Rặng trâm bầu là gì

14/04/2021 - Dược liệu

Tham khảo bài viết để biết những thông tin cụ thể về cây trâm bầu, công dụng trị bệnh và những lưu ý khi dùng.

Rặng trâm bầu là gì

Hình ảnh cây trâm bầu

I- CÂY TRÂM BẦU LÀ CÂY GÌ?

1- Mô tả hình ảnh cây trâm bầu

Cây trâm bầu thường mọc dại hoặc được trồng làm hàng rào nhưng hiện nay cũng có nhiều nơi đã trồng trâm bầu làm dược liệu. Trâm bầu là cây tiểu mộc. Cây trâm bầu sống lâu năm. Thân cây cao từ 2m đến 10m, cũng có khi cây cao tới hơn 10m nếu gặp nơi đất tốt, ẩm nhiều đồng thời có nhiều ánh nắng. Lúc cây còn non, thân cây có 4 cạnh.

  • Từ thân cành trâm bầu mọc ra hệ thống lá đối xứng trải dài, cuống lá dài gắn vào đầu lá. Phiến lá trâm bầu có dạng hình trứng. Mặt lá hướng ánh nắng mặt trời có màu xanh đậm, nhẵn và rất bóng; mặt ngược lại được bao phủ một lớp lông mịn màng màu trắng bạc.
  • Hoa trâm bầu có mầu vàng nhạt mọc ra từ nách lá và đầu ngọn. Hoa kết quả có 4 cánh, bên trong trái trâm bầu chỉ chứa duy nhất 1 hạt.
  • Cây trâm bầu phát triển rất khỏe, không cần chăm sóc nhiều, đặc biệt thích hợp với nơi có nhiều nắng. Tuy nhiên cây có hệ thống thân cành phát triển mạnh, phiến lá to bản nên cần rất nhiều nước và đất giàu dinh dưỡng.

2. Nguồn gốc và phân bố

Nguồn gốc cây trâm bầu được xác định là xuất phát từ Campuchia. Tại đất nước Campuchia, người dân gọi trâm bầu với cái tên Song ke. Ngày nay, trâm bầu phân bố nhiều ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.

Ở nước ta, trâm bầu có ở khắp các vùng quê nhưng có nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở tỉnh Quảng Bình nổi tiếng có rừng trâm bầu chắn cát có độ tuổi hơn 460 năm tại thôn Thanh Bình, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch.

Trước đây, cây trâm bầu mọc hoang rất nhiều nhưng hiện nay trâm bầu mọc hoang rất ít do bị chặt phá. Thi thoảng thấy trâm bầu được trồng ở hàng rào, trong vườn nhà hoặc được trồng để thu hái làm dược liệu.

3. Bộ phận sử dụng làm thuốc

Cây trâm bầu cho bộ phận lá, rễ, vỏ cây và hạt để sử dụng làm thuốc trị bệnh.

Người dân tiến hành thu hái bộ phận lá và bộ phận rễ và vỏ cây quanh năm. Sau khi thu hái cần làm sạch, phơi khô, bảo quản trong túi kín, để nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt và ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Đối với quả, thường được thu hái vào mùa thu đông hàng năm. Thu hái quả xong cần phơi khô để tách lấy hạt. Hạt được phơi hoặc sấy khô dùng dần, tránh để nơi ẩm mốc.

Rặng trâm bầu là gì

Hình ảnh quả trâm bầu quen thuộc với người dân Nam bộ

II- CÔNG DỤNG TRỊ BỆNH CỦA TRÂM BẦU

Cây trâm bầu không chỉ được sử dụng làm dược liệu tại Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới cũng sử dụng trâm bầu để trị bệnh. Người dân dùng lá trâm bầu để sát trùng với vết thương ngoài da, bào chế thuốc chữa sốt rét rừng, trị một số bệnh về gan mật… Người dân Thái Lan còn sử dụng lá trâm bầu để tẩy giun sán và giảm đau ở các cơ…Dưới đây là một số công dụng chính của dược liệu trâm bầu:

1. Tẩy giun, sán:

Các nhà khoa học đã chỉ ra trong hạt trâm bầu có thành phần hóa học như tanin, dầu béo, axit béo, oxalat calcium, axit oxalic tự do... Các hợp chất này có tác dụng trừ diệt giun. Các nhà khoa học đã nhận định, hạt trâm bầu có tác dụng tẩy giun đạt 70% so với thuốc Piperazin. Ở Campuchia, Thái Lan, người dân dùng hạt cây trâm bầu tẩy giun.

Trong nhân dân ta từ xưa đã sử dụng hạt trâm bầu để tẩy giun sán bằng những cách sau:

Bài 1: Sử dụng hạt trâm bầu nghiền nát và lá mơ lông (tức mơ tam thể) thái nhỏ, hai vị này có lượng bằng nhau, trộn đều . Lấy hỗn hợp này thú với bột làm bánh rồi nặn bánh hấp ăn vào buổi sáng mới thức giấc khi bụng còn rỗng.

Bài 2: Lấy hạt trâm bầu khô nướng qua lửa rồi tán nhỏ mịn, ăn cùng với quả chuối chín lúc bụng còn đói. Đối với người trưởng thành dùng từ 10 đến15 hạt, trẻ em dùng từ 5 đến 10 hạt.

2. Kháng ung thư: 

Tại Hoa Kỳ, bang Arizone, GS Pettit (GĐ Viện nghiên cứu ung thư) và các nhà nghiên cứu khác đã tìm thấy chất Combretastatin trong vỏ cây trâm bầu. Họ đã chuyển chất này sang dạng muối phosphat hòa tan trong nước và làm thành thuốc viên. Sau đó nhóm nghiên cứu này đã chứng minh tác dụng của chất Combretastatin khi dùng chung với carboplatin, cisplatin, vinblastin (các chất kháng ung thư), đồng thời xạ trị/hóa trị, có khả năng đẩy lùi tới 95% tế bào ung thư. Các tác giả của nhóm nghiên cứu này đã giải thích: chất Combretastatin đã ngăn cản lưu lượng máu, ức chế quá trình vận chuyển oxygen tới các tế bào ung thư từ đó ngăn cản sự phát triển của chúng.

Bên cạnh đó, có một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh tính kháng ung thư của cây