So sánh sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại Tây Âu

1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu

- Người Giéc Manh vào đế quốc La Mã đã:

+ Phá bỏ bộ máy nhà nước Rô ma .

+ Chia ruộng đất của chủ nô cho quý tộc và tướng lĩnh, họ có quyền lợi , giàu có đó là lãnh chúa phong kiến .

+ Nô lệ và nông dân trở thành nông nô , họ lệ thuộc vào lãnh chúa .

+ Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành ở Châu Âu gồm lãnh chúa phong kiến và nông nô.

2.Lãnh địa phong kiến

- Là vùng đất đai rộng lớn mà các Lãnh chúa chiếm làm của riêng, như một vương quốc nhỏ.

+ Lãnh địa phong kiến gồm đất đai của lãnh chúa ,nhà ở của nông nô.

+ Nông nô nhận ruộng đất canh tác và nộp tô thuế, chịu nhiều thứ thuế khác nhau.

- Đặc điểm: Là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.

- Đời sống : lãnh chúa có nhiều quyền như vua , sống đầy đủ xa hoa ; nông nô phụ thuộc , khổ cực, đói nghèo.

- Kinh tế : tự sản xuất, tự cấp, tự túc , tự tiêu thụ , chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán.

So sánh sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại Tây Âu

2 tuần trước

Answers ( )

  1. So sánh sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại Tây Âu

    Lãnh địa phong kiến:

    -Hình thức xã hội: Lanh chúa (bóc lột) – nông nô (bị bóc lột)

    -Hình thức kinh tế: nông nghiệp là chủ yếu, cthủ công nghiệp thương nghiệp. Nền kinh tế đóng kín tự cung tự cấp.

    – Dân cư thưa thớt, thành phần chủ yếu là nông nô.

    Thành thị trung đại:

    – hình thức kinh tế: thủ công ,buôn bán là ngành kinh tế chính. Nền kinh tế hàng hóa giản đơn

    – Dân cư: taahp trung đông đúc, chủ yếu là thợ thủ công, thương nhân.

  2. So sánh sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại Tây Âu

    Lãnh địa phong kiến:

    -Trong lãnh địa có:

    +Lãnh chúa: có địa vị, có quyền thế. Sống giàu sang, sung sướng.

    +Nông nô: không có ruộng đất, làm thuê phụ thuộc vào lãnh chúa.

    -Đặc trưng kinh tế lãnh địa là tự cung, tự cấp.

    -Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp (khép kín trong lãnh địa)

    Thành thị trung đại:

    -Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.

    -Họ lập phường, thương hội để bảo vệ, tham gia sản xuất, trao đổi và buôn bán hàng hóa.

    -Kinh tế: thương nghiệp và thủ công nghiệp.