So sánh hệ thống tài khoản Thông tư 200 và 133

Bài viế tóm tắt một số đặc điểm khi so sánh chế độ kế toán thông tư 200 và thông tư 133 để doanh nghiệp có cơ sở áp dụng trong thực tế.

I. Tổng quát chung:

Về cơ bản, hai chế độ này đều đưa ra cơ sở để ghi nhận giao dịch và trình bày báo cáo. Tuy nhiên, thông tư 200/2014/TT-BTC (Thông tư 200) đưa ra thông tin đa chiều và đáp ứng yêu cầu quản lý ở mức cao hơn do thông tin được trình bày chi tiết hơn thông tư 133/2016/TT-BTC (Thông tư 133).

So sánh nội dung giữa hai thông tư này được tổng quát

Thông tin Thông tư 200 Thông tư 133
Đối tượng áp dụng Cho tất cả các doanh nghiệp Chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (*)

Trường hợp muốn áp dụng áp dụng thông tư 200 thì phải thông báo với cơ quan Thuế quản lý.

Hệ thống tài khoản và ghi nhận Có hướng dẫn chi tiết các hạch toán đối với các giao dịch kinh tế chủ yếu Không có các bút toán hướng dẫn nên doanh nghiệp phải tự vận dụng được nguyên tắc kế toán để ghi nhận
Báo cáo tài chính + Bảng cân đối kế toán (Báo cáo tình hình tài chính)

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Bản thuyết minh BCTC

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN) + Bảng cân đối tải khoản (mẫu F01 – DNN)

(*): Doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng các điều kiện nhất định theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP, cơ bản căn cứ theo lĩnh vực và quy mô lao động hợp đồng năm không quá 200 người, doanh thu không quá 300 tỷ hoặc nguồn vốn không quá 100 tỷ.

II. So sánh chi tiết TT 200/2014/TT-BTC và TT 133/2016/TT-BTC:

1, Danh mục Tài Khoản:

Đối tượng Thông tư 200 Thông tư 133
Vàng tiền tệ + TK 1113

+ TK 1123

/

(DNVVN không dùng vàng để cất trữ giá trị)

Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược + TK 244 + TK 1386
Phải trả, phải nộp khác: Bảo hiểm thất nghiệp + TK 3386 + TK 3385
Nhận ký quỹ, ký cược + TK 344 + TK 3386
Phải trả về cổ phần hóa + TK 3385 /
Chênh lệch tỷ giá hối đoái DN 100% vốn Nhà Nước có thể có số dư cuối kỳ + TK 413 không có số dư
Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu + TK 414, 417, 441, 461, 466 + TK 418
Chi phí bán hàng + TK 641 + TK 6421
Chi phí quản lý doanh nghiệp + TK 642 + TK 6422
Các khoản giảm trừ doanh thu + TK 521 + Ghi Nợ TK 511

2, Báo cáo Tài chính:

Nội dung Thông tư 200 Thông tư 133
Chuyển đổi BCTC bằng ngoại tệ sang VNĐ Tài sản, nợ phải trả quy đổi theo tỷ giá thực tế cuối kỳ Tài sản, nợ phải trả quy đổi theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ
Trình bày trình tự BCĐKT –        Trình tự ngắn hạn và dài hạn

–        Các chỉ tiêu sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần

–        Trình bày theo ngắn – dài hạn hoặc theo tính thanh khoản giảm dần.
Báo cáo Tài chính giữa niên độ Có quy định dạng đầy đủ và dạng tóm lược Không quy định
Nơi nộp BCTC –        Cơ quan thuế

–        Cơ quan thống kê

–        Cơ quan đăng ký kinh doanh

–        Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

–        Cơ quan tài chính

–        Cơ quan cấp trên

/

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Thay đổi về thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

Thủ tục sau thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp – Thủ tục thuế

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Tags So sánh chế độ kế toán thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTCthông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC

Chế độ kế toán trong các doanh nghiệp Việt nam hiện nay đang áp dụng theo Thông tư 200 và thông tư 133. Tuy cùng quy định về chế độ kế toán, nhưng hai thông tư này có rất nhiều điểm khác biệt đó! Hãy cùng Gitiho so sánh điểm khác biệt giữa thông tư 200 và thông tư 133 để hiểu rõ hơn về hai loại thông tư mà kế toán viên nào cũng cần phải biết này nhé!

Xem thêm: Giới thiệu mẫu bảng kê mua hàng theo Thông tư 200 trên Excel

Giới thiệu về thông tư 200 và thông tư 133

Các thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

Thông tư 200 và thông tư 133 là hai thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành. Trong đó:

  • Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp được sử dụng thay thế cho chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định 15/2016/QĐ-BTC và Thông tư 244/2009
  • Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ được sử dụng thay thế cho QĐ 48/2006/QĐ-BTC

Ngoài ta, còn có TT53/2016/TT-BTC để sửa đổi bổ sung một số điều trong thông tư 200 được ban hành năm 2014.

