So sánh việc học xưa và nay

Tiếng Anh không còn là ngoại ngữ, đó là ngôn ngữ quốc tế

Nếu như trước kia tiếng Anh có số tiết ít, và không được tính vào bảng điểm chung khi xét học lực học sinh, thì trong nhiều năm trở lại đây môn học này đã là một trong số các môn học chính với số lượng tiết học tương đương với Toán, Văn, Vật Lý, Hóa Học, v.v… Không chỉ được học về từ vựng và ngữ pháp, học sinh còn có thêm cơ hội đăng ký các chương trình tiếng Anh liên kết tại trường học để luyện phát âm và giao tiếp với các giáo viên nước ngoài. Cùng với đó nhiều gia đình và một số trường chuyên đã bắt đầu định hướng cho con em học tiếp môn ngoại ngữ thứ hai, đây sẽ là thế hệ công dân biết sử dụng 3 ngôn ngữ của Việt Nam.

So sánh việc học xưa và nay
Chương trình tiếng Anh liên kết của Language Link Vietnam được nhiều trường học trên địa bàn thủ đô tin tưởng lựa chọn.

Đâu là cách dạy tiếng Anh hiệu quả?

Để có thể học tốt và sử dụng thành thạo tiếng Anh, bên cạnh việc hình thành thói quen học từ mới hàng ngày, cha mẹ và thầy cô có thể tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh qua các tình huống thực tế. Cụ thể, khi trẻ được tiếp xúc với người nước ngoài, tham gia những hoạt động ngoại khóa hay thể chất sử dụng tiếng Anh, khả năng tư duy phản xạ bằng tiếng Anh của trẻ sẽ phát triển. Trên thực tế, những trẻ hoạt động và thực hành tiếng Anh càng sớm sẽ càng tự tin khi giao tiếp tiếng Anh, vốn từ vựng của trẻ phong phú hơn, và tỷ lệ ghi nhớ từ của trẻ cũng cao hơn so với những trẻ chỉ học trên sách vở. Ngoài những lợi ích của trong giảng dạy tiếng Anh cho trẻ, các hoạt động ngoại khóa, thiện nguyện, từ thiện còn giúp mở rộng hơn thế giới quan của trẻ, kỹ năng xử lý tình huống từ đó cũng sắc bén hơn. Và hơn hết, trẻ hình thành rõ rệt những sở thích và sở trường, cha mẹ và thầy cô chỉ cần chú ý quan sát và lắng nghe sẽ nắm bắt được tâm tư nguyện vọng con trẻ và có định hướng phát triển tốt nhất cho các con.

So sánh việc học xưa và nay
Các hoạt động ngoại khóa tại Language Link Academic luôn nhận được sự quan tâm tham gia của đông đảo học sinh.

Giáo dục trong thời đại 4.0

Trước bối cảnh bùng nổ công nghệ, mọi thứ đều được đặt dưới hệ quy chiếu và đánh giá mang tên “4.0” nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về khái niệm mới này. Đại đa số mọi người vẫn lầm tưởng thời đại 4.0 là thời đại mà máy móc sẽ thay con người làm việc. Thực chất 4.0 là mốc đánh dấu việc con người “trao quyền” cho máy móc làm những công việc sơ cấp để bản thân tập trung cho những phần việc đòi hỏi tư duy và độ hoàn hảo ngày một cao.

So sánh việc học xưa và nay
Bảng IWB hiện đang là một trong những sản phẩm công nghệ hiện đại hỗ trợ giáo dục đặc biệt là tiếng Anh hiệu quả nhất.

Chuyển biến trong thời kỳ 4.0 không chỉ dừng lại ở việc trang bị máy tính bảng, phần mềm giáo dục, bảng tương tác thông minh, gia đình và nhà trường cần tránh giáo dục trẻ theo lối mòn, khuyến khích trẻ làm toàn theo nhiều cách giải, làm văn không dựa trên các bài văn mẫu, học ngoại ngữ không học thuộc lòng các câu trả lời trong các đoạn hội thoại của sách giáo khoa. Có như vậy, gia đình và nhà trường mới đạt được cách giáo dục đổi mới toàn diện để con trẻ xứng tầm công dân toàn cầu trong thời đại mới.

