So sánh bão và áp thấp nhiệt đới năm 2024

Dựa vào tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm xoáy thuận nhiệt đới, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) quy định phân loại xoáy thuận nhiệt đới như sau:

Bảng 1. Phân loại xoáy thuận nhiệt đới theo sức gió mạnh nhất và mức độ ảnh hưởng

Cấp

Gió cực đại

(km/h)

Cấp gió

(beaufort)

Mức độ ảnh hưởng

(do sức gió)

Áp thấp nhiệt đới

(Tropical Depression)

39 - 61

6 - 7

Cây cối rung chuyển, khó đi ngược gió. Biển động.

Bão

(Tropical Storm)

62 - 88

8 - 9

Bẻ gẫy cành cây lớn, tốc mái nhà, không thể đi ngược gió. Biển động rất mạnh.

Bão mạnh

(Severe Tropical Storm)

89 - 117

10 - 11

Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện, gây thiệt hại rất nặng. Biển động dữ dội, làm đắm tàu thuyền.

Bão rất mạnh

(Typhoon / Hurricane)

³ 118

³ 12

Sức phá hại cực kỳ lớn. Sóng biển cực kỳ mạnh, làm đắm tàu biển có trọng tải lớn

Tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm (tốc độ gió cực đại) được quy định khác nhau ở mỗi nước. Tổ chức Khí tượng thế giới quy định lấy tốc độ gió mạnh nhất duy trì liên tục trong thời gian 10 phút (sử dụng trong các bản tin của Nhật và Hồng Kông), Cơ quan dự báo bão của Hải quân Mỹ lấy tốc độ gió mạnh nhất duy trì liên tục trong thời gian 01 phút. Ở Việt Nam, tốc độ gió mạnh nhất được lấy trong 02 phút. Cơ quan Khí tượng Úc lấy tốc độ gió giật mạnh nhất chứ không lấy gió cực đại duy trì liên tục. Chính sự khác nhau này đã dẫn đến sự khác nhau khi đánh giá cường độ của bão. Qua nhiều hội nghị, các chuyên gia WMO đã đề xuất xác định các hệ số chuyển đổi vào năm 2004. Các tác giả Mỹ cho rằng, do sự khác nhau về thời gian lấy trung bình mà cường độ bão trong các bản tin dự báo của các nước thấp hơn của Mỹ khoảng 12%. Quy chế báo bão, ATNĐ, lũ của Việt Nam dùng thuật ngữ "gió mạnh nhất" (tức gió cực đại) và "có thể có gió giật", mà không dùng thuật ngữ "duy trì liên tục", nên phải hiểu đó là gió mạnh nhất quan trắc được theo quy phạm quan trắc bề mặt.

Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) là một vùng gió xoáy có đường kính tới hàng trăm km hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Không khí xung quanh thổi dồn vào tâm bão theo đường xoắn ốc với tốc độ lớn, có khi tới trên 250km/h. Áp suất khí quyển trong bão thấp hơn rất nhiều so với xung quanh.

So sánh bão và áp thấp nhiệt đới năm 2024

Điều kiện cho việc hình thành bão là nhiệt ẩm và động lực. Bão thường xuất hiện ở các vùng biển nhiệt đới, nơi nhiệt độ mặt nước lớn hơn 260 độ C và nằm trong khoảng vĩ độ 50 – 200, nơi có lực Coriolis (lực hình thành do sự quay của trái đất, có giá trị càng lớn ở nơi càng xa xích đạo về hai cực) đủ lớn để tạo nên xoáy và có nhiệt độ mặt nước biển thuận lợi cho sự bốc hơi nước.

Một vùng xoáy được gọi là ATNĐ khi tốc độ gió xoáy vào trung tâm mạnh nhất đạt cấp 6 đến cấp 7 theo cấp Beaufort, tức là từ khoảng 40 đến 60km/h. Gió xoáy mạnh từ cấp 8 gọi là bão, cấp 10 là bão mạnh, cấp 12 (khoảng 120km/h) gọi là bão rất mạnh và từ cấp 14 gọi là siêu bão.

Các cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam thường xuất hiện trên khu vực tây Thái Bình Dương nhưng cũng có những cơn bão hình thành trên biển Đông. Tốc độ di chuyển trung bình của bão khoảng 20km/h, nhanh nhất khoảng 35km/h, đôi khi có những giai đoạn bão hầu như không dịch chuyển.

Hằng năm, có trên 20 cơn bão và ATNĐ xuất hiện trên khu vực tây Thái Bình Dương và biển Đông, tuy nhiên chỉ khoảng 1/3 số này ảnh hưởng đến Việt Nam. Mùa bão ở Việt Nam từ tháng 5 đến cuối tháng 11, tập trung vào tháng 8 đến tháng 10. Đầu mùa, bão và ATNĐ thường ảnh hưởng đến các tỉnh phía bắc, sau đó đường đi của chúng dịch chuyển dần vào phía nam.

Để tiện theo dõi, người ta đặt tên cho những cơn bão theo một danh sách của các quốc gia trong khu vực. Những tên bão tiếng Việt như Trami, Halong, Vamco, Songda hay Conson. Những cơn bão khủng khiếp nhất có thể kể tên như Haiyan tháng 11 năm 2013 tàn phá Philippin, bão Katrina tháng 8 năm 2005 gây thiệt hại kỷ lục cho các bang miền nam Hoa Kỳ.

Nhiều trung tâm khí tượng trên thế giới tham gia dự báo bão. Họ căn cứ vào các quan trắc khí tượng toàn cầu, ảnh mây vệ tinh địa tĩnh, ảnh thám không của vệ tinh cực, các đo đạc bằng máy bay trinh sát, sử dụng các mô hình dự báo số trị trên siêu máy tính để theo dõi và dự báo bão. Trong Quân chủng Phòng không-Không quân, Phòng Khí tượng/Bộ Tham mưu (số điện thoại liên hệ 562182) có trách nhiệm tham khảo các thông tin quốc tế để ra các bản tin dự báo bão phục vụ cho hoạt động bay cũng như các hoạt động khác của Quân chủng Phòng không – Không quân.

Áp thấp nhiệt đới có tác hại gì?

Tác hại của áp thấp nhiệt đới là tác hại do gió giật mạnh ở gần tâm áp thấp kèm theo mưa lớn, tập trung gây lũ lụt cho các nơi mà áp thấp đi qua. Do tốc độ gió còn chưa mạnh nên thông thường tác hại của áp thấp nhiệt đới thường là do hậu quả mưa lớn gây ra lũ lụt khi áp thấp đổ bộ vào bờ biển nước ta.

Tại sao gọi là áp thấp nhiệt đới?

Áp thấp nhiệt đới (tiếng Anh: tropical depression) là tên gọi 1 hiện tượng thời tiết phức hợp diễn ra trên diện rộng trên biển hoặc đất liền khi có hiện tượng gió xoáy tập trung quanh 1 vùng áp thấp nhưng chưa đủ mạnh để gọi là bão nhiệt đới.

Khi nào được gọi là bão?

Ở Việt Nam, gió xoáy có cấp Beaufort từ 6 - 7 trên 1 diện rộng gọi là áp thấp nhiệt đới. Gió xoáy từ cấp 8 trở lên trên 1 diện rộng, có thể kèm theo mưa lớn gọi chung là bão.

Bão nhiệt đới cấp gió bão nhiêu?

- Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 được gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.