Nguyên tắc áp dụng

Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể áp dụng thông tư 200 hay thông tư 133 để phù hợp với doanh nghiệp của mình, nhưng nhất định cần có sự áp dụng nhất quán trong năm tài chính và có báo cáo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp biết; tránh tình trạng mục này áp dụng thông tư 200, mục khác lại áp dụng thông tư 133.

Chứng từ và sổ kế toán

Đối với cả 2 loại thông tư: Thông tư 200 và thông tư 133, doanh nghiệp đều được tự chủ động thiết kế mẫu chứng từ kế toán, sổ kế toán dựa trên những yêu của Luật kế toán và cần đảm bảo sự minh bạch, chính xác và đồng bộ,

Những điểm khác biệt giữa thông tư 200 và thông tư 133 về chế độ kế toán

Như vậy, có đến 2 thông tư thường được sử dụng để hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp là thông tư 200 và thông tư 133. Tuy nhiên, trường hợp và cách áp dụng 2 thông tư này có rất nhiều điểm khác nhau. Vì vậy, kế toán viên cần phải hiểu những điểm khác biệt để áp dụng đúng và hợp lý loại thông tư. Thông tư 200 và thông tư 133 có 3 điểm khác biệt như sau:

Xem thêm: Hướng dẫn mẫu Biên bản kiểm nghiệm Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa theo Thông tư 200 trên Excel

Đối tượng áp dụng

  • Thông tư 200 được áp dụng được cho tất cả các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ tới các tập đoàn lớn, ở mọi loại hình doanh nghiệp, mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế
  • Thông tư 133 chỉ áp dụng được cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:

Như vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng cả thông tư 200 và thông tư 133, lưu ý áp dụng theo đúng nguyên tắc áp dụng được nêu trên.

Hệ thống tài khoản kế toán

Thông tư 200 thêm, bớt và thay đổi một số chế độ kế toán so với thông tư 133: 

Đối với tài khoản tài sản

Không phân biệt tài khoản ngắn hạn và dài hạn

Các tài khoản theo thông tư 133 được lược bớt trong thông tư 200

  • Tài khoản 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
  • Tài khoản 139  - Dự phòng phải thu khó đòi
  • Tài khoản 142  - Chi phí trả trước ngắn hạn
  • Tài khoản 159  - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
  • Tài khoản 311  - Vay ngắn hạn
  • Tài khoản 315  - Nợ dài hạn đến hạn trả
  • Tài khoản 342  - Nợ dài hạn
  • Tài khoản 351  - Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm
  • Tài khoản 415  - Qũy dự phong tài chính
  • Tài khoản 512  - Doanh thu bán hàng nội bộ
  • Tài khoản 532  - Giảm giá hàng bán
  • Các tài khoản ngoài bảng khác

Các tài khoản được bổ sung trong thông tư 200

  • Tài khoản 1113, 1123 - Vàng tiền tệ (Vàng sử dụng để cất giữ giá trị, không bao gồm vàng tồn kho sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm để bán)
  • Tài khoản 113 (1131, 1132) - Tiền đang vận chuyển
  • Tài khoản 1218 -  Chứng khoán và công cụ tài chính khác
  • Tài khoản 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ
  • Tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
  • Tài khoản 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
  • Tài khoản 357 - Quỹ bình ổn giá
  • Tài khoản 417 - Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
  • Tài khoản 414 - Quỹ đầu tư phát triển
  • Tài khoản 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB
  • Tài khoản 158 - Hàng hóa kho bảo thuế
  • Tài khoản 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
  • Tài khoản 344 - Nhận ký quỹ, ký cược
  • Tài khoản 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
  • Tài khoản 357 - Quỹ bình ổn giá
  • Tài khoản 4113 - Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
  • Tài khỏan 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản
  • Tài khoản 466 -  Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
  • Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá
  • Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
  • Tài khoản 337 - Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng
  • Tài khoản 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp
    • 4611 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
    • 4612: Nguồn Kinh phí năm nay
  • Tài khoản 161: Chi sự nghiệp
    • 1611 - Chi sự nghiệp năm trước
    • 1612- Chi sự nghiệp năm nay
  • Bổ sung tài khoản cấp 2 của tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ:
    • 1531: Công cụ, dụng cụ
    • 1532: Bao bì luân chuyển
    • 1533: Đồ dùng cho thuê
    • 1534: Thiết bị, phụ tùng thay thế
  • Bổ sung tài khoản cấp 2 của tài khoản 155 - Thành phẩm
    • 1551: Thành phẩm nhập kho
    • 1557: Thành phẩm bất động sản
  • Bổ sung tài khoản cấp 2 của tài khoản 156 - Hàng hóa
    • 1561: Giá mua hàng hóa
    • 1562: Chi phí thu mua hàng hóa
    • 1567: Hàng hóa bất động sản
  • Bổ sung tài khoản cấp 2 của tài khoản 334 - Phải trả người lao động
    • 3341: Phải trả công nhân viên
    • 3348: Phải trả lao động khác
  • Bổ sung tài khoản cấp 2 của tài khoản 336 - Phải trả nội bộ
    • 3361: Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh
    • 3362: Phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá
    • 3363: Phải trả nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá
    • 3368: Phải trả nội bộ khác
  • Bổ sung tài khoản cấp 2 của tài khoản 611 - Mua hàng
    • 6111: Mua nguyên vật liệu
    • 6112: Mua hàng hóa
  • Bổ sung tài khoản cấp 2 của tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
    • 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
    • 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Xem thêm: Thông tin về mẫu Bảng kê trích lập các khoản theo lương theo Thông tư 200 trên Excel

