So sánh tiếng đức và tiếng pháp

Là hai nền kinh tế được ví như những con rồng của Châu Âu, Pháp và Đức đều có khả năng chi phối thị trường tại châu lục này. Và sức mạnh đó đã và đang lan tỏa ra khắp thế giới khi các doanh nghiệp Pháp và Đức có mặt ở khắp mọi nơi. Điều này kéo theo ngày càng nhiều người học tiếng Đức và Pháp nhằm tìm kiếm cho mình cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn ưu tiên nên học thứ ngôn ngữ nào vẫn là một câu hỏi khó.

So sánh tiếng đức và tiếng pháp

Nên học tiếng Đức hay Pháp?
 

Có những bằng chứng không thể chối cãi rằng khả năng thông thạo ngoại ngữ là một lợi thế. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc một điều quan trọng là ngoại ngữ đó có phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại hay không, có hợp với định hướng phát triển nghề nghiệp của bản thân hay có đáp ứng được điều kiện và khả năng của mình hay không. Rõ ràng nếu bạn du học Đức nhưng lại học tiếng Nhật hay làm việc tại Pháp nhưng lại học ngôn ngữ Hàn là hoàn toàn không phù hợp. Vì thế việc nên học tiếng Đức hay tiếng Pháp hoàn toàn phụ thuộc vào định hướng tương lai và điều kiện của mỗi người. Dưới đây là những ưu điểm của việc học từng loại ngôn ngữ mà bạn nên biết và cân nhắc khi đưa ra quyết định cho riêng mình.

Nguyên do tiên quyết là để du học. Tiếng Đức được ví như là một loại ngoại ngữ của người trẻ vì hầu hết đối tượng học tiếng Đức đều là các bạn trẻ có độ tuổi chủ yếu từ 18 đến 25. Sở dĩ các bạn chọn du học Đức là vì những chính sách đặc biệt ưu ái của chính phủ giành cho ngành giáo dục mà trong đó nổi bật hơn hết là miễn hoàn toàn học phí cho tất cả các đối tượng học sinh kể cả sinh viên quốc tế. Không những vậy, các bạn nghiên cứu sinh sau đại học cũng được miễn học phí và còn có thể nhận được những gói tài trợ cho những dự án nghiên cứu nổi bật của mình.
 


Nguyên do chính của việc học tiếng Đức là để du học  
 

>> Xem thêm: Top 5 lý do nên du học Đức

Ngoài ra, chính phủ liên bang Đức còn hỗ trợ tối đa các bạn sinh viên quốc tế bằng việc miễn chi phí đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng nội bộ hay giảm thiểu tiền ăn ở tại các khu kí túc xá của trường. Mặt khác, chất lượng giáo dục tại đây là không thể bàn cãi khi Đức được vinh danh là quốc gia có nhiều cơ sở giáo dục đạt chất lượng nhất với hơn 370 trường học trải dài trên khắp 170 thành phố. Các bạn du học sinh Đức còn được tự do lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân trong 12.000 chuyên ngành khác nhau và thoải mái tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè nhằm nâng cao hiểu biết và trao đổi văn hóa.

Đặc biệt hơn, sinh viên được phép làm thêm tối đa 90 ngày trong năm để có thêm thu nhập giúp trang trải chi phí sinh hoạt của mình. Thời gian các bạn được ở lại cường quốc này sau tốt nghiệp lên đến 18 tháng và nếu được nhận làm việc chính thức tại một doanh nghiệp nào đó thì bạn sẽ được cấp thẻ xanh – “Bảo vật” dùng để sống và làm việc tại Đức vô thời hạn. Trong thời gian học tập, các bạn cũng sẽ được hưởng những đặc quyền về y tế sức khỏe với mức bảo hiểm tối thiểu. Do đó khi vừa được miễn học phí, lại còn được hưởng những chính sách ưu tiên như vậy nên đất nước của những cỗ xe tăng bọc thép luôn đứng đầu trong danh sách du học. 


