So sánh chè xanh đỏ vàng đen năm 2024

Trà xanh và trà đen đều được tạo nên từ lá của cây trà có tên khoa học là Camellia Sinensis. Tuy nhiên, hai loại trà này có những khác biệt rõ rệt về đặc tính, thành phần các chất, cũng như công dụng của nó.

Về quy trình chế biến

Tuy cùng được hình thành từ một giống cây, nhưng chính quy trình chế biến khác biệt đã tạo nên hai loại trà xanh và trà đen. Đồng thời, tạo nên nhiều điểm khác như màu sắc, hương vị và cả giá trị của nó.

Trà xanh: lá trà ngay sau khi hái xong sẽ được làm héo, rồi đưa vào trong chảo nóng thực hiện công đoạn xào trà. Sau đó trải qua quá trình làm nguội nhanh nên không làm trà bị oxy hóa, nhờ đó giữ được sắc xanh tự nhiên của trà cùng hương vị thuần nguyên.

Trà đen: khác với trà xanh, trà đen trải qua quá trình lên men. Khi trà bị oxy hóa thì các enzym có trong lá trà sẽ bị tối màu đi (sang màu đen). Do trong quá trình oxy hóa đã chuyển đổi các chất Polyphenol trong trà (catechin) thành các hợp chất oxidase, ngoài ra còn tạo nên chất theaflavin nên làm cho hương vị trà khi pha có vị mạnh hơn.

So sánh chè xanh đỏ vàng đen năm 2024

(Ảnh: Sưu tầm)

Hàm lượng caffeine

Cả trà xanh và trà đen đều chứa caffeine, tuy nhiên hàm lượng lượng của trà xanh ít hơn trà đen. Trong mỗi ly thông thường, hàm lượng caffeine của trà xanh thường từ 24-40mg, còn trà đen lại dao động ở mức cao hơn khoảng 14-61mg. Do đó, trà đen sẽ dễ dàng kích thích thần kinh, mang lại cho bạn sự tỉnh táo, tập trung.

Giá trị dinh dưỡng và công dụng

Ngoài việc có cùng loại các hợp chất Phenolic thì về thành phần, trà đen chứa nhiều chất chát, kalium và fluor; còn trà xanh có nhiều sinh tố C, tiền sinh tố A và kẽm.

Về công dụng: Trà đen hữu ích để chống lão hóa, bổ sung chất dinh dưỡng thực vật. Là thức uống lợi tiểu nên ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận, tăng cường sức khỏe cho thận và dạ dày. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh do không trải qua quá trình oxy hóa nên chứa thành phần Catechin cao hơn trà đen. Nhờ đó có tác dụng chống lại hoạt động của các gốc tự do - tác nhân gây nên các tổn thương ở màng tế bào của cơ thể, đồng thời ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính và giảm nguy cơ mắc bệnh ác tính như ung thư. Kèm theo đó, Catechin có khả năng kích hoạt các enzym, làm giảm quá trình hấp thu các chất béo. Thêm nữa, nhờ tác dụng kháng oxy hóa, trà xanh còn có tác dụng cho việc chăm sóc da, làm đẹp.

So sánh chè xanh đỏ vàng đen năm 2024

(Ảnh: Sưu tầm)

Cũng chính vì có nhiều lợi ích nên các chuyên gia thường khuyến khích nên sử dụng trà xanh hơn trà đen. Nếu yêu thích vị trà xanh, bạn có thể thưởng thức hương trà xanh Tearoma của The Coffee House. Vì không trải qua quá trình oxy hóa mà chỉ qua khâu làm nguội nhanh nên Tearoma vẫn giữ được màu xanh vàng của lá trà và giữ trọn vị của búp trà non phủ sương của cao nguyên Lâm Đồng.

Vị trà của Tearoma đậm đà mà tinh tế, hương thơm thoang thoảng tự nhiên và sắc vàng xanh đẹp mắt. Trà xanh lá Tearoma khi thưởng thức sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm của tất cả các giác quan. Cùng bạn thổi bùng cảm hứng, tươi tỉnh và đầy thư thái.

So sánh chè xanh đỏ vàng đen năm 2024

Và nếu bạn là người thuộc tuýp thích hương vị mạnh mẽ, vị đậm chát, thơm nồng nàn, dư vị đọng lại trong miệng lâu hơn thì có thể thưởng thức các thức uống như: Trà đen macchiato, trà đào cam sả, trà sữa masala chai, hồng trà latte macchiato... Là các thức uống từ cốt trà đen, nên nó mạnh mẽ đặc trưng, khi kết hợp cùng những hương vị mới thanh mát, ngọt ngào của trái cây, của sữa, kem tươi... sẽ không làm mất đi hương vị của trà.

Thông qua những chia sẻ của The Coffee House chắc hẳn bạn đã thấy được sự khác biệt của trà xanh và trà đen. Đặc biệt là đưa ra cho mình những lựa chọn hợp ý nhất tuỳ theo sở thích, nhu cầu hoặc từng thời điểm.

Câu hỏi đó cũng là thắc mắc chung của rất nhiều người và thậm chí, ngay cả những người uống trà lâu năm cũng chưa chắc biết. Trà đen và trà xanh đều được chế biến từ cây chè. Tuy nhiên, quy trình chế biến khác nhau tạo nên 2 dòng trà khác nhau.

Có thể bạn sẽ quan tâm:

\>> Tác dụng của bã trà xanh

\>> Tác Dụng Của Trà Đen

\>> 10 lợi ích của trà xanh

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số điểm khác nhau cơ bản giữa trà xanh và trà đen.

