Sữa mẹ bỏ tủ lạnh có tốt không

Hy vọng qua bài viết về cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, các mẹ hãy lưu tâm hơn để có thể bảo quản sữa mẹ đúng cách. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào và là nguồn cung cấp kháng thể vô cùng cần thiết cho sự phát triển của các bé, giúp bé có thể phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, mai sau trở thành những học sinh “con ngoan, trò giỏi” có ích cho gia đình và cuộc sống.

Ngày nay, vắt sữa và bảo quản để bé yêu uống dần là việc rất nhiều mẹ áp dụng để có thể duy trì được lượng sữa cũng như thời gian cho bé yêu. Tuy nhiên, cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh không đơn thuần chỉ là vắt ra rồi bỏ tủ. Làm sai cách không chỉ sữa bị hỏng mà còn gây hại cho trẻ khi bú vào.

Không giống với các loại sữa thông thường khác, sữa mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh nhiều ngày mà vẫn giữ được độ thơm ngon và các chất dinh dưỡng quý giá. Tuy nhiên, để có được điều này đòi hỏi mẹ phải nắm được những kiến thức cơ bản về vắt sữa và bảo quản sữa.

  • Nghe các mẹ chia sẻ làm thế nào để sữa đặc hơn?
  • Tùy tiện dùng bình bảo quản sữa mẹ: Nguy hiểm khôn lường

 

Sữa mẹ bỏ tủ lạnh có tốt không
Mẹ có đang bảo quản sữa trong tủ lạnh sai cách?

Nội dung chính trong bài

Tại sao phải bảo quản sữa trong tủ lạnh?

Chắc hẳn nhiều mẹ sẽ thắc mắc tại sao không cho con bú trực tiếp dòng sữa tươi ngon mà phải giữ trong tủ lạnh?

– Trong một cữ bú, em bé thường không bú được hết lượng sữa ở hai bên bầu ngực của mẹ. Số sữa thừa còn lại mẹ phải hút ra để ngăn chặn nguy cơ tắc tia sữa hoặc ít sữa.

– Sữa sau khi vắt ra không thể để ở nhiệt độ phòng quá 4 tiếng (vì sẽ bị vi khuẩn tấn công, làm chua sữa) mà phải được bảo quản trong tủ lạnh.

– Sau 6 tháng nghỉ thai sản, mẹ phải đi làm sẽ không cho con bú thường xuyên được. Khi đó, cách tốt nhất là vắt sữa, bảo quản sữa trong tủ lạnh để bé bú dần trong ngày.

Bảo quản sữa trong tủ lạnh thế nào là đúng cách?

Về cơ bản thì cách bảo quản sữa trong tủ lạnh không đòi hỏi mẹ phải quá cao siêu. Tất cả những việc mẹ cần làm là ghi nhớ 7 gạch đầu dòng dưới đây:

– Không mua máy hút sữa thanh lý, mẹ hãy đầu tư 1 chiếc máy mới, chọn hãng uy tín một chút, có thể tham khảo ý kiến từ các mẹ có kinh nghiệm. Tiệt trùng dụng cụ hút sữa bằng nước nóng.

– Trữ sữa bằng túi trữ sữa chuyên dụng, tốt nhất nên chọn loại có nhiều lớp khóa zip. >> Xem thêm: Túi trữ sữa có dùng lại được không? 1001 câu hỏi về túi trữ sữa

– Ghi rõ ngày hút sữa lên phần ghi chú của túi trữ sữa.

– Sau khi hút sữa, cho sữa vào tủ lạnh nhanh nhất có thể. Khi không sử dụng ngay thì bảo quản trên ngăn đá.

– Xếp túi sữa sâu vào bên trong thay vì để ngoài cánh cửa tủ lạnh.

– Nếu trong tủ lạnh chứa nhiều thực phẩm khác ngoài sữa thì cho các túi sữa nhỏ vào một hoặc hai lớp túi zip lớn khác để chống vi khuẩn xâm nhập.

