Sự khác nhau có bản giữa khu công nghiệp và điểm công nghiệp là gì

1)

*Điểm công nghiệp:

- Đặc điểm: Có ranh giới rõ ràng và không có dân cư sinh sống.

- Quy mô: Nhỏ ( Từ 50ha trở xuống.)

*Trung tâm công nghiệp:

- Đặc điểm:Không có ranh giới rõ ràng và có dân cư sinh sống.

- Quy mô:Lớn (Khoảng vài trăm ha trở lên.)

2.

- Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao, thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ.

- Con người là khách hàng của ngành dịch vụ. Số dân, kết cấu tuổi, giới tính và sức mua của dân cư ảnh hưởng tới quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng, cơ cấu các ngành dịch vụ.

- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Sự tập trung dân cư ở các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, dân cư thành thị nói chung có mức sống cao, có “lối sống thành thị”. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ rất đa dạng, tạo nên mạng lưới dịch vụ đa dạng.

- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán:  ảnh hưởng tới hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.

- Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ. 

- Đối với sự hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân hố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng.

Để lựa chọn khu vực hoạt động sản xuất thích hợp, nhà đầu tư cần nắm một số thông tin cơ bản về khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Để Quý khách hàng hiểu thêm các quy định của pháp luật về khu công nghiệp khác biệt như thế nào với quy định về cụm công nghiệp, chúng tôi xin gửi tới quý khách hàng tư vấn về vấn đề này như sau:

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Khu công nghiệp là gì?

Theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, khu công nghiệp được định nghĩa là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.

Khu công nghiệp là  khu vực có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó, tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

  • Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.
  • Doanh nghiệp sản xuất khu công nghiệp là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp.
  • Doanh nghiệp dịch vụ khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, dịch vụ sản xuất công nghiệp.

Khu công nghiệp tiếng Anh là “Industrial area”: Is a concentration of large manufacturing enterprises specializing in industrial goods and industrial production services, with defined geographical boundaries, usually zoned, established according to conditions and order. and government regulatory procedures. There are also many other definitions of industrial parks, so before unifying a common definition, the concept of an industrial park has caused a lot of controversy when there still exist many different conceptions about industrial parks.

Cụm công nghiệp tiếng Anh là “Industrial clusters”: Smaller scale industrial park. Most of enterprises operating in industrial clusters are small and medium-sized in terms of both economic capacity and business market in industrial production, handicraft and production service facilities. The size of an industrial cluster must not exceed 50 ha, with a defined geographical boundary, it is important that it is not near residential areas and there is no residential area in which the establishment decided by the province or centrally-run city consideration of specific conditions.

Doanh nghiệp khu công nghiệp có nghĩa vụ:

  • Tuân thủ pháp luật, điều lệ quản lý khu công nghiệp, quyết định chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh: số lượng, khối lượng sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ từ thị trường trong nước (đối với doanh nghiệp khu công nghiệp), số lượng phế phẩm, phế liệu còn giá trị thương mại từ doanh nghiệp chế xuất bán vào thị trường trong nước và hàng hóa từ thị trường trong nước được mua chuyển vào doanh nghiệp chế xuất (đối với doanh nghiệp chế xuất).
  • Đối với doanh nghiệp khu công nghệ cao, ngoài việc đăng ký các nội dung nêu trên, tùy theo loại hình doanh nghiệp còn phải đăng ký việc chuyển giao công nghệ cao.

2. Phân loại khu công nghiệp:

Phân loại các khu công nghiệp có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau

Căn cứ vào mục đích sản xuất

Người ta chia ra khu công nghiệp và khu chế xuất. Khu công nghiệp bao gồm các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Khu chế xuất là một dạng của khu công nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu.

Xem thêm: Quy định về thành lập khu công nghiệp tại Việt Nam

Theo mức độ mới – cũ, khu công nghiệp chia làm 3 loại:

  • Các khu công nghiệp cũ xây dựng trong thời kỳ bao cấp (từ trước khi có chủ trương xây dựng khu chế xuất năm 1990) như khu công nghiệp Thượng Đình – Hà Nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên v.v…
  • Các khu công nghiệp cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đang hoạt động.
  • Các khu công nghiệp xuất hiện trên địa bàn mới (hiện có khoảng 20).

Theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng

Cần tách riêng 2 nhóm khu công nghiệp đã hoàn thành và chưa hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng và các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống thông tin, giao thông nội khu, các công trình cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, các nhà máy xử lý nước thải, chất thải rắn, bụi khói v.v…

Theo tình trạng cho thuê

Có thể chia số khu công nghiệp thành ba nhóm có diện tích cho thuê được lấp kín dưới 50%, trên 50% và 100%.(Các tiêu thức 3 và 4 chỉ là tạm thời: khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các công trình và cho thuê hết diện tích thì 2 tiêu thức đó không cần sử dụng nữa).