Những chính sách ưu ái dành cho sinh viên mà hiếm nơi nào có được

Lý do quan trọng khác để học tiếng Đức đó là cơ hội phát triển nghề nghiệp và du lịch. “Nền kinh tế Châu Âu sẽ ra sao?” cũng đồng nghĩa với “Nước Đức muốn gì?”, như vậy cũng đủ chứng minh được rằng kinh tế Đức lớn mạnh ra sao và việc học ngôn ngữ Đức quan trọng như thế nào. Ngoài ra, người Đức có đặc điểm luôn nghiên cứu và không ngừng sáng tạo ra những cái mới, do vậy đây cũng là một trong những lý do mà thiên tài của nhân loại như Albert Einstein hay Johann Wolfgang von Goethe được đào tạo tại quốc gia này. Vì thế dù cho bạn có dự định phát triển nghề nghiệp ở Châu Âu, Đức hay bất cứ đâu thì đây là cơ hội rất tốt để bắt đầu học tiếng Đức ngay từ bây giờ.   Visa Đức là một trong những thẻ thị thực quyền lực nhất thế giới khi bạn có thể tự do di chuyển 177/197 quốc gia mà không cần bất cứ thị thực nào nữa. Bên cạnh đó, với những ai có đam mê học hỏi tìm hiểu về văn hóa hiện đại với những công trình kiến trúc và thành phố hào hoa tại Đức thì hãy bắt đầu lên kế hoạch học tiếng Đức đi nhé!


Cơ hội nghề nghiệp và du lịch là 2 lý do quan trọng để học tiếng Đức

>>Xem thêm: Tại TP.HCM nên học tiếng Đức ở đâu?

Khi đã xem xét đánh giá vể những lý do nên học tiếng Đức nhưng vẫn cảm thấy không phù hợp với định hướng, điều kiện và sở thích của bản thân thì chớ nên vội bỏ cuộc, bạn có thể chuyển sang tìm hiểu loại ngôn ngữ khác vì biết đâu đó sẽ thích hợp với bạn hơn, điển hình như tiếng Pháp và dưới đây là những lý do vì sao nên học loại ngôn ngữ này: Theo thống kê, có hơn 210 triệu người nói tiếng Pháp trên toàn thế giới trải đều trên khắp các châu lục. Cộng đồng Pháp ngữ hiện diện trên 68 quốc gia và tiếng Pháp được nói nhiều thứ hai trên thế giới chỉ sau tiếng Anh. Ngoài ra, bên cạnh tiếng Anh, tiếng Pháp là ngôn ngữ duy nhất trên thế giới mà bạn được học ở mọi quốc gia. Mạng lưới trung tâm giáo dục văn hóa của Pháp tại nước ngoài là không đếm xuể và hiện tại có hơn 800.000 người theo học các khóa tiếng Pháp. Điều này đủ chứng minh được rằng ngôn ngữ của “Kinh đô Ánh sáng” có tầm ảnh hưởng ra sao. Ngoài ra, đây còn được xem là thứ tiếng giàu văn hóa khi nó được sử dụng rộng rãi ở đa dạng lĩnh vực từ ẩm thực, thời trang, nghệ thuật cho đến kiến trúc, văn hóa và cũng là ngôn ngữ của Victor Hugo, Jean le Ron D’Alembert hay Napoléon Bonaparte.


Tiếng Pháp là ngôn ngữ của sự đa dạng văn hóa, nghệ thuật và ngôn tình lãng mạn
 

Ngoài ra, bạn cũng có thể học tiếng Pháp để du học nếu có ước muốn học tập tại những ngôi trường lâu đời cổ kính và danh tiếng. Bên cạnh đó, tiếng Pháp được đánh giá là dễ học, bạn có thể vừa học vừa giải trí mà không cảm thấy khó khăn. Học tiếng Pháp cũng tạo tiền đề để bạn học những thứ tiếng khác dễ dàng hơn như tiếng Anh, Tây Ban Nha và Ý. Hơn nữa, nếu bạn có sở thích về ngôn tình lãng mạn, những khung cảnh hữu tình thơ mộng thì Pháp là điểm đến không thể bỏ qua. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc đưa ra quyết định chọn lựa học tiếng Đức hay tiếng Pháp sao cho phù hợp với bản thân mình!

Tags: học tiếng đức bao lâu, học tiếng đức online, học tiếng đức ở đâu tphcm, học tiếng đức miễn phí, ngữ pháp tiếng đức, bảng chữ cái tiếng đức, đề thi a1 tiếng đức, học tiếng đức ở đâu hà nội.

