Tác dụng của khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Tác dụng của khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Người dân được hướng dẫn thực tế tại buổi tập huấn mở rộng mô hình nuôi gà J-Dabaco trên đệm lót sinh học.

Thực tiễn cho thấy, việc ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp giúp tạo ra nguyên liệu, sản phẩm có giá trị gia tăng cao; giúp cải tiến, tối ưu hóa sản xuất, kinh doanh, giải phóng sức lao động, rút ngắn thời gian làm việc, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất. Nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp có tính ứng dụng cao đã phát huy hiệu quả, góp phần đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Với mục đích chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học, thay đổi phương thức chăn nuôi, từ thả rông, tận dụng, chuyển sang hình thức chăn nuôi có chuồng trại, có đầu tư, chăm sóc, quản lý và kiểm soát dịch bệnh, giảm chi phí chăn nuôi và đảm bảo vệ sinh môi trường. Dự án KHCN cấp tỉnh đã tổ chức tập huấn mở rộng mô hình nuôi gà J-Dabaco trên đệm lót sinh học cho 30 hộ gia đình chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Điện Biên và TP. Điện Biên Phủ. Thông qua hoạt động thiết thực bằng việc “cầm tay chỉ việc”, mô hình không những giúp bà con nông dân tiếp cận quy trình công nghệ sử dụng đệm lót sinh học, dễ dàng tiếp thu các kiến thức chăm sóc và phòng bệnh theo hướng an toàn sinh học, mà còn giúp nâng cao năng lực, kỹ năng thực tế cho cán bộ địa phương.

Ngoài mô hình trên, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều mô hình tiến bộ kỹ thuật tốt đã được ứng dụng, mở rộng trong thực tế sản xuất như mô hình kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, cánh đồng một giống, ủ và xử lý phân trâu bò, kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt trên nền đệm lót sinh học, kỹ thuật nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính, cá tầm trong lồng bè... Việc thử nghiệm một số giống cây mới có giá trị kinh tế cao để tăng thu nhập cho người dân và áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp được triển khai như: Sản xuất theo hệ thống thủy canh hồi lưu (rau, dưa lưới), nhân giống và nuôi trồng nấm đông trùng hạ, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trên cây ăn quả có múi tại huyện Mường Ảng, nuôi trồng tảo xoắn Spirulina... Bên cạnh đó, nhiều người dân chủ động nắm các kỹ thuật mới, sáng tạo trong sản xuất và tích cực tuyên truyền hỗ trợ, phổ biến chuyển giao công nghệ cho cộng đồng.

Cùng với đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác tuyên truyền, phổ biến, ứng dụng KHCN đến người sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã luôn được quan tâm thực hiện bằng nhiều phương thức, như: Tổ chức 557 lớp đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn; thực hiện 217 mô hình trình diễn về tiến bộ KHCN trong nông nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo, đài, pano, áp phích), phát hành 1.802 tờ rơi, cuốn sổ tay, phóng sự, lịch canh tác; tham gia các hội trợ, triển lãm các sản phẩm nông nghiệp và tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm một số mô hình, sản xuất nông nghiệp điển hình tại một số tỉnh (Sơn La, Hòa Bình, Thái Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang) cho đội ngũ cán bộ khuyến nông.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng gặp không ít khó khăn như: Trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn thấp nên khả năng tiếp thu, ứng dụng KHKT vào tổ chức sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết nên yếu tố rủi ro lớn; thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh, không ổn định dẫn đến tâm lý hạn chế đầu tư lớn khó khăn trong tuyên truyền ứng dụng KHCN vào sản xuất; nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN còn ít nên việc ưu tiên, bố trí kinh phí cho các đề tài/dự án nghiên cứu, ứng dụng KHKT vào nông nghiệp còn hạn chế; một số kết quả nghiên cứu KHKT có khả năng ứng dụng nhưng chưa được nhân rộng.

Bà Chu Thị Thanh Xuân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Nhận thức rõ những khó khăn, trong thời gian tới, công tác phổ biến, ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp xác định rõ hướng đi, cách làm phù hợp với điều kiện của tỉnh; trong đó, tiếp tục xác định quan điểm, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp then chốt và là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như thực hiện hiệu quả kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Tác dụng của khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Nông nghiệp công nghệ cao là ngành học mới, vì vậy có khá nhiều bạn trẻ chưa biết đến ngành học này. Bài viết dưới đây, Đại học Đông Á sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngành nông nghiệp công nghệ cao là gì? Vai trò của nông nghiệp công nghệ cao như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Nông nghiệp công nghệ cao là ngành gì?

Định nghĩa về nông nghiệp công nghệ cao còn tùy thuộc vào từng quốc gia, từng quan điểm hay kinh nghiệm của mỗi cá nhân.

Tuy nhiên về tổng thể, nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại để sản xuất nhằm tạo ra bước đột phá về năng suất và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội để đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Tác dụng của khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Nông nghiệp công nghệ cao là ngành gì?

Hiện nay, các công nghệ tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao gồm có:

✅ Tự động hóa

✅ Cơ giới hóa

✅ Công nghệ thông tin

✅ Công nghệ vật liệu mới

✅ Công nghệ sinh học

✅ Giống cây trồng, vật nuôi mới

✅ Quy trình canh tác…

Vai trò của nông nghiệp công nghệ cao đối với đời sống con người

Dưới đây là vai trò của nông nghiệp công nghệ cao đối với đời sống, nền kinh tế, xã hội… hiện nay chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn:

✅ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội.

✅ Thu hút nguồn nhân lực của các tổ chức trong và ngoài nước.