Các tài khoản được thay đổi trong thông tư 200

Ngoài lược bỏ các tài khoản trong thông tư 133 và thêm các tài khoản khác vào thông tư 200, thông tư 200 còn sửa đôi tên gọi của một số tài khoản kế toán:

Tài khoảnThông tư 133Thông tư 200

Tài khoản 121

Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
 Chứng khoán kinh doanh 
Tài khoản 128Đầu tư ngắn hạn khác
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Tài khoản 222
 Góp vốn liên doanh
Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Tài khoản 228
Đầu tư dài hạn khác
Đầu tư khác 
Tài khoản 229
 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Dự phòng tổn thất tài sản
Tài khoản 242
Chi phí trả trước dài hạn
Chi phí trả trước
Tài khoản 244
Ký quỹ, ký cược dài hạn
Cầm cố, thế chấp, kỹ quỹ, ký cược
Tài khoản 341
Vay dài hạn
Vay và nợ thuê tài chính
Tài khoản 343
Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
 Nhận kỹ quỹ, kỹ cược
Tài khoản 411
Nguồn vốn kinh doanh
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Tài khoản 421
Lợi nhuận chưa phân phối

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Chế độ báo cáo tài chính

Sự thay đổi của chế độ báo cáo tài chính theo thông tư 200 như sau:

  • Không bắt buộc trình bày mục "Thuế và các khoản nộp Nhà nước" trong Báo cáo tài chính
  • Báo cáo tài chính giữa niên độ phải bao gồm cả Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo bán niên
  • Quy định mới về Xây dựng nguyên tắc kế toán và BCTC khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Điều 106)
  • Thông tư 133 yêu cầu có Bảng cân đối số phát sinh và khuyến khích, không bắt buộc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Về hệ thống báo cáo tài chính, giữa thông tư 200 và thông tư 133 có sự khác biệt như sau:
Hệ thống BCTCThông tư 133Thông tư 200
Hệ thống BCTC năm với doanh nghiệp hoạt động liên tục
  • Báo cáo bắt buộc: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bản thuyết minh BCTC; Bảng cân đối tải khoản
  • Báo cáo không bắt buộc: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, hệ thống báo cáo tài chính gồm: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;  Bản thuyết minh BCTC
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 - DN)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Hệ thống BCTC năm với DN không hoạt động liên tục
  • Báo cáo bắt buộc: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bản thuyết minh báo cáo tài chính
  • Báo cáo không bắt buộc: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính 
Báo cáo tài chính giữa niên độKhông quy địnhQuy định rõ ràng với các dạng mẫu tóm lược, đầy đủ để làm báo cáo tài chính quý (kể cả quý IV) và bán niên
  • Nơi nộp báo cáo tài chính: Thông tư 200 bổ sung ngoài cơ quan quản lý thuế, cơ quan thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh và  ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (nếu được yêu cầu) thì hệ thống báo cáo tài chính cần nộp ở cơ quan tài chính và doanh nghiệp cấp trên
Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp trong 14 giờ

Tổng kết

Thông tư 200 và thông tư 133 rất dễ bị nhầm lẫn khi áp dụng vào chế độ kế toán nếu bạn không nắm vững kiến thức và những điểm khác biệt giữa 2 thông tư này. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã phân biệt và biết cách áp dụng đúng và hợp lý thông tư 200 hay thông tư 133 cho doanh nghiệp của mình.

Để học thêm kiến thức từ cơ bản tới nâng cao và thực hành nhuần nhuyễn các nghiệp vụ bằng cách áp dụng vào bài tập và case study cụ thể, hãy tham gia khóa học "Kế toán tổng hợp A - Z: Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp" của Gitiho nhé! 

Chúc bạn học tốt