So sánh tiếng đức và tiếng pháp
Source: My That’s English!

Mình đang viết dở một bài khác thì tình cờ xem vlog của chị Giang Ơi, thế là ý nghĩ về chuyện học ngoại ngữ lại chợt nảy đến. Gần đây mình đang làm 1 instagram học từ mới tiếng Pháp, nên câu hỏi về chuyện học ngoại ngữ luôn “day dứt” trong đầu mình 😀

Bản thân mình là dân học ngoại ngữ, mình học tiếng Anh từ khi mình 6 tuổi, học cấp 3 chuyên Anh, đến năm 14 tuổi bắt đầu học qua tiếng Pháp. Mình thích ngoại ngữ đến mức những ngày ôn thi đại học căng thẳng nhất, cứ lúc stress thì mình lôi đề tiếng Anh ra làm để giải tỏa. Tất cả bạn bè, thậm chí cả cô giáo chủ nhiệm của mình đều nghĩ rằng mình sẽ trở thành giáo viên ngoại ngữ cơ, cuối cùng mình đi vèo một cái đến một đất nước xa lạ học một ngành học khó nhằn…

So sánh tiếng đức và tiếng pháp
Nguồn gốc của các ngôn ngữ trên thế giới

Quay trở lại, hôm nay mình muốn trả lời hai câu hỏi, hoặc là hai vấn đề mà nhiều bạn bè đã hỏi mình: Học ngoại ngữ 2học tiếng Pháp. Bài viết hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm của mình và hi vọng rằng nó sẽ giúp bạn theo cách nào đó.

Có nên học ngoại ngữ 2?

Đây là câu hỏi đến từ bạn bè mình nhiều hơn là người ngoài, bởi vì các bạn chuyên Anh đã có trình độ tiếng Anh rất tốt rồi. Câu trả lời của mình là “Có”. Khi mình học cấp 3, trong lớp có mình học tiếng Pháp, một bạn học tiếng Đức và một bạn học tiếng Hàn. Khi ấy mình chỉ có cảm giác vui vui vì mình học cái mà các bạn trong lớp không học, nó độc và nó khác biệt. Thật sự thì lúc học cấp 2, mình học chuyên Toán. Thời gian ấy điểm Tiếng Anh cao rất quan trọng, vừa là để nổi bật trong mắt thầy cô, vừa là để gỡ điểm những môn Lý Hóa khác. Vào học cấp 3 rồi thì nó cũng quan trọng, nhưng không còn quá quan trọng như trước nữa. Chúng mình có những lớp chuyên đề, nơi các cô dạy lại kỹ càng từng đơn vị kiến thức Tiếng Anh một cách bài bản. Sau đó nếu bạn nào muốn thi vào Đội tuyển Quốc Gia thì phải tham gia bài kiểm tra. Mình thì không có hứng thú, hơn nữa có các bạn khác siêu hơn rất nhiều, nên mình không còn đặt nặng chuyện học tiếng Anh.

Mình có năng khiếu học ngoại ngữ, không phải là mình học một tháng trở thành chuyên gia mà là mình học hiểu nhanh và mình tìm được sự vui thích trong ngôn ngữ. Lớn hơn một chút, mình hiểu được rằng vào trường chuyên lớp chuyên cũng tốt, nhưng suy cho cùng ngoại ngữ chỉ là một công cụ trong cuộc sống sau này, nên dù học lớp chuyên Anh nhưng mình vẫn đi học thêm một ngoại ngữ khác. Lớp của mình ở trường học Toán Văn nâng cao.

Bây giờ là thời đại thế giới mở cửa, công nghệ phát triển, học ngoại ngữ thật sự quan trọng. Mình tưởng mình nói hai thứ tiếng đã “oai” lắm rồi, đến khi sang Pháp thì thấy du học sinh nước ngoài nào cũng nói tiếng Anh tiếng Pháp hết. Đúng là xa khỏi ao làng mới thấy mình nhỏ bé biết bao. Trong lớp mình có một bạn đến từ Peru, đây là một nước nói tiếng Tây Ban Nha. Bạn ấy học 2 năm tiếng Đức, có bằng C1 rồi sang Pháp học Đại học. Tức là tổng cộng bạn ấy nói 4 thứ tiếng: TBN – Đức – Pháp – Anh. Mình khẳng định bạn ấy có thể đi cả Châu Âu mà không gặp vấn đề giao tiếp nào.