Khác nhau giữa trà xanh và trà đen ở nồng độ Oxy hóa

So sánh chè xanh đỏ vàng đen năm 2024

Quy trình chế biến từ lá trà tưới thành trà đen và trà xanh rất khác nhau

Chúng ta thường thấy người phương Tây uống trà rất nhiều và đa số là trà đen còn người Đông Á nhất là những nước như Việt Nam lại uống trà xanh. Chuyện đó có 1 nguồn gốc rất thú vị.

Trà có nguồn gốc ở phương Nam châu Á. Lúc đầu, chỉ có những người trồng trà mới uống trà. Nhưng người du mục phát hiện ra rằng uống trà rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với cuộc sống du cư và thức ăn chính là thịt, sữa. Chính vì vậy mà trà được vận chuyển trên con đường Mã Cổ tới các khu vực Tây Tạng, Mông Cổ. Và chẳng thể có trà xanh được khi hành trình đó kéo dài cả tháng trời. Những người làm trà buộc phải lên men toàn phần (hay Oxy hóa chúng cũng được) biến nó thành trà đen để dễ lưu trữ và bảo quản. Chính quá trình Oxy hóa này tạo nên sự khác nhau cơ bản giữa trà xanh và trà đen.

Quá trình Oxy hóa tạo nên trà đen làm thay đổi của một loạt các chất ví dụ: Polyphenol trong trà (catechin) thành các hợp chất oxidase, giảm tannin và caffeine (khoa học ngày nay có thể can thiệp làm tăng hoặc giảm tùy theo mục đích sử dụng) so với trà xanh. Đồng thời với đó, hương vị và màu sắc của trà đen cũng trở nên khác biệt hơn so với trà xanh.

Sự khác nhau về nồng độ Oxy hóa cũng là điểm để phân biệt 3 loại trà cơ bản:

Trà Xanh (không lên men hoặc lên men yếu)- Trà Ô long (bán lên men) và Trà đen (lên men toàn phần!).

Màu sắc và hương vị của trà đen và trà xanh khác nhau

So sánh chè xanh đỏ vàng đen năm 2024

Hình ảnh cho thấy màu sắc của trà xanh và trà đen khác biệt rất rõ bên cạnh đó hương vị cũng thế

Như đã nói ở trên, quá trình Oxy hóa đã biến đổi các chất trong trà, cùng với đó hình dạng và bề ngoài của trà cũng khác nhau.

Nói về trà đen trước. Trà đen có rất nhiều loại với đủ mọi hình dạng, màu sắc, như BP, Pekoe, OP, CTC… hay thậm chí là dưới dạng gạch, do cách lên men khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, trà đen có cánh màu đen hoặc đỏ đen. Khi pha ra trà cho màu nước đỏ đậm, hương thơm nhẹ, vị chát hoặc ít chát nhưng không đắng (rất quan trọng nhé!). Một số loại trà như CTC có vị chát rất đậm làm mất đi vị giác của người thử khiến cho chúng ta lầm tưởng đó là đắng nhưng không phải! Đặc biệt một số loại trà đen đặc biệt như nham trà hay Phổ Nhĩ cho ra màu nước đen. Chính vì màu nước này mà bên Trung Hoa phân trà đen (black tea) làm 2 dạng là: Hồng trà và Hắc trà.

Còn với trà xanh, thức uống rất quen thuộc với chúng ta, có thể dễ dàng nhận ra:

  • Khi pha ra trà cho ra nước màu xanh hoặc vàng xanh.
  • Bã trà màu xanh. (chúng ta nhìn bã là chuẩn nhất).
  • Trà xanh chát đắng, và đắng đậm khi pha lâu.
  • Hương trà thơm ngọt mang đặc trưng của giống cây và khí hậu vùng trồng trà đó.

Cách thưởng thức trà đen so với trà xanh cũng khác nhau

So sánh chè xanh đỏ vàng đen năm 2024

Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà cách thưởng thức trà đen với trà xanh rât khác nhau (Ảnh minh họa)

Như đã nói ở trên, trà xanh và trà đen tiêu biểu cho 2 phong cách khác nhau, thậm chí cho 2 vùng địa lý khác nhau và trong pha chế cũng như thưởng thức, trà xanh và trà đen cũng có sự khác nhau cơ bản:

*Thị trường tiêu thụ:

- Trà xanh chủ yếu tiêu thụ ở những nơi trồng và sản xuất được trà như các quốc gia châu Á, Kenya…

- Trà đen thì ngược lại, được tiêu thụ ở các quốc gia không trồng được trà hoặc trồng được ít tiêu biểu như phương Tây…

*Cách pha chế:

- Trà xanh thường pha với nhiệt độ 75-85 độ C để đảm bảo ngon nhất. Trà xanh thường được uống trực tiếp và độc lập như 1 đồ uống.

- Trà đen thường pha nhiệt độ 100 độ C hoặc đun trực tiếp trên bếp, thường uống kèm với đồ ăn hoặc sữa, đường và được coi như 1 bữa ăn phụ.

So sánh chè xanh đỏ vàng đen năm 2024

Ngoài ra, trà xanh và trà đen cũng còn có khá nhiều điểm khác biệt nữa dựa trên tiêu chí khoa học mà ad vẫn chưa biết do ngày xưa học dốt Sinh học mà. Chính vì thế nên bài trên đây chỉ mang tính tương đối.