Taâm lý thanh niên trên 20 tuổi

Đây là giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi thơ sang người lớn, giai đoạn đặc biệt của cuộc đời mỗi con người vì lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi có những thay đổi đột ngột nhanh chóng về tâm sinh lý, rõ nét về cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu như hình dáng vẻ bên ngoài trẻ giống người lớn thì về mặt tâm lý xã hội trẻ vẫn còn rất trẻ con, chính vì vậy tự bên trong trẻ đã xảy ra sự mất cân bằng rất lớn mà nếu chúng ta không hiểu, không thông cảm, không giúp đỡ kịp thời sẽ rất dễ xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Taâm lý thanh niên trên 20 tuổi

Sự phát triển về mặt sinh lý

Lúc này cơ thể ở cả nam và nữ đều gần đạt đến mức tuổi trưởng thành:

  Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng giai đoạn này đã chậm lại. Các tố chất về thể lực như sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh phức tạp hơn các lứa tuổi trước mặc dù trọng lượng não tăng không đáng kể, đặc biệt là số dây thần kinh liên hợp nối các phần của vỏ não tăng lên làm cho chức năng của não được phát triển vì thế tư duy, ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển.

  Về mặt giới tính: đây là thời kỳ chấm dứt giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ phát dục để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn. Quá trình dậy thì ở các em có thể không giống nhau.

Sự phát triển về mặt xã hội

  Ở gia đình:lứa tuổi này có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề trong gia đình, các em quan tâm đến nhiều mặt trong sinh hoạt gia đình, các em cảm thấy trách nhiệm của mình lớn hơn, đồng thời nếp sống của gia đình, sự giáo dục của cha mẹ cũng ảnh hưởng tới bộ mặt tâm lý của lứa tuổi này.

Ở nhà trường: lứa tuổi này ý thức được mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời nên thái độ tự giác của các em tăng lên, vì vậy hoạt động học tập mang ý nghĩa rõ ràng.

Ngoài xã hội: hoạt động giao tiếp của lứa tuổi này phát triển mạnh, vai trò xã hội và hứng thú xã hội ngày càng được mở rộng về số lượng và chất lượng.

 Sự phát triển của các quá trình nhận thức

 Tri giác: tri giác có mục đích đã đạt đến mức độ cao nhất. Quan sát có mục đích có hệ thống và toàn diện hơn. Tuy nhiên do kỹ năng, kỹ xảo còn thiếu nên quan sát thường phân tán, vội vàng rút ra kết luận khi chưa đủ dẫn chứng cần thiết.

 Trí nhớ:ghi nhớ có lôgic, có chủ định phát triển mạnh và giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động nhận thức.

 Sự chú ý:năng lực chú ý phát triển, tính lựa chọn của chú ý và tính ổn định của chú ý ngày càng phát triển.

 Tư duy:khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển. Tuy nhiên hoạt động tư duy của các em còn thiếu tính độc lập, chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ, vội vàng kết luận theo cảm tính.

 Tưởng tượng: tưởng tượng sáng tạo và tái tạo đều phát triển nhưng tưởng tượng sáng tạo dần dần chiếm ưu thế hơn.

Sự phát triển nhu cầu

   Nhu cầu giao tiếp: quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với quan hệ với người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn.

   Nhu cầu xác định vị trí xã hội: đây là sự thể hiện nhu cầu tự khẳng định, các em đòi hỏi xã hội công nhận các quyền lợi nghĩa vụ xã hội của mình.

 Sự phát triển nhân cách

  Sự phát triển của tự ý thức: là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của lứa tuổi này, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý.

  Sự hình thành thế giới quan: lứa tuổi này quyết định sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người.

 Hình thành kế hoạch cuộc đời và sự lựa chọn nghề nghiệp

Ở lứa tuổi này đã có kế hoạch cuộc đời nhưng còn mơ hồ và thường lẫn với ước mơ. Sự lựa chọn nghề nghiệp là vấn đề quan trọng trong vấn đề tương lai của các em. Các em nêu ra được lý do chọn nghề và hiểu biết về yêu cầu của nghề nhưng còn phiến diện chưa đầy đủ.

Vệ sinh tâm lý lứa tuổi thanh niên và trưởng thành

Lứa tuổi thanh niên được đánh dấu bằng sự trưởng thành về tất các mặt của con người. Về mặt xã hội họ đã là một thành viên chính thức, tham gia tích cực vào các lĩnh vực hoạt động khác nhau của xã hội. Họ được công nhận là công dân và vì thế họ dần dần có định hình về ý thức cũng như các quan niệm xã hội. Nhiều người trong số họ lần đầu tiên tách khỏi gia đình, trở thành con người sống độc lập (độc lập về kinh tế, về dự định cuộc sống, tự mình quyết định các suy nghĩ, hành động của mình)

Ở giai đoạn trưởng thành con người phát triển và hoàn thiện hơn các nhân tố tâm lý và cơ thể của mình. Đối với hai giai đoạn phát triển (tuổi thanh niên và tuổi trưởng thành), vệ sinh tâm lý gắn liền với từng loại hình hoạt động cụ thể mà cá nhân tham gia như hoạt động lao động, học tập, sinh hoạt, vui chơi.

Việc phân chia các giai đoạn phát triển trên đây chỉ có tính tương đối. Trong bất ký trường hợp nào thì tuổi tác đơn thuần mới chỉ là một dấu mốc thời gian. Sự trưởng thành ở mỗi người là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, xã hội, văn hóa, tâm lý phát triển với tốc độ khác nhau. Vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên khi ta thấy có sự khác biệt về sự trưởng thành giữa các cá nhân ở các gia đình, các nền văn hóa khác nhau.