Hội thảo cùng con chuẩn bị hành trang cho tương lai 4.0

So sánh việc học xưa và nay

Duy nhất vào chủ nhật ngày 14/10 tại hai cơ sở Language Link Academic, Hội Thảo CÙNG CON CHUẨN BỊ HÀNH TRANG CHO TƯƠNG LAI 4.0 DÀNH CHO PHỤ HUYNH HỌC SINH KHỐI TIỂU HỌC & THCS với sự tham gia của các diễn giả hàng đầu trong ngành giáo dục và công nghệ sẽ được tổ chức miễn phí.

Tìm hiểu và đăng ký tham dự hội thảo tại đây

Tìm hiểu về các khóa học tiếng Anh chuyên THCS tại đây

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều những giá trị truyền thống dần thay đổi. Môi trường sư phạm nói chung và nghề Giáo nói riêng cũng không thể tránh được những sự thay đổi “tất nhiên” này. Hãy cùng CCBOOK tìm hiểu về một chủ đề khá thú vị: Nghề Giáo – Xưa và Nay

Mối quan hệ Thầy – Trò trong xã hội hiện đại

So sánh việc học xưa và nay

Đầu tiên phải kể đến đó chính là mối quan hệ giữa thầy và trò. Cùng với sự phát triển của xã hội, gen Z – thế hệ 10x (sinh sau năm 2000) hiện đại, trẻ trung và nhạy bén trước những biến đổi. Học sinh thuộc gen Z bạo dạn, tự tin và có chủ kiến hơn rất nhiều so với những thế hệ trước.

Bởi vậy, đứng trước những thế hệ học sinh năng động, giàu cá tính, các Giáo viên đã cố gắng vượt qua khoảng cách thế hệ để có thể trở nên thấu hiểu và gần gũi với các em. Không chỉ bên ngoài lớp học hay trong các tiết ngoại khóa mà trên bục giảng, khi dạy học các Thầy Cô cũng đã cởi mở, thoải mái hơn rất nhiều.

Không chỉ đóng vai nghiêm khắc, giáo viên giờ đây cũng là một người bạn lớn, chia sẻ với các em học sinh những sở thích hiện đại, những mối quan tâm và cả những lo lắng của tuổi niên hoa mà ai cũng từng trải qua. Bởi lẽ, dù thuộc thế hệ nào đi nữa, lứa tuổi 14-15 vẫn luôn là lứa tuổi tràn ngập sự trẻ trung và hồn nhiên. Làm bạn cùng các em, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của học sinh sẽ giúp cho Giáo viên thấu hiểu được khó khăn, những nỗi sợ hãi, để từ đó động viên, chia sẻ, dẫn dắt các em trên con đươ

Sổ liên lạc điện tử – xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa Nhà trường và Gia đình

So sánh việc học xưa và nay

Mối quan hệ ba bên giữa Nhà trường – Học sinh – Gia đình là xương sống của Giáo dục. Trong đó, mối liên kết giữa nhà trường và phụ huynh có vai trò quan trọng. Khi xã hội ngày càng phát triển thì môi trường giáo dục có nhiều sự thay đổi, kéo theo đó là rất nhiều khó khăn mới phát sinh, đòi hỏi sự quan tâm sát sao từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội. Sự lỏng lẻo, thiếu gắn kết giữa Nhà trường và Gia đình đã và sẽ mang đến những hậu quả nghiêm trọng đến Học sinh.

