Soạn văn 7 quan hệ từ siêu ngắn năm 2024

  1. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.
  • Quan hệ từ: “như” - liên kết giữ bổ ngữ hoa và tính từ đẹp => quan hệ so sánh.
  1. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
  • Quan hệ từ: “Bởi…nên”- nối hai vế của câu ghép => Quan hệ nhân quả.
  1. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
  • Quan hệ từ: “nhưng” – nối câu với nhau =>Quan hệ đối lập.

Kết luận: Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa, quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả…giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

Ví dụ 1: Trang 97 – sgk

Câu bắt buộc phải có quan hệ từ

  1. lòng tin của nhân dân
  1. nó đến trường bằng xe đạp
  1. viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây
  1. Làm việc ở nhà

Câu không bắt buộc phải có quan hệ từ

  1. Khuôn mặt của cô gái
  1. Cái tử bằng gỗ mà anh vừa mới mua
  1. giỏi về toán
  1. quyển sách đặt ở trên bàn

Ví dụ 2: Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau:

  • Nếu…..thì: Nếu trời mưa thì lớp ta được nghỉ học
  • Vì……..nên: Vì không làm bài tập nên Lan bị cô giáo phạt
  • Tuy……nhưng: Tuy trời mưa nhưng lớp ta vẫn đi cắm trại
  • Hễ…….thì: Hễ trời mưa thì lớp ta không đi cắm trại
  • Sở dĩ……vì: sở dĩ lớp ta không đi cắm trại vì trời mưa.

Kết luận: sgk – trang 98

Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản Cổng trường mở ra từ “ vào đêm trước ngày khai trường của con” đến “ trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.

Trả lời:

Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: Ngày mai con vào lớp Một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

Lâu lắm rồi nó mới cởi mở .. tôi như vậy. Thực ra, tôi ... nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm ... nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi ... cái vẻ mặt đợi chờ đó. ... tôi lạnh lùng ... nó lảng đi. Tôi vui vẻ ... tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.

Trả lời:

Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.

  1. Nó rất thân ái bạn bè.
  1. Nó rất thân ái với bạn bè.
  1. Bố mẹ rất lo lắng con.
  1. Bố mẹ rất lo lắng cho con.
  1. Mẹ thương yêu không nuông chiều con.
  1. Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.
  1. Tôi tặng quyển sách này anh Nam.
  1. Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.
  1. Tôi tặng anh Nam quyển sách này.
  1. Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.

Trả lời:

  • Câu đúng là: b, c, g, i, k, l.
  • Câu sai là: a, c, e, h
Viết đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ. Gạch chân dưới những quan hệ từ đó.

Trả lời:

Vào mùa xuân, khu vườn trở nên lộng lẫy biết bao nhiêu. Trên những cành cây, chim chóc bay lượn, cùng nhau cất tiếng hót véo von như bản tình ca đặc biệt của mùa xuân. Muôn loài hoa đua nhau hé mở những nụ hoa chúm chím, cất lời mời gọi ong bướm bay đến để làm mật ngọt cho đời. Hoa cúc vàng rực, hoa hồng lỗng lẫy kiêu sa, hoa thược dược hài hòa màu xinh đẹp... Tất cả đan xen vào nhau và vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp. Phía xa kia, hoa đào đang bật nhú những lộc non mới, vài cánh hoa vội vàng nở sớm, hồng thắm trong sắc xuân. Những giọt sương long lanh còn đọng trên cành lá, lấp lánh trong nắng như những viên pha lê quý hiếm.

Lý thuyết Ngữ văn 7: Quan hệ từ gồm hai phần lý thuyết và bài tập vận dụng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

I. Kiến thức cơ bản bài Quan hệ từ

Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

- Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc sử dụng quan hệ từ, nếu không có quan hệ từ câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.

+ Một số quan hệ từ được sử dụng thành cặp

- Một số lỗi thường mắc khi sử dụng quan hệ từ như:

+ Thiếu quan hệ từ;

+ Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

+ Thừa quan hệ từ

+ Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết

II. Bài tập vận dụng bài Quan hệ từ

Bài 1: Em hãy tìm các quan hệ từ được sử dụng trong đoạn trích sau

Chúng tôi leo lên dốc đồn Cô Tô hỏi thăm sức khỏe anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy. Trèo lên nóc đồn, nhìn bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay góc 180 độ mà ngắm toàn cảnh đảo Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.

Gợi ý

Các quan hệ từ được sử dụng trong đoạn trích trên: Và, trong, mà, càng, như, ở

Bài 2: Thay những quan hệ từ dùng sai trong các ví dụ dưới đây bằng các quan hệ từ khác:

a, Tuy có tài đến mấy không có đức nhưng cũng không được sử dụng.

b, An là học sinh giỏi toàn diện. Càng giỏi về môn Toán, An càng giỏi về môn Văn.

c, Không nên đánh giá con người qua bề ngoài hình thức mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

Gợi ý

Các quan hệ từ dùng sai

a, Sai cặp quan hệ từ tuy… nhưng.

- Dù có tài đến mấy không có đức cũng không được sử dụng.

b, Sai quan hệ từ càng…càng… Sửa lại:

- An là học sinh giỏi toàn diện. Vừa giỏi về môn Toán, An lại vừa giỏi về môn Văn.

c, Sai quan hệ từ bằng. Sửa lại:

- Không nên đánh giá con người qua bề ngoài hình thức mà nên đánh giá con người qua những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

Bài 3: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ (gạch chân dưới các quan hệ từ trong đoạn văn đó.

Gợi ý

Tình yêu thiên nhiên luôn là đề tài bất hủ trong các sáng tác của thi nhân, văn nhân. Họ bằng lăng kính nghệ thuật của mình thổi vào những trang thơ, trang văn đầy ắp những khung cảnh thơ mộng, kiều diễm của thiên nhiên, tạo hóa. Chẳng những thế, tình yêu thiên nhiên giúp họ gần gũi với thiên nhiên hơn, sống thanh thản và nhẹ nhàng hơn trong cuộc đời vốn nhiều đa đoan này. Nhiều tác phẩm trở nên bất hủ như Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi, Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu… đằng sau những bài thơ đó là khát vọng hòa nhập với thiên nhiên, vào cuộc sống, đồng thời qua đó cũng gửi gắm tâm tư, tình cảm, những chiêm nghiệm về cuộc đời.

Với nội dung bài Quan hệ từ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn....

Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 7: Đặc điểm của văn bản biểu cảm cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Soạn bài lớp 7, Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.