Các bạn ạ, ngoại ngữ chỉ là một hai từ trên CV thôi nhưng càng biết nhiều ngoại ngữ thì bạn càng có lợi. Không chỉ có sức nặng hơn khi đi xin việc, khi bạn học một ngoại ngữ mới thì bạn cũng học thêm về văn hóa của một đất nước, bạn sẽ dễ dàng kết bạn với những người đến từ đất nước ấy hơn. Vòng quan hệ rộng ra thêm chỉ tốt chứ không xấu. Vì thế mình thật lòng khuyên các bạn, nếu bạn đã giỏi tiếng Anh rồi, bạn nên học thêm một, thậm chí là nhiều hơn, ngoại ngữ khác.

Vì sao chọn tiếng Pháp?

Đây cũng là câu hỏi mà mình nhận được nhiều lắm luôn. Mình không chọn tiếng Pháp, tiếng Pháp chọn mình. Chúng mình có cái duyên, hoặc gọi là định mệnh cũng được.

Hè năm mình thi chuyển cấp, thi xong sớm (từ tháng 6) nên mình rất rảnh. Đến lúc này thì chẳng còn gì để làm nữa cả, chỉ đợi kết quả và thư báo đỗ từ các trường cấp 3 thôi. Có lẽ mẹ thấy mình ở nhà ăn hại quá, nên bảo mình đi học thêm ngoại ngữ đi. Ban đầu mình đắn đo giữa tiếng Đức và tiếng Pháp. Mình đã chọn tiếng Đức. Nhưng lúc ấy lớp tiếng Đức đã khai giảng rồi, khóa mới phải đợi thêm 2 tháng. Mà mục đích của việc học là để cho mình không còn ở nhà lười biếng vào ngày hè nữa, nên mình quay ra đăng ký học tiếng Pháp. May quá lúc này L’espace cũng đang tuyển sinh, thế là đi nộp tiền rồi học.

Mình chọn học khóa cơ bản nhất, tức là tuần 3 buổi, mỗi buổi 1 tiếng 40 phút. Đều đặn như vắt chanh mình đạp xe từ hồ Tây đến Tràng Tiền đi học. Sau này lên lớp 11, bố mẹ mua cho xe đạp điện thì mình nhàn hơn một chút. Nhưng suốt hai năm rưỡi, mình chưa bỏ một buổi học nào.

So sánh tiếng đức và tiếng pháp

Mình thích tiếng Pháp vì một lí do cá nhân nữa. Gia đình mình ai cũng biết (hoặc đã từng biết) tiếng Pháp hết. Ông ngoại mình đi học trường Bưởi từ khi còn bé, nói tiếng Pháp như người bản xứ. Bà ngoại mình làm việc với dân Pháp thời đó cũng giao tiếp thoải mái. Mẹ mình khi còn trẻ từng theo học lớp tiếng Pháp. Vậy nên mình cũng muốn đi học, để hiểu được mấy mẩu chuyện cười mà cả nhà kể, để cảm thấy bớt dốt so với cả nhà.

Mình nói mình và tiếng Pháp có cái duyên vì mình chưa từng nghĩ mình học tiếng Pháp để đi du học. Gia đình mình cũng không ai nói gì về chuyện đi học ở nước ngoài cả. Năm cuối cấp mình nghỉ tiếng Pháp để tập trung ôn thi Đại học, thi thố xong có điểm rồi bố mẹ mình mới bảo cho đi du học. Tuy rằng trước đó thỉnh thoảng cũng nhắc đến nhưng chẳng ai thật sự xác nhận nên mình nghĩ bố mẹ chỉ đùa thôi. Thế là quyết định một năm gap-year, mình đi học rồi thi lấy chứng chỉ tiếng rồi chuẩn bị hồ sơ du học. Đến giờ đã là 7 năm mình học tiếng Pháp rồi.

Học tiếng Pháp có khó không?