Hiện nay, thay vì sử dụng những cuốn sổ liên lạc truyền thống, sổ liên lạc điện tử ra đời, giúp xây dựng mối quan hệ giữa Nhà trường và Gia đình trở nên gắn kết. Hiện nay hầu hết các trường phổ thông đều đã chuyển sang hệ thống sổ liên lạc điện tử. Thông qua web, email hay tin nhắn, bố mẹ ngay lập tức nhận được kết quả học tập của con cũng như tình hình trên trường. Bên cạnh đó, tùy theo từng lớp mà Giáo viên chủ nhiệm sử dụng thêm kênh liên lạc như Zalo hay Facebook để liên lạc nhanh với nhóm phụ huynh.

Đối với Giáo viên, sổ liên lạc điện tử đã giúp Thầy Cô có thể truyền đạt những thông tin liên quan đến học sinh nhanh chóng và chính xác nhất. Nhờ đó, Giáo viên có thể quản lý, giám sát chuyện học hành, và các hoạt động khác diễn ra nhẹ nhàng hơn, cũng như kết hợp với phụ huynh nắm bắt được tình hình.

Ứng dụng công nghệ vào việc dạy và học

So sánh việc học xưa và nay

Cùng với những tiến bộ công nghệ, những thay đổi trong việc soạn và dạy học đã diễn ra mạnh mẽ với giáo án điện tử. Không chỉ dành cho các trường học thuộc khối Tư thục mà các trường công lập cũng đã mạnh dạn áp dụng công nghệ vào việc giảng dạy cho học sinh

Đặc biệt, trong thời kỳ giãn cách xã hội do dịch Covid 19 vừa qua, các trường học và Giáo viên đã buộc phải ứng dụng công nghệ để có thể giúp học sinh không bị gián đoạn việc học tập. Nhiều trường THCS và THPT trên cả nước đã áp dụng các công cụ dạy học trực tuyến như Zoom, Google meeting, 365 Microsoft để giảng dạy trực tuyến. Giáo viên cũng phải xây dựng giáo án điện tử để thích nghi

Ứng dụng công nghệ vào dạy học là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Bước đầu xây dựng giáo án điện tử hay giảng bài online chắc chắn các Thầy Cô sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, với những điểm mạnh như trực quan, hấp dẫn, mang đến sự hứng thú cho học sinh, giáo án điện tử nói riêng và công nghệ nói chung sẽ giúp việc giảng dạy trở nên dễ dàng và mang lại hiệu quả cao

Thay đổi phương pháp dạy học theo giáo án định hướng phát triển năng lực

Định hướng phát triển năng lực hiện đang là từ khóa được quan tâm nhất hiện nay. Không chỉ thay đổi về cách thức trình bày nư giáo án điện tử mà giáo án định hướng phát triển năng lực chủ yếu thay đổi về phương pháp giảng dạy

Với giáo án nội dung theo cách truyền thống, người dạy chỉ cần soạn nội dung bài giảng. Phương pháp giảng dạy thường theo lối đọc chép giảng giải chung chung. Theo PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình môn Ngữ văn SGK mới, giáo án nội dung tập trung vào mục tiêu trang bị những kiến thức, hiểu biết của GV về một vấn đề nào đó cho HS; HS tiếp thu những kiến thức mà GV cung cấp một chiều và mang tính áp đặt (cũng có phát vấn và yêu cầu HS trao đổi…nhưng cuối cùng vẫn là ý kiến của GV), do đó hạn chế về cách học và tự học.

So sánh việc học xưa và nay

Cũng theo PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống, Giáo án định hướng phát triển năng lực sẽ tập trung vào mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, HS thực hiện các hoạt động để tự tìm ra kiến thức, hiểu biết phù hợp với mình và qua đó biết cách học và biết tự học. Giáo án định hướng phát triển năng lực giúp học sinh biết vận dụng được, làm và thực hiện được trong tình huống tương tự, nhất là với ngữ cảnh và vật liệu mới. Trong khi giáo án nội dung giúp học sinh biết nhiều nhưng vận dụng được ít, làm và thực hiện rất lúng túng trong tình huống tương tự.

Tìm hiểu về Giáo án theo định hướng phát triển năng lực

Kho tài liệu xây dựng giáo án theo định hướng phát triển năng lực