Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh gì

Một phần Cholesterol trong cơ thể là do thức ăn mang lại – Tuy nhiên gan là cơ quan chủ yếu tổng hợp nên cholesterol.

Sau khi ăn thức ăn có nhiều mỡ, thịt mỡ, óc heo,lòng đỏ trứng, da động vật, phủ tạng…) mỡ sẽ được hấp thu tại ruột… rồi đưa đến gan. Có thể ở gan, giống như một nhà máy chế biến mỡ. Cholesterol được hấp thu qua thức ăn, gan chuyển hóa thành rất nhiều dạng mỡ khác nhau để đưa vào máu- từ đó chuyên chở khắp nơi trong cơ thể.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh gì

Có 3 loại cholesterol: VLDL, LDL-c và HDL-c

  • VLDL (very low density – lipoprotein): Mang mỡ từ gan đi các nơi khác trong cơ thể, sau khi nhường mỡ cho các tế bào thì VLDL sẽ chuyển thành LDL-c
  • LDL-c (low density – lipoprotein – cholesterol): Đây là thủ phạm chính gây xơ vỡ mạch máu, nên còn gọi là cholesterol xấu.
  • HDL-c (High density – lipoprotein – cholesterol): Còn gọi là cholesterol tốt do HDL có khả năng lấy bớt cholesterol đọng ở các thành mạch máu mang về lại cho gan, giúp ngăn ngừa quá trình tạo mảng xơ vữa.

Nguồn gốc mỡ Triglycerid.

90% mỡ Triglycerid trong máu đều do thức ăn mang lại. Sau một bữa ăn có nhiều chất béo, nồng độ Triglycerid cao.

Tuy nhiên với một cơ thể khỏe mạnh bình thường, 12 giờ sau hầu như tất cả các triglycerid này sẽ được cơ thể chuyển hóa hết. Triglycerid được tổng hợp và chuyển hóa qua lại ở tại gan và mô mỡ.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh gì
Cấu trúc của lipoprotein

NẾU TRONG MÁU CÓ NHIỀU MỠ

Tăng LDL cholesterol (mỡ xấu) hoặc giảm HDL cholesterol (thiếu mỡ bảo vệ): sẽ tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não… nặng nề hơn nữa là vỡ các mảng xơ vữa làm lấp mạch não (đột qụy) hoặc nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tàn phế hay tử vong.

Tăng Triglycerid sẽ làm gan nhiễm mỡ, đề kháng insulin dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường, ngoài ra nếu Triglycerid quá cao (>1000mg/dl) có thể gây ra viêm tụy cấp. Để chuẩn đoán rối loạn chuyển hóa mỡ: Cơ bản chỉ cần xét nghiệm máu.

Cholesterol toàn phần, Triglycerid, HDL.c và LDL.c lúc đói sáng đủ để chẩn đoán rối loạn chuyển hóa mỡ.

Rối loạn lipid máu là tác nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch. Thế nhưng các bạn không phải lo lắng bởi yếu tố này có thể can thiệp và thay đổi được. Vậy có những nguyên nhân nào gây ra bệnh, dấu hiệu, hậu quả, chẩn đoán và các biện pháp điều trị bệnh?

1. Rối loạn lipid máu - tên gọi khác của tình trạng mỡ máu cao

Máu nhiễm mỡ còn được gọi là mỡ máu cao, chỉ tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid có trong máu hoặc hiện tượng nồng độ mỡ trong máu gia tăng gồm có cholesterol, triglycerid và một số thành phần khác.

Mỡ máu hay lipid máu có chứa nhiều thành phần nhưng chủ yếu là cholesterol, Triglycerid, HDL - Cholesterol và LDL - Cholesterol. Trong đó, HDL - Cholesterol còn được gọi là mỡ máu tốt còn LDL - Cholesterol là loại mỡ máu xấu.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh gì

Rối loạn lipid máu là việc nồng độ Cholesterol và Triglycerid tăng cao

Rối loạn lipid máu là hiện tượng gia tăng bất thường nồng độ của Cholesterol và Triglycerid, sự suy giảm HDL - Cholesterol trong máu. Rối loạn lipid trong máu là tác nhân gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng liên quan đến tim mạch như bệnh mạch vành, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim hay xơ vữa động mạch,… dẫn đến tai biến mạch máu não.

Bên cạnh đó, lipid trong máu gia tăng có khả năng gây ra bệnh viêm tụy cấp và khi tái phát nhiều lần sẽ chuyển thành viêm tụy mạn cũng như biến chứng đái tháo đường.

2. Nguyên nhân gây bệnh

  • Nồng độ chất tiêu mỡ bị suy giảm, quy trình chuyển hóa bị rối loạn khiến mỡ lắng đọng trong cơ thể.
  • Những người thường xuyên căng thẳng, người bệnh tiểu đường dẫn đến việc phải dùng đến nhiều lipid dự trữ ở trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid.
  • Do thói quen ăn uống: việc nạp quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, chất béo, lạm dụng bia rượu trong thời gian dài là nguyên nhân gây bệnh.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh gì

Thói quen ăn uống thiếu khoa học có khả năng gây ra rối loạn lipid

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn lipid máu

Rối loạn chuyển hóa lipid chính là quá trình chuyển biến sinh học, xuất hiện trong khoảng thời gian dài thế nhưng rất khó để nhận biết. Vì thế, bệnh này không có dấu hiệu đặc trưng. Đa phần những dấu hiệu lâm sàng của bệnh chỉ được nhận ra khi nồng độ thành phần lipid máu gia tăng trong thời gian dài và làm xuất hiện nhiều biến chứng.