Theo quy mô, hình thành 3 loại khu công nghiệp: lớn, vừa và nhỏ

Các chỉ tiêu phân bổ quan trọng nhất có thể chọn là diện tích tổng số doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư, tổng số lao động và tổng giá trị gia tăng. Các khu công nghiệp lớn được thành lập phải có quyết định của Thủ tướng chính phủ. Các khu công nghiệp vừa và nhỏ thuộc quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố. Trong giai đoạn đầu hiện nay ta chú trọng xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ để sớm khai thác có hiệu quả.

Theo trình độ kỹ thuật

Xem thêm: Thuê đất ở khu công nghiệp phải nộp các khoản tiền gì?

  • Các khu công nghiệp bình thường, sử dụng kỹ thuật hiện đại chưa nhiều.
  • Các khu công nghiệp cao, kỹ thuật hiện đại thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học v.v… làm đầu tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dài hạn.

Theo chủ đầu tư, có thể chia thành 3 nhóm

  • Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước.
  • Các khu công nghiệp hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước và nước ngoài.
  • Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Theo tính chất của thực thể kinh tế xã hội, cần phân biệt 2 loại

  • Các khu công nghiệp thuần túy chỉ xây dựng các xí nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm, không có khu vực dân cư.
  • Các khu công nghiệp này dần dần sẽ trở thành thị trấn, thị xã hay thành phố vệ tinh. Đó là sự phát triển toàn diện của các khu công nghiệp.

Theo tính chất ngành công nghiệp

Có thể liệt kê theo các ngành cấp I, như khu chế biến nông lâm hải sản, khu công nghiệp khai thác quặng, dầu khí, hóa dầu, điện tử, tin học, khu công nghiệp điện, năng lượng, khu công nghiệp phục vụ vận tải, khu công nghiệp vật liệu xây dựng v.v…

Theo lãnh thổ địa lý

Phân chia các khu công nghiệp theo ba miền Bắc, Trung, Nam, theo các vùng kinh tế xã hội (hoặc theo các vùng kinh tế trọng điểm); và theo các tỉnh thành để phục vụ cho việc khai thác thế mạnh của mỗi vùng, làm cho kinh tế xã hội của các vùng phát triển tương đối đồng đều, góp phần bảo đảm nền kinh tế quốc dân phát triển bền vững.

Quá trình phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng trong thế kỷ 21 sẽ đặt ra những yêu cầu mới, nhân vật mới, tạo ra những đặc trưng mới cho bộ mặt các khu công nghiệp.

3. Phân biệt khu công nghiệp và cụm công nghiệp:

a- Về định nghĩa Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp và các dịch vụ sản xuất công nghiệp Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất
b- Về chức năng
  • Sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp
  • KHÔNG CÓ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ phục vụ
  • Công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản
  • Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, v.v
c- Về điều kiện thành lập
  • Quy hoạch xây dựng đã được chính phủ phê duyệt
  • Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ
  • Hệ thống cơ chế – chính sách toàn diện.
  • Quy hoạch xây dựng phải được nhà nước phê duyệt
  • Có khả năng lấp đầy doanh nghiệp hơn 30% sau 1 năm được thành lập
  • Có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng
d- Đối với doanh nghiệp chế xuất (EPE) -Được phép thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp – KHÔNG ĐƯỢC PHÉP

– Khu công nghiệp

Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận đầu tư vào khu công nghiệp

  • Về không gian: các khu công nghiệp đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng rào khu công nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất bên trong khu công nghiệp không chỉ được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ những quy chế pháp lý riêng và được hưởng rất nhiều ưu đãi. Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp được xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ phục vụ công nghiệp.
  • Về chức năng hoạt động: lĩnh vực sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Vì thế mà trong khu công nghiệp sẽ không có các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ phục vụ cho các loại hình sản xuất này.
  • Về quy hoạch thành lập – phát triển: Khu công nghiệp không phải là khu vực được thành lập tự phát mà được thành lập trên cơ sở quy hoạch đã được chính phủ phê duyệt. Để phát triển các khu công nghiệp, nhà nước cần phải thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hệ thống cơ chế – chính sách toàn diện.
  • Có thể mở rộng khu công nghiệp không? Các khu công nghiệp hoàn toàn có thể được mở rộng khi đáp ứng những yêu cầu về quy hoạch phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt.

– Cụm công nghiệp

  • Các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư trong cụm công nghiệp: công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản; sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động; sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp; cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, thân thiện với môi trường…
  • Điều kiện để thành lập cụm công nghiệp: có trong quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đã được phê duyệt; có khả năng lấp đầy doanh nghiệp hơn 30% sau 1 năm được thành lập; có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp.
  • Quyền của doanh nghiệp khi hoạt động trong cụm công nghiệp: được sử dụng đất, gia hạn quyền sử dụng đất, cho thuê lại hoặc chuyển nhượng theo quy định của Luật đất đai; góp vốn để xây dựng và kinh doanh hạ tầng; được hỗ trợ và tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh; hưởng các chính sách – hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Các khu công nghiệp được xây dựng và phát triển tạo việc làm ổn định cho lao động Việt Nam, đặc biệt đối với những đối tượng có trình độ thấp. Từ đó giảm thiểu được tỷ lệ lao động thiếu việc làm của cả nước cũng như ngăn chặn các tệ nạn xã hội phát sinh từ nạn thất nghiệp.