Sốt xuất huyết có lây qua đường nào năm 2024

Bệnh sốt xuất huyết trong thời gian gần đây, đang có xu hướng tăng mạnh tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là phía Nam. Thậm chí, nhiều bệnh viện lớn tại Hà Nội đã tiếp nhận các ca bệnh với dấu hiệu chuyển biến nặng của những người ở miền Nam về. Điều này khiến không ít người băn khoăn, lo lắng rằng khi tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây không?

1. Sốt xuất huyết có nguyên nhân do đâu?

Để trả lời cho câu hỏi sốt xuất huyết có lây không, chúng ta cùng đi tìm nguyên nhân gây nên bệnh.

Sốt xuất huyết là một bệnh dạng truyền nhiễm cấp tính với nguyên nhân gây ra bởi virus Dengue thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae. Bệnh được phát hiện và ghi nhận lần đầu tiên trên thế giới ngay từ thế kỷ XIII và cho tới nay, hàng năm, vẫn có hàng triệu ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Sốt xuất huyết có lây qua đường nào năm 2024
4 chủng gây bệnh của virus Dengue khiến một người có thể bị bệnh nhiều lần

Virus Dengue có tới 4 chủng huyết thanh gây bệnh, được đặt tên thứ tự là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Điểm đặc biệt của loại virus này là khi người bệnh bị mắc bất kỳ một chủng nào thì có thể miễn dịch suốt đời song chỉ với chủng ấy. Điều này dẫn tới thực tế nếu người bệnh sống tại vùng có dịch thì có thể mắc đi mắc lại bệnh nhiều lần với nhiều chủng khác nhau.

2. Sốt xuất huyết có lây không?

Virus Dengue không thể lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp như nói chuyện, ho, hắt hơi hay qua các tiếp xúc như ôm hôn, bắt tay. Ngay cả khi bạn quan hệ tình dục thì cũng không khiến cho virus lan truyền.

Con đường lây lan của chúng được thực hiện thông qua vật trung gian là muỗi cái Aedes aegypti. Loại muỗi này có thể được nhận dạng qua màu sắc đen có đốm trắng ở thân, bởi vậy mọi người hay gọi là muỗi vằn.

Sốt xuất huyết có lây qua đường nào năm 2024

Bắt tay hay ôm hôn không thể khiến virus Dengue lây lan

Việc gây bệnh diễn ra theo cách: khi đốt những người bị bệnh, muỗi cái Aedes aegypti sẽ trở thành đối tượng mang mầm bệnh và trong quá trình đốt người khác, mầm bệnh này sẽ được lây truyền qua nước bọt của chúng vào máu người đó. Chính vì vậy, từ vài đối tượng bị bệnh ban đầu, khả năng khiến cho dịch bệnh lây lan trong cộng đồng là rất cao.

Đặc biệt, loại muỗi này có thể bay cao tới 400 mét và thường sinh sống, phát triển rất mạnh trong điều kiện ẩm thấp, góc tối, xó nhà hoặc trên chăn màn, quần áo mắc trên dây, cột,... Chúng thường tìm các nơi có chứa nước để đẻ trứng, đặc biệt là các ao, thùng, lu chứa nước sạch hoặc những chỗ nước đọng tại hốc cây hay trên các đồ phế thải như, lốp xe, lọ hoa,...

Vì thế, những nơi đang xây dựng hoặc có nhiều đồ phế thải là điều kiện rất thuận lợi để muỗi phát triển.

Trong một vòng đời của mình, muỗi cái Aedes aegypti sẽ đẻ khoảng 5 lần với mỗi lần từ 100 tới 200 trứng, trứng này khi gặp nước sẽ nở rất nhanh, kể cả khi không gặp nước, chúng vẫn tồn tại được tới cả năm và vẫn nở được.

Khả năng lây bệnh tồn tại trong suốt vòng đời của muỗi cái Aedes aegypti nên chúng có thể tạo ra dịch trên một địa bàn rộng với số người mắc bệnh cao. Không những thế, một số người bị bệnh sẽ có thể không xuất hiện triệu chứng thông thường song vẫn là nguồn lây bệnh cho người khác.

Một đặc điểm nữa của muỗi khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn là chúng thường đốt người vào ban ngày, đặc biệt những thời điểm như lúc sáng sớm hay chiều tà. Trong một ngày, chúng cũng có thể đốt người nhiều lần.

Sốt xuất huyết có lây qua đường nào năm 2024

Muỗi cái Aedes aegypti có khả năng sinh sản rất mạnh

Đây chính là một trong những nguyên nhân lý giải cho việc người Việt Nam hầu hết có thói quen ngủ màn nhưng vẫn bị muỗi đốt và dịch vẫn bùng phát, bởi vì chúng ta thường chỉ dùng màn ban đêm.

3. Những ai có thể bị lây bệnh?

Với việc trả lời được cho câu hỏi sốt xuất huyết có lây không, chúng ta đã xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, có thể khẳng định rằng bất kỳ ai, ở lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh nếu bị muỗi mang mầm bệnh đốt.

Đặc biệt, như trên đã nói, virus Dengue có tới 4 type nên khi đã mắc, bạn vẫn có thể bị tái nhiễm không phải một mà nhiều lần, thậm chí, có thể tới 4 lần với 4 type khác nhau.

