghĩa rất lớn”, bà Nhàn cho hay.

Các chuyên gia khuyến cáo những người không may nhiễm HIV phải tham gia điều trị ngay. Đồng thời, cộng đồng không quá kỳ thị với những người nhiễm căn bệnh này. Hiện tại, HIV cũng tương tự như các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường.

Số lượng tế bào T-CD4 là một công cụ giúp phản ánh hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động tốt như thế nào. Đây là các tế bào bạch cầu chống lại sự nhiễm trùng và đây cũng là đích đến của các siêu vi gây bệnh HIV. Chính vì thế, việc theo dõi số lượng tế bào T-CD4 là vô cùng cần thiết trong quyết định khởi trị cũng như theo dõi điều trị trên những bệnh nhân nhiễm HIV.

1. Tế bào T-CD4 là gì?

Tế bào CD4 là các tế bào bạch cầu T đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Số lượng tế bào CD4 cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của hệ thống miễn dịch. Đây là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể giúp bạn chống lại các mầm bệnh, bao gồm nhiễm khuẩn và siêu vi.

Các tế bào CD4 đôi khi còn được gọi là tế bào T, tế bào lympho T hoặc tế bào trợ giúp (“helper”).

Số lượng tế bào CD4 của bạn là số lượng tế bào đếm được trong một milimet máu. Đây là con số tượng trưng, giúp ước tính cho số lượng của tất cả các tế bào CD4 trong cơ thể bạn. Con số càng cao cho thấy hệ thống miễn dịch càng khỏe mạnh.

2. Mối liên hệ giữa tế bào T-CD4 và nhiễm HIV như thế nào?

Tải lượng virus hiv bao nhiêu là cao năm 2024

Khi nhiễm HIV tiến triển, số lượng các tế bào này giảm dần

Nếu như số lượng tế bào CD4 của một người không nhiễm HIV có thể nằm trong khoảng từ 500 đến 1500, ở những người nhiễm HIV, số lượng CD4 trên 500 thường được nhận định là có sức khỏe khá tốt.

Ngược lại, khi nhiễm HIV tiến triển, số lượng các tế bào này giảm dần. Những người nhiễm HIV có số lượng tế bào CD4 dưới 200, bệnh HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Lúc này, phác đồ điều trị HIV cần được khuyến nghị cho tất cả những người nhiễm HIV. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với những người có số lượng CD4 thấp.

Khi bạn được điều trị HIV hiệu quả, virus HIV được kiểm soát, số lượng CD4 của bạn sẽ tăng dần. Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ liên tục được củng cố vững chắc, tương đương những người bình thường.

Trong trường hợp bạn bị nhiễm HIV mà không điều trị HIV, số lượng CD4 của bạn sẽ giảm theo thời gian. Khi số lượng tế bào CD4 giảm càng thấp, hệ thống miễn dịch càng trở nên yếu kém và nguy cơ mắc bệnh càng cao.

3. Theo dõi số lượng tế bào CD4 trước khi điều trị HIV như thế nào?

Trước đây, số lượng tế bào CD4 thường được sử dụng để hướng dẫn quyết định về thời điểm bắt đầu điều trị HIV. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng đã cho thấy rằng tất cả những người nhiễm HIV đều có thể được hưởng lợi từ việc điều trị HIV. Theo đó, nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt, không phụ thuộc số lượng CD4. Lúc này, khi bạn đang theo điều trị HIV, tải lượng virus của bạn mới là chỉ số quan trọng về sức khỏe và hiệu quả điều trị của bạn thay số lượng tế bào CD4 như quan điểm trước đây.

Tuy nhiên, việc theo dõi số lượng tế bào CD4 trong máu vẫn còn tính cần thiết ngay sau khi thiết lập chẩn đoán nhiễm HIV. Tại thời điểm khi bắt đầu điều trị HIV, nếu số lượng CD4 thấp, tiên lượng người bệnh sẽ kém khả quan hơn so với người có CD4 còn bảo tồn, cho thấy sự tiến triển của bệnh và hệ thống miễn dịch đang dần suy yếu.