– Nếu mẹ chưa biết cách rã đông sữa, mẹ vui lòng tham khảo tại bài viết Mẹ đã thật sự biết rã đông sữa đúng cách chưa?

Mẹ có biết mình đang bảo quản sữa sai cách?

Các mẹ thường không được hướng dẫn, hoặc không tìm hiểu kỹ về cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh mà chỉ thực hiện theo bản năng, theo những kiến thức sẵn có. Nếu như mẹ nghĩ rằng chiếc tủ lạnh thần thánh sẽ giúp mẹ làm tất cả mọi việc thì có lẽ mẹ đã nhầm rồi.

Dưới đây là những cách vắt sữa, bảo quản sữa sai mà mẹ Việt hay mắc phải nhất.

– Dùng chung máy hút sữa: Mẹ dùng chung máy hút sữa với người khác, hoặc mua máy hút sữa thanh lý cho tiết kiệm. Sự thật là máy hút sữa cũ có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, nấm mốc hoặc mầm bệnh từ người khác. Dù cho mẹ có vệ sinh kỹ càng đến mấy thì các nguy cơ này cũng khó mà loại bỏ hết được.

Sữa mẹ bỏ tủ lạnh có tốt không
Máy hút sữa cũ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn mẹ nghĩ

– Hút sữa để ở bên ngoài “chán chê” rồi mới cho vào tủ lạnh: Theo các thông tin, sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng có thể giữ nguyên độ thơm ngon trong 4 tiếng, vì thế nên mẹ nghĩ không cần thiết phải cho ngay vào tủ lạnh mà để bên ngoài cho sữa nguội hẳn (sữa mẹ vắt ra sẽ ấm) mới cho vào tủ lạnh.

Tuy nhiên, cách làm này của mẹ có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bình sữa.

– Tận dụng các loại chai lọ trong gia đình để bảo quản sữa: Đây là sai phạm phổ biến nhất trong cách bảo quản sữa trong tủ lạnh của các mẹ. Mẹ cho rằng sữa cũng giống như nước uống, chỉ cần cho vào chai rồi đóng nắp kín là được.

Nhưng thực tế, các loại chai đựng nước đều là loại dùng 1 lần, hoặc nếu không chất liệu nhựa cũng không đủ an toàn để bảo quản sữa. Ngay cả hũ thủy tinh đựng sữa chua cũng không nên tận dụng để đựng sữa mẹ.

– Để sữa trong ngăn mát vài ngày, sau đó không dùng chuyển lên ngăn đá: Hâm nóng sữa để trong ngăn mát sẽ đơn giản hơn là trong ngăn đá, nên mẹ sẽ để sữa trong ngăn mát thay vì ngăn đá. Nhưng đã nhiều ngày rồi mà con vẫn chưa dùng hết, mẹ liền chuyển sữa đó lên ngăn đá để bảo quản lâu hơn mà không hề biết sữa đó đã hết hạn sử dụng rồi. >> Tham khảo thêm: Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu, để trong ngăn đá được bao lâu?

– Để sữa ở cả cánh cửa tủ lạnh: Cánh cửa tủ lạnh là nơi có nhiệt độ thay đổi liên tục vì bị rất hay bị mở ra mở vào. Hơn nữa, cánh cửa tủ lạnh cũng dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu mẹ để sữa ở vị trí này cũng có nghĩa là mẹ chưa biết cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng kỹ thuật rồi.

Sữa mẹ bỏ tủ lạnh có tốt không
Để túi sữa ngoài cánh tủ lạnh là sai lầm mẹ Việt thường mắc phải

– Không ghi ngày hút sữa lên túi sữa: Mẹ nghĩ rằng mình có thể nhớ được hạn dùng của mỗi túi, túi nào để bên trong mẹ dùng trước, sau đó đến bên ngoài. Nghe có vẻ đơn giản nhưng sự thật lại không phải như thế. Nếu không ghi ngày hút sữa, mẹ sẽ rơi vào “ma trận” khi lượng sữa trữ trong tủ lạnh ngày một nhiều lên.