Động lực để mình viết bài này chính là câu hỏi “Làm thế nào để có hứng thú học tiếng Anh” trên vlog mà mình nhắc tới ở đầu bài. Quả thật để vượt qua cơn lười thì chúng mình cần phải có một cái động cơ/động lực gì đó. Không giống như môn học ở trường là bắt buộc (dù bạn có thích hay không thì vẫn phải học :P), việc bạn dành hẳn thời gian rảnh để theo đuổi sở thích của mình rất đáng ngưỡng mộ.

Khi làm quen với tiếng Pháp, chúng mình sẽ nhận ra giữa tiếng Pháp và tiếng Việt có nhiều điểm giống nhau. Tất nhiên một phần là do thời kỳ Pháp thuộc rồi, nhưng cái hay ở đây là bạn không cảm thấy tiếng Pháp lạ lẫm, nó quen thuộc bởi vì có rất nhiều từ ngữ  và cách nói trại đi mà đến giờ người ta vẫn sử dụng: xích-lô, gạc măng giê, a ma tơ, ăng ten, bu giông, búp phê, phô mát,…

Tiếng Pháp dễ ở chỗ viết thế nào đọc thế ấy, hơn nữa lại không có nhiều âm uốn lưỡi như âm /r/, /l/ trong tiếng Anh. Lúc mới học, buổi đầu tiên chính là học bảng chữ cái và học số đếm. Bọn mình hay đùa rằng dân Pháp cậy mình giỏi toán nên số đếm cũng lắt léo, điển hình là 70 là soixante-dix, tức là 60+10. Thậm chí 90 còn khó nhằn hơn, quatre-vingt dix – 4 x 20 + 10. Quá choáng luôn, nhỉ! Hồi mới học mình sợ các số từ 80-99 lắm, vì hay nói nhầm 4 lần 20 thành 24 😀

Nếu như trong tiếng Anh có 9 thì rành mạch: quá khứ, hiện tại và tương lai, trong mỗi một khoảng thời gian như vậy lại có đơn, tiếp diễn và hoàn thành, thì tiếng Pháp không như thế. Cô giáo mình bảo tiếng Pháp có tận 7 thì quá khứ, may mắn là bọn mình cũng chỉ cần học 3 thôi. Hoặc là nếu trong tiếng Việt mình hỏi “Hôm nay không có tiết toán à?”, bạn có thể trả lời “Ừ, hôm nay không có” hoặc “Không, hôm nay không có”. Bạn đáp lại thế nào thì mình cũng hiểu hết. Tiếng Pháp, không may là không như thế. Nếu câu hỏi ở dạng khẳng định, bạn trả lời có (oui) hoặc không (non). Nếu câu hỏi ở dạng phủ định, bạn phải trả lời khác (si hoặc non).

Quả thật càng học mình càng thấy cái hay của ngôn ngữ. Mỗi một đất nước trên thế giới đều có bản sắc văn hóa khác nhau, nhưng thỉnh thoảng người ta vẫn bắt gặp những sự giao thoa giữa hai bên. Trong tiếng Pháp có nhiều từ mượn của tiếng Anh, ví dụ un test, le week-end, un business, digital, marketing,… hoặc có những động từ na ná mà một đứa học tiếng Anh như mình có thể dịch ra được. Tuy nhiên đôi khi nó cũng là những tình huống dở khóc dở cười, ví dụ “excited” trong tiếng Anh là háo hức nhưng trong tiếng Pháp “excité” lại có nghĩa là …có hứng làm chuyện ấy. Hoặc “preservatives” trong tiếng Anh là chất phụ gia dùng trong thực phẩm thì trong tiếng Pháp “préservatif” nghĩa là bao cao su. Càng học mình càng thích hơn, càng học mình càng thấy sự kỳ diệu của ngôn ngữ.

Hồi mới học, mình rất thích nghe tiếng Pháp vì nó nhẹ nhàng, lãng mạn. Có buổi cô giáo mở La vie en rose của Edith Piaf cho cả lớp nghe, rồi cô dịch cho một đoạn. Ôi sao mà trải tim rung rinh đến thế! Học cao thêm một tí lại bớt thích nghe tiếng Pháp mất rồi, vì giờ phải căng tai ra để cố hiểu xem người ta nói gì 😀

Người Pháp nói rất nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với người Mỹ người Anh nói tiếng Anh. Khi đi học mình đã biết rồi, nhưng nghe đĩa nói vẫn còn hiểu được, chứ hai tuần đầu tiên qua Pháp mình hẫng luôn. Đi siêu thị ví dụ người ta bảo 17,90 euro thì cứ đưa tờ 20 ra chờ họ trả lại chứ chẳng nghe ra là bao nhiêu. Mình cũng hay hỏi đường, nghe được rẽ trái rẽ phải thôi còn đoạn sau đó thì … 😀 Nhưng không vì thế mà các bạn ngại hỏi nhé, càng nói chuyện nhiều tiếng của bạn càng được cải thiện. Bạn có thể nhờ người ta nói chậm lại một chút, người ta sẽ rất vui lòng mà giúp bạn đấy.

