Scammer la gì

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Scammer là gì?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức vềScammer.

Trả lời câu hỏi : Scammer là gì?

Scammer là một thuật ngữ trong tiếng Anh, có nghĩa là "lừa đảo", được dùng để chỉ những cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản từ người khác.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về scammer và các dạng scammer hiện nay nhé!

Kiến thức mở rộng về Scammer và các dạng scammer hiện nay.

1. Định nghĩa về Scammer

- Scammer trong tiếng anh là một danh từ, được phiên âm là /ˈskæm.ɚ/

- Scammer được dùng cho các ngữ cảnh informal (không trang trọng). Đó là chủ yếu được sử dụng giữa những người biết rõ về nhau, hoặc trong những bối cảnh thoải mái và không chính thức. Theo nguyên tắc, tốt nhất bạn nên tránh những từ vựng không chính thức trong hầu hết các ngữ cảnh viết tiêu chuẩn: chẳng hạn, bạn nên sử dụng nó trong các đơn xin việc hoặc trong một bản báo cáo. Ngôn ngữ không chính thức cũng bao gồm các từ vựng cấm kỵ, thường được dán nhãn là tiếng lóng thô tục trong từ điển hoặc từ điển. Điều này thường đề cập đến tình dục hoặc các chức năng của cơ thể và vì nhiều người có thể thấy những thuật ngữ như vậy xúc phạm hoặc gây sốc, nên thường nên tránh chúng.

- Về mặt nghĩa, Scammer có nghĩa là kẻ lừa đảo - ai đó kiếm tiền bằng các phương pháp bất hợp pháp, đặc biệt là bằng cách lừa mọi người; kẻ lừa đảo là người lừa mọi người đưa tiền cho họ bằng các phương pháp bất hợp pháp hoặc không trung thực.

Scammer la gì

2. Các dạng scammer hiện nay

Có rất nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến nhưng mục đích chính là ăn cắp thông tin hoặc ăn cắp tiền hoặc tài sản. Scammer sẽ sử dụng nhiều phương pháp lén lút để ăn cắp thông tin của bạn. Sau đó thực hiện các hàng vi gian lận như mở thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng. Dưới đây là các dạng scam phổ biến nhất hiện nay.

a) Scam email

Đây được xem là hình thức phổ biến nhất và chúng sẽ gửi cho bạn một email giả danh ngân hàng và nói với bạn rằng bạn đã bị rút tiền trộm dù bạn không thực hiện giao dịch nào. Email đó sẽ yêu cầu bạn phải xác nhận thông tin cá nhân của bạn qua một liên kết giả mạo mà chúng gửi kèm. Nếu bạn làm theo ý chúng thì toàn bộ thông tin của bạn sẽ biến mất theo số tiền trong tài khoản của bạn.

b) Scam đấu giá

Hình thức lừa đảo này được thực hiện dưới dạng một người nào đó bán đấu giá cổ vật trên các trang đấu giá trực tuyến nhưng thực chất là ảo. Sau khi người mua mua xong thì mới biết đó là lừa đảo. Ví dụ bạn A tuyên bố bán cổ vật cho bạn B, khi bạn B hoàn thành các thủ tục thanh toán thì bạn A không có cổ vật đó và lặn mất tăm.

c) Lừa đảo quyên góp

Hình thức này đang được phổ biến trên mạng xã hội hiện nay. Họ lợi lòng tốt của mọi người, đăng tải các thông tin người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật và đang cần quyên góp tài chính. Những người nhẹ dạ cả tin đã quyên góp tiền và chiếm đoạt số tiền của các vị mạnh thường quân.

d) Lừa đảo qua các cuộc gọi

Hình thức lừa đảo này sẽ có kịch bản trước đó. Một người tự xưng là nhân viên kỹ thuật từ công ty máy tính sẽ gọi điện và thông báo với bạn là máy tính của họ bị nhiễm virus hoặc bị tấn công bởi hacker. Tiếp đến, họ sẽ cung cấp các kiểu kết nối từ xa với máy tính để khắc phục. Lúc này họ sẽ lợi dụng để đánh cắp thông tin cá nhân trên thiết bị của bạn.

e) Lừa đảo đầu tư

Lợi dụng nhu cầu làm giàu của nhiều người hiện nay, các scammer sẽ tạo ra rất nhiều kịch bản để tạo cơ hội kiếm tiền sau đó đưa cơ hội đến với bạn khiến bạn “tiền mất tật mang”. Nếu như hình thức đem lại nhiều tiền bạc đấy vậy tại sao họ lại chia sẻ cho một người không quen biết như bạn?

f) Lừa đảo việc làm và thu nhập

Các bạn sinh viên là đối tượng được nhắm tới đầu tiên. Hình thực này sẽ được thực hiện bằng cách yêu cầu bạn chuyển cho họ một khoản tiền để họ tìm cho bạn một công việc nhẹ với mức lương cao.

g) Catfish (Hẹn hò trực tuyến)

Chiêu trò của scammer là gì mà có thể lừa đảo qua các ứng dụng hẹn hò trực tuyến? Thực chất, scammer sẽ tạo ra một trang cá nhân giả mạo và tạo mối quan hệ với rất nhiều người khác nhau trong một thời gian dài. Sau khi tạo được lòng tin thì scammer sẽ tìm cách vay tiền hay hỏi thông tin cá nhân của con mồi để thu lợi.

h) Scam 419

Lừa đảo 419 còn có tên gọi khác là lừa đảo Nigeria. Hình thức này cũng đánh vào lòng tham, sự cả tin của người khác. Danh xưng 419 lấy từ điều luật chống gian lận của Nigeria. Người ta gọn những người lừa đảo này là 419-er. Những người này sẽ gửi email tự xung là kế toán trưởng của công ty hoặc nhân viên ngân hàng đề nghị bạn hợp tác và yêu cầu bạn cung cấp thông tin về tài khoản ngân hàng để họ gửi tiền. Nhưng trên thực tế, thông tin này sẽ không được gửi tiền mà công cụ để họ lừa bạn.

3. Cách phòng tránh Scammer

Cách phòng tránh Scam tốt nhất chính là bạn nên cẩn thận, suy nghĩ kỹ càng, không nên vội vã nghe theo lời người lạ để tránh bị Scam.

Ngoài ra, bạn cần biết thêm một số cách phòng tránh Scam như sau:

- Tìm một người thứ 3 uy tín để làm trung gian trong các cuộc giao dịch giữa bạn với người lạ.

- Kiểm tra và tìm hiểu kỹ trang web trước khi đăng nhập vào.

- Khi mua hàng online bạn nên tham khảo phần đánh giá của khách hàng. Nếu như cửa hàng đó có nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng thì bạn cũng có thể yên tâm.

- Nên mua hàng từ những nơi uy tín, được đánh giá tốt từ các trang Review hoặc từ cộng đồng.

- Không nên cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân quan trọng nào cho người lạ.

- Thực hiện các biện pháp bảo mật nhiều lớp theo yêu cầu của nhà phát hành để tránh bị mất thông tin.

- Không click các link lạ được gửi đến, cũng như truy cập những trang web yêu cầu đăng nhập tài khoản cá nhân của bạn.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Tài liệu hay nhất