✅ Tăng năng suất, chất lượng đồng thời giảm giá thành sản phẩm.

✅ Nâng cao trình độ người lao động trong các ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo phương thức sản xuất công nghiệp đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác.

✅ Tận dụng, sử dụng tiết kiệm và cải thiện đất đai.

✅ Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế đất nước.

Tác dụng của khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Vai trò của ngành nông nghiệp công nghệ cao

Đánh giá nền nông nghiệp công nghệ cao dựa vào các tiêu chí

Bên cạnh vai trò của nông nghiệp công nghệ cao, khi nghiên cứu về ngành này bạn cũng cần nắm được những tiêu chí đánh giá nền nông nghiệp công nghệ cao như sau:

Tiêu chí về khoa học và công nghệ

Khoa học công nghệ áp dụng vào lĩnh vực nông nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

⭐ Khoa học công nghệ là có trình độ công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có năng suất ít nhất là 30% đồng thời chất lượng phải vượt trội hơn so với công nghệ đang sử dụng.

⭐ Công nghệ phải liên tục đổi mới, nâng cấp sao cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, có thể ứng dụng mở rộng trong điều kiện sinh thái nông nghiệp nhất định.

⭐ Tại thời điểm đầu tư, công nghệ phải đảm bảo tiên tiến.

⭐ Công nghệ phải mang đến hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng trong và ngoài nước như EuropGAP, GlobalGAP, VietGAP, AseanGAP….

Các khoa học công nghệ khi áp dụng vào lĩnh vực nông nghiệp cần đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ sau:

⭐ Chọn, tạo, nhân giống cây trồng vật nuôi mang lại năng suất và chất lượng cao để ngành trồng trọt và chăn nuôi đạt kết quả cao.

⭐ Phòng trừ các loại dịch bệnh.

⭐ Tạo ra các loại vật tư, máy móc và các thiết bị sử dụng trong nông nghiệp.

⭐ Bảo quản, chế biến nông sản tốt nhất

⭐ Phát triển doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

👉 Nông Nghiệp Công Nghệ Cao – Ngành HOT Mở Ra Kỉ Nguyên Mới

👉 Tổng Hợp Thông Tin Chi Tiết Nông Nghiệp Gồm Những Ngành Nào

Tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường

Về kinh tế

  • Sản phẩm nông sản được tạo ra từ nông nghiệp công nghệ cao cần có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so với các sản phẩm của nền nông nghiệp truyền thống.
  • Nếu doanh nghiệp NNCNC cần phải tạo ra sản phẩm tốt, năng suất và có hiệu quả kinh tế tăng ít nhất gấp 2 lần.
  • Nếu vùng NNCNC có năng suất và hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 30%.

Về xã hội

Nông sản sản xuất từ NNCNC cần phải đáp ứng được các yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về chất lượng và số lượng.

Việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cần đảm bảo thay đổi được các tập quán vốn có như: Canh tác sản xuất, mua bán nông sản, tiêu dùng… và đặc biệt đảm bảo hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, theo phương thức sản xuất tập trung để đảm bảo người dân có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống.

Ngoài ra, NNCNC còn phải quan tâm đến các công tác tổ chức, quản lý, ban hành các các chính sách liên quan đến việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp nhằm mục đích làm cho các hoạt động này đi vào “khuôn mẫu” hơn.

Về mặt môi trường

Nền NNCNC ngày nay được đánh giá là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp bền vững, do đó cần đảm bảo hạn chế chất thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời không làm tổn hại đến môi trường sinh thái.

Nên ứng dụng công nghệ môi trường, công nghệ vi sinh, enzyme,… vào lĩnh vực nông nghiệp để tạo ra các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, xử lý các chất thải và sử dụng các chất không gây ô nhiễm môi trường.

Tiêu chí về sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao

Sản phẩm của ngành Nông nghiệp công nghệ cao trước hết cần phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sản phẩm công nghệ cao:

➡️ Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu tổng giá trị sản phẩm

➡️ Có tính cạnh tranh cao và tính hiệu quả kinh tế xã hội lớn

➡️ Có khả năng xuất khẩu hoặc có khả năng thay thế các sản phẩm nhập khẩu.

➡️ Góp phần nâng cao năng lực khoa học công nghệ quốc gia

Tác dụng của khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Tiêu chí về sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao

Ngoài ra các sản phẩm nông sản còn cần đảm bảo các điều kiện:

➡️ Hấp dẫn về mặt hình thức, tươi sạch không bị lẫn với các tạp chất, bụi bẩn và đảm bảo vệ sinh.

➡️ Sản phẩm được thu  hoạch đúng thời điểm mang lại chất lượng cao, không xuất hiện các triệu chứng sâu bệnh.

➡️ Đảm bảo an toàn, không dư lượng chất hóa học vượt giới hạn cho phép.

➡️ Môi trường sản xuất, thu hoạch, chế biến,… đảm bảo thực hiện đúng quy định.

➡️ Người lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất cần thực hiện đúng và đảm bảo các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp.

👉  Xem thêm: Chương trình đào tạo ngành nông nghiệp công nghệ cao

Như vậy, có thể coi nông nghiệp công nghệ cao là một ngành chú trọng trong sự phát triển hiện nay và đang rất thu hút các bạn trẻ theo học. Thông tin trên đây chúng tôi đã tổng hợp giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của nông nghiệp công nghệ cao. Nếu bạn đang có dự định theo học ngành này, hãy đến với Đại học Đông Á để được trải nghiệm môi trường học tập hiện đại và có nhiều cơ hội phát triển toàn diện nhé.