– Đổ sữa đầy căng túi bảo quản sữa: Nó sẽ khiến cho sữa tràn lên miệng túi, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Hơn nữa, mỗi lần rã đông sữa, mẹ phải rã đông hết cả túi mà con dùng không hết sẽ phải đổ đi rất lãng phí.

– Tin tưởng tuyệt đối vào túi trữ sữa: Mẹ nghĩ rằng túi trữ có thể là lớp bảo vệ hoàn hảo, chống lại mọi loại vi khuẩn. Nhưng trong tủ lạnh của mẹ (nếu để lẫn lộn nhiều loại thực phẩm) sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, một vài lớp khóa zip ở túi trữ không thể chống chọi lại hết được.

– Trộn chung sữa mới và sữa cũ vào cùng một túi: Cách trữ sữa trong tủ lạnh này vừa làm túi sữa bị đầy quá mức (như đã nói ở trên), vừa làm sữa nhanh bị hỏng hơn vì hạn sử dụng của sữa cũ và sữa mới là khác nhau.

– Hâm nóng sữa sai cách: Chẳng hạn như hâm trong nước quá nóng, hâm bằng lo vi sóng… làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa và gây ra một số tai nạn đáng tiếc cho em bé.

Những câu hỏi liên quan đến cách bảo quản sữa mẹ

 

Nhiều mẹ thắc mắc tại sao sữa mẹ để ngăn đá không đông. Trong trường hợp này, có thể thời gian mẹ để sữa vào tủ lạnh chưa lâu khiến sữa chưa kịp đông. Hoặc nhiệt độ điều chỉnh của ngăn đông chưa hợp lý sẽ khiến cho sữa không thể đông.

Kể cả, trong trường hợp sữa có vấn đề (bị hỏng) thì khi để vào ngăn đá tủ lạnh vẫn có thể đông được. Mẹ cần kiểm tra lại tủ lạnh đầu tiên nhé!

Sữa mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?

Theo WHO, UNICEF, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam khuyến cáo về việc lưu giữ sữa mẹ sau khi vắt như sau: - Nếu sữa mẹ vắt ra để ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 35 độ C giữ được 6 giờ đến 8 giờ. - Nếu để ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 4 độ C giữ được từ 3 đến 5 ngày, nếu để ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được 3 tháng.

Sữa mẹ để tủ lạnh bỏ ra ngoài được bao lâu?

Để giải đáp thắc mắc “Sữa mẹ bảo quản được bao lâu?” của các bà mẹ, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng: Ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C): Sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ. Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C): Thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ. Trong ngăn mát tủ lạnh: Tối đa 48 giờ.

Sữa mẹ bỏ tủ lạnh hâm nóng bao nhiêu đổ?

37 độ C là nhiệt độ chuẩn, nhưng mẹ cần chọn phương pháp hâm sữa đảm bảo các tiêu chí: Nhiệt độ, thời gian và dinh dưỡng. Nhiều mẹ muốn nhanh chóng rã đông sữa cho bé uống, nên sử dụng lò vi sóng, ngâm nước nóng. Các phương pháp này thường khiến sữa nóng già, phải đợi nguội về mức nhiệt lý tưởng mới cho bé uống.

Trừ dòng sữa mẹ để làm gì?

Bởi trữ sữa chung với thực phẩm khác rất dễ lây nhiễm chéo các vi khuẩn từ thực phẩm. Do đó, cần thiết phải sử dụng 1 tủ đông trữ sữa mẹ chuyên dụng, riêng biệt để đảm bảo an toàn tốt nhất cho bé yêu. Ngoài ra việc trữ đông sữa mẹ cũng tiết kiệm 1 khoản ngân sách đáng kể.