Hồi mới biết chuyện bạn cùng lớp Đại học nói 4 thứ tiếng thông dụng gần nhất thế giới, mình rất shock, trong lòng mình nôn nao lắm. Vì thế có thời gian thì mình chọn thêm một ngoại ngữ nữa để học. Học vui vui hiểu vài ba câu đơn giản thì dễ mà để hiểu rõ bản chất thì thật là khó. Vì thế, đối với những bạn muốn bắt đầu học tiếng Pháp, mình khuyên các bạn nên ra trung tâm học với thầy cô. Ban đầu là các kiến thức nền, bạn cần một người hướng dẫn và giảng giải kỹ lưỡng để có một sự hiểu biết cơ bản vững chắc trước khi có thể tự học. Qua 7 năm học tiếng Pháp, đến giờ đi học chương trình hoàn toàn bằng tiếng Pháp, đôi khi mình vẫn thấy tiếng Pháp khó. Mình xin gợi ý bạn một vài cách để học không chỉ tiếng Pháp, mà bất kỳ ngoại ngữ nào như sau (mình cũng luôn sử dụng những cách này):

  • Nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo: ban đầu sẽ hơi lạc lối một chút, có khi mình chẳng hiểu gì, nhưng dần dần từ “không hiểu tí gì” sẽ thành “hiểu một chút chút” rồi “à thì ra là như vậy” 😉
  • Giao tiếp: bạn càng giao tiếp nhiều thì phản xạ của bạn càng tốt hơn
  • Viết: đừng ngại sai mà hãy tập viết các đoạn văn nho nhỏ rồi nhờ một người có trình độ cao (như thầy cô) sửa giúp, bạn sẽ học thêm được rất nhiều điều

Nhân tiện nhắc đến giao tiếp mình nhớ ra cái khó nhất khi qua bên này không phải là hiểu bài vở ở trường mà là hiểu những gì bạn cùng lớp nói với mình. Khi đi dạy thầy cô luôn sử dụng tiếng Pháp sư phạm, tức là tiếng Pháp chuẩn như chúng mình học. Nhưng ở giữa bạn bè với nhau, như chúng mình hay dùng các từ teen, hoặc các cách nói khác thì các bạn bên này cũng thế. Có khi mình nghe các bạn tán chuyện mà chẳng hiểu gì. Đến lúc ngại ngùng bảo “Je ne comprends pas” thì các bạn xâu vào giải thích cho hiểu. Một vài từ lóng thông dụng hay được sử dụng là: un boulot (công việc = un travail), la bouffe (thức ăn = la nourriture), un mec (người đàn ông = un homme), un pote (người bạn = un copain, un ami),…

Kết

Để kết lại mình muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại ngữ và nếu có thời gian và điều kiện, mình thật sự khuyên bạn đi học thêm ngoại ngữ. Một ngôn ngữ mới còn có nghĩa là sự tiếp xúc với một nền văn hóa mới và những người bạn mới, tất cả đều đáng bỏ thời gian và công sức ra cả.

Tiếng Pháp là ngôn ngữ phổ biến, ngoài Pháp người ta còn nói tiếng Pháp ở Bỉ, Thụy Sỹ và Quebec (Canada). Với mình tiếng Pháp là một ngôn ngữ vừa khó vừa dễ, dễ ở chỗ nó không rắc rối hay sử dụng hệ chữ cái khác như tiếng Hàn tiếng Nhật, khó ở chỗ để sử dụng thành thạo như người bản xứ mình cần phải nỗ lực rất nhiều. Dù bạn đang ở trình độ nào, mới bắt đầu hay nâng cao, mong bạn đừng từ bỏ và luôn yêu quý tiếng Pháp!