Để biết chính xác các bạn cần phải làm xét nghiệm máu. Thế nhưng, căn bệnh này vẫn có một vài dấu hiệu lâm sàng báo hiệu cho bạn về vấn đề sức khỏe:

  • Rối loạn huyết áp: bệnh nhân thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, hoa mắt, ăn không tiêu, hệ tiêu hóa bị rối loạn và đặc biệt là huyết áp không ổn định.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh gì

Huyết áp không ổn định là dấu hiệu lâm sàng giúp bạn phát hiện bệnh

  • Đau nhức, tê bì chân: nồng độ cholesterol trong máu quá cao dẫn đến tắc nghẽn mạch máu làm cho máu không di chuyển đến chân và xuất hiện tình trạng tê bì, nhức mỏi, sưng tấy chân,… Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu khiến chân và bàn chân dễ nhiễm lạnh hơn bình thường.
  • Đau ngực: tình trạng một người khỏe mạnh gặp phải cơn đau ngực rồi tử vong xảy ra thường xuyên thế nhưng ít ai biết được nguyên nhân là do rối loạn lipid trong máu. Các cơn đau này hiếm khi xuất hiện và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi biến mất thế nên khiến chúng ta chủ quan. Vì vậy khi xuất hiện các cơn đau tức ngực, khó chịu cần gặp bác sĩ nhanh chóng.

4. Rối loạn lipid máu gây ra hậu quả gì?

Rối loạn lipid gây ra hậu quả thể hiện gián tiếp ở những bệnh lý khác. Nếu nồng độ mỡ trong máu tăng thì hệ thống động mạch sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Bên cạnh đó, áp lực từ dòng máu lớn, nội mạc bên trong động mạch bị tổn thương, xơ cứng hay lắng đọng những mảng xơ vữa và làm suy giảm khả năng đàn hồi.

Nếu bệnh nhân nhập viện do đau tức ngực hoặc méo miệng, yếu, liệt nửa người và khi chẩn đoán với kết quả là nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ do xơ vữa mạch máu thì lúc này người ta mới nhận thấy được hậu quả của rối loạn lipid trong máu. Khi đến giai đoạn này thì việc cứu vãn bệnh nhân là không thể.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh gì

Rối loạn lipid trong máu gây ra hậu quả nặng nề, thậm chí là đe dọa tính mạng bệnh nhân

Đối với trường hợp gia tăng triglyceride gây ra viêm tụy cấp, có thể khiến người bệnh nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn ói, tụt huyết áp, suy hô hấp và suy thận. Lúc này, bệnh nhân cần được lọc máu để thay huyết tương và có thể nói lúc này tiên lượng của bệnh nhân rất kém, tỷ lệ cao sẽ tử vong.

5. Biện pháp chẩn đoán bệnh

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần đi thăm khám ngay để có biện pháp chữa trị cần thiết.

Biện pháp thường dùng trong chẩn đoán rối loạn lipid máu là xét nghiệm sinh hóa: giúp định lượng thành phần Mỡ máu. Từ đó, các bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng của bệnh nhân, phân loại và có biện pháp chữa trị thích hợp.

6. Biện pháp điều trị bệnh

  • Chữa trị rối loạn lipid ở trẻ nhỏ: chủ yếu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và luyện tập. Bệnh nhân được sử dụng thuốc nếu bệnh có tính chất gia đình hoặc do gen. Bên cạnh đó, việc uống thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ và nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn.
  • Chữa trị rối loạn chuyển hóa ở một số bệnh: người bệnh tiểu đường được ưu tiên áp dụng phương pháp thay đổi thói quen sống kèm theo sử dụng thuốc. Với những bệnh lý như suy thận hoặc gan mật cần kết hợp chữa trị bệnh nguyên cũng như rối loạn lipid máu đi kèm.
  • Thay đổi thói quen sống: tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, thay đổi thực đơn ăn uống hạn chế tối đa dầu mỡ, tránh sử dụng nội tạng động vật, ăn trứng lộn, hải sản,… kiêng dùng bia rượu và chế độ làm việc khoa học giúp cải thiện tình trạng bệnh.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc: việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa có khả năng gây tăng men gan, tiêu cơ vân. Vì thế khi phát hiện cơ thể mắc bệnh, bệnh nhân nên đi kiểm tra thường xuyên, thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu giúp kiểm tra chỉ số lipid máu và đi tái khám đúng hẹn.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh gì

Việc sử dụng thuốc điều trị phải có sự chỉ định của bác sĩ và thực hiện đúng theo chỉ dẫn

Người bệnh không được bỏ theo dõi lipid máu khi đã có kết luận mắc bệnh. Bệnh nhân có thể mắc hậu quả vô cùng nghiêm trọng khi mỡ máu gia tăng trong thời gian dài một cách mất kiểm soát.

Giống với một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa khác thì rối loạn lipid máu cũng không có triệu chứng cụ thể rõ ràng thế nhưng lại là thủ phạm âm thầm có thể tước đi tính mạng của bệnh nhân. Vì thế, việc khám sức khỏe tổng quát và xét nghiệm lipid máu định kỳ giúp chúng ta kịp thời phát hiện bệnh, điều trị hiệu quả.