Hơn nữa, nếu mắc những lần sau, mức độ bệnh có thể nặng hơn bởi vì hai tuýp virus khác nhau sẽ khiến cho trong cơ thể tồn tại hai kháng thể không giống nhau, dẫn tới phản ứng mạnh hơn, kéo theo các nguy cơ như tăng xuất huyết thành mạch hoặc trụy mạch, choáng váng,...

4. Phòng, chống sự lây lan của sốt xuất huyết như thế nào?

Hàng năm, đây vẫn là căn bệnh xuất hiện thường xuyên và gây ra các đợt dịch tại nhiều địa phương ở nước ta. Chính vì vậy, việc phòng, chống bệnh cần được thực hiện với các hành động thiết thực như:

Xóa bỏ môi trường sống, nơi sinh sản của muỗi

Theo đó, chúng ta nên thực hiện thường xuyên các công việc như:

  • Giữ cho nhà cửa được sạch sẽ, thông thoáng, không treo, mắc quần áo, chăn màn tại những nơi tối tăm, ẩm thấp.
  • Nếu trữ nước, phải đóng nắp hoặc đậy kỹ càng.
  • Có thể nuôi cá nhỏ để diệt bọ gậy tại ao hoặc nơi chứa nước lớn.
  • Thường xuyên thau rửa, cọ sạch, kỹ dụng cụ chứa nước, đặc biệt là phần miệng.
  • Thu gom rác thải, dọn bỏ các chai lọ vỡ ở quanh nhà hoặc gần nơi sinh sống, phát quang các bụi rậm, khơi thông cống rãnh, tránh để nước đọng.

Sốt xuất huyết có lây qua đường nào năm 2024

Phá bỏ các nơi nước đọng để hạn chế sự sinh sản của muỗi

Phòng tránh việc bị muỗi đốt

Bằng các cách như sau:

  • Thực hiện dùng màn khi ngủ, đặc biệt ở các nơi đang có dịch hoặc có nguy cơ cao, nên dùng màn ngay cả khi ngủ vào ban ngày.
  • Sử dụng thuốc xịt muỗi, hương muỗi, vợt muỗi, bôi kem chống muỗi.
  • Đối với trẻ em, nên hướng dẫn con chơi ở nơi khô thoáng, tránh bụi rậm, nơi tối, mặc quần áo dài và dùng màn khi ngủ.

Bên cạnh đó, cần duy trì thực hiện việc phun thuốc muỗi định kỳ. Tuy nhiên, khi thực hiện, nên đảm bảo theo sự chỉ dẫn của chính quyền hoặc cơ quan y tế.

Cùng với đó, tuân thủ các lưu ý như: phun đúng loại thuốc, đúng cách, khi phun, cần đóng cửa hoặc bịt các chỗ hở, không để thuốc dính vào thực phẩm, chỉ nên quay về nhà sau từ 30 phút tới 1 giờ, cần phun trên diện rộng, nhiều nhà trong cùng khu vực để muỗi không còn nơi trú ngụ.

Sốt xuất huyết có lây qua đường nào năm 2024

Thực hiện theo hướng dẫn từ cơ sở y tế hoặc chính quyền để đạt hiệu quả phòng bệnh cao hơn

Có thể nói, phòng bệnh sốt xuất huyết không phải là điều quá khó khăn và phức tạp khi mọi người đều có hiểu biết và nâng cao ý thức của bản thân. Nếu bạn đang có những triệu chứng nghi nhiễm sốt xuất huyết, có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hướng dẫn cách đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, hoặc tới trực tiếp Bệnh viện để được thăm khám và chỉ định xét nghiệm cần thiết.

Tại sao sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi vằn?

Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm vi rút Dengue không triệu chứng, sau đó lại đốt người khỏe mạnh thì sẽ truyền virus cho người lành qua vết đốt. Do đó, sốt xuất huyết có thể lây lan sang người khác qua muỗi đốt và phát triển thành dịch.

Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Bệnh sốt xuất huyết kéo dài trong bao lâu và sốt xuất huyết ngày thứ mấy thì nguy hiểm nhất là câu hỏi chung của tất cả người bệnh. Thông thường, bệnh khởi phát đột ngột và kéo dài từ 7-10 ngày. Đặc biệt lưu ý ngày thứ 3-7 chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng gì?

Sốt cao. Sốt cao là triệu chứng sốt xuất huyết phổ biến và thường xuất hiện sớm với các đặc điểm: ... .

Đau đầu dữ dội. ... .

Buồn nôn và nôn. ... .

Xuất huyết. ... .

Các triệu chứng khác. ... .

Xuất huyết não. ... .

Xuất huyết nội tạng. ... .

Suy thận, suy tim..

Ai có thể mắc bệnh sốt xuất huyết?

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và cao điểm nhất là vào mùa mưa, mùa sinh sản của muỗi. Sốt xuất huyết gặp ở cả người lớn và trẻ em, bệnh gây sốt cao, mệt mỏi, đau nhức xương, rối loạn đông máu, xuất huyết, giảm huyết áp đột ngột. Với một số trường hợp có thể bị chuyển biến nặng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.