Nếu người bệnh được xem xét trì hoãn việc điều trị HIV, việc theo dõi số lượng CD4 sẽ giúp bác sĩ theo dõi diễn tiến của bệnh, lựa chọn thời điểm khởi trị thích hợp hơn trong tương lai.

Nếu số lượng tế bào CD4 của bạn thấp, bạn cần bắt đầu phác đồ điều trị HIV càng sớm càng tốt. Hơn thế nữa, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các loại thuốc bổ sung để tích cực ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm trùng. Đây được gọi là điều trị dự phòng. Ví dụ, bạn có thể cần uống thêm cotrimoxazole để ngăn ngừa viêm phổi do PCP, tác nhân gây viêm phổi thường gặp trên các đối tượng HIV/AIDS, cho đến khi số lượng tế bào CD4 của bạn tăng lên trên 200 trong quá trình điều trị HIV.

Trong trường hợp số lượng tế bào CD4 giảm thấp hơn, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm bổ sung, ví dụ như sàng lọc bệnh lao phổi, nhằm điều trị sớm trước khi có biểu hiện ra ngoài.

Tải lượng virus hiv bao nhiêu là cao năm 2024

Nếu số lượng tế bào CD4 của bạn thấp, bạn cần bắt đầu phác đồ điều trị HIV càng sớm càng tốt

4. Theo dõi số lượng tế bào CD4 trong khi điều trị HIV như thế nào?

Khi bạn bắt đầu điều trị HIV và tải lượng virus của bạn bắt đầu giảm, số lượng tế bào CD4 của bạn có khả năng tăng dần. Tốc độ tăng của tế bào CD4 là tùy thuộc vào từng các cá nhân.

Trong những tháng đầu tiên điều trị HIV, số lượng CD4 của bạn sẽ tiếp tục được theo dõi thường xuyên. Tuy nhiên, tải lượng virus trong máu mới là chỉ số quan trọng hơn về sức khỏe và hiệu quả điều trị so với số lượng tế bào CD4. Sau một thời gian, thời điểm kiểm tra số lượng tế bào CD4 sẽ dãn cách hơn, tùy vào tình trạng của bạn.

Chi tiết về thời điểm kiểm tra số lượng tế bào CD4 trong khi điều trị HIV như sau:

  • Nếu bạn đã có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện trong ít nhất một năm và số lượng tế bào CD4 là hơn 200, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi số lượng tế bào CD4 mỗi năm một lần.
  • Nếu bạn đã có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện và số lượng tế bào CD4 trên 350 trong ít nhất một năm, bác sĩ có thể xem xét việc theo dõi số lượng tế bào CD4 trở nên không cần thiết, miễn là tải lượng virus vẫn không thể phát hiện được.
  • Tuy nhiên, nếu tải lượng virus của bạn đang tăng lên hoặc bạn có các triệu chứng gợi ý HIV đang hoạt động, số lượng tế bào CD4 của bạn sẽ được theo dõi liên tục trong mỗi lần thăm khám định kì nhằm đánh giá hiệu quả điều trị, xem xét việc đổi phác đồ nếu có bằng chứng kháng thuốc.

Tải lượng virus hiv bao nhiêu là cao năm 2024

Trong những tháng đầu tiên điều trị HIV, số lượng CD4 của bạn sẽ tiếp tục được theo dõi thường xuyên

5. Các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào CD4?

Số lượng tế bào CD4 có thể thay đổi rất nhiều giữa mọi người, dù có nhiễm HIV hay không.

Trong thực tế, số lượng tế bào CD4 có thể tăng hay giảm để đáp ứng với các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể khác nhau như tập thể dục, thiếu ngủ, hút thuốc hay mắc các bệnh lý đi kèm. Tuy nhiên, những yếu tố này không ảnh hưởng gì đáng kể đối với hệ thống miễn dịch trong nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng.

Như vậy, thay vì đặt trọng tâm quá nhiều vào một kết quả xét nghiệm riêng lẻ, sẽ là hợp lý hơn khi theo dõi xu hướng thay đổi số lượng tế bào CD4 theo thời gian. Điều tốt là số lượng CD4 được đo lường tại cùng một phòng khám và vào cùng một thời điểm trong ngày. Nếu bạn đang bị nhiễm trùng, chẳng hạn như cúm hoặc bùng phát herpes, hãy cho bác sĩ biết và nên trì hoãn xét nghiệm số lượng CD4 cho đến khi bạn khỏe hơn. Trong trường hợp kết quả quá khác với dự kiến khi hoàn toàn không có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ, bác sĩ nên lặp lại xét nghiệm số lượng CD4 một lần nữa để loại trừ khả năng sai số do lỗi phòng thí nghiệm.

Tóm lại, khi nhiễm HIV/AIDS nhưng bạn càng có số lượng tế bào T-CD4 cao bao nhiêu, sẽ càng tốt bấy nhiêu. Khi nhiễm HIV tiến triển, số lượng các tế bào này giảm dần. Theo đó, trong điều trị HIV/AIDS, cùng với đo tải lượng siêu vi trong máu, việc theo dõi số lượng tế bào T-CD4 định kì là vô cùng quan trọng, nhằm đánh giá sớm hiệu quả của thuốc, điều chỉnh phác đồ để củng cố hệ thống miễn dịch cho người bệnh, tránh mắc phải các bệnh lý cơ hội nguy hiểm.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo: Hiv.va.gov; Aidsmap.com

XEM THÊM:

  • Chung sống với HIV/AIDS: Những điều cần biết
  • Tế bào lympho T: Những điều cần biết
  • Bao lâu sau khi tiếp xúc với HIV có thể xét nghiệm HIV?

XEM THÊM:

  • Vai trò của tuyến ức trong hệ thống nội tiết là gì?
  • Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch
  • Tìm hiểu về xét nghiệm đếm số lượng CD3 - CD4 - CD8

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Xét nghiệm tải lượng virus HIV bao lâu?

Thời gian làm xét nghiệm tùy từng loại, nếu là xét nghiệm HIV nhanh thì thời gian làm khoảng 20-30 phút, hoặc có thể đến vài ngày với các loại xét nghiệm HIV khác. Như vậy thời điểm xét nghiệm HIV cho kết quả chính xác nhất là sau khi phơi nhiễm với virus HIV từ 2 - 3 tháng.

Sau khi nhiễm HIV bao lâu thì có triệu chứng?

Biểu hiện HIV tuy không có thời gian cố định nhưng thời gian xuất hiện các biểu hiện sớm của bệnh HIV sau khi người bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh là khoảng từ 2-6 tuần. Việc phát hiện các triệu chứng và làm xét nghiệm sớm giúp người bệnh được điều trị sớm.

Xét nghiệm HIV chi phí bao nhiêu?

Giá xét nghiệm HIV trực tiếp 1 lần dao động từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng, riêng xét nghiệm theo kỹ thuật PCR có thể lên tới 2.500.000 đồng. - Trẻ được điều trị dự phòng bằng phác đồ 3 thuốc AZT/3TC/NVP. Lấy máu xét nghiệm trước khi cho trẻ uống thuốc.

Bao nhiêu máu mới lây nhiễm HIV?

Kết quả nghiên cứu 128.000 lần quan hệ tình dục đã khẳng định, khi tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ hoàn toàn không có nguy cơ làm lây truyền HIV qua đường tình dục. Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tải lượng virus HIV dưới ngưỡng phát hiện được quy ước là dưới 200 bản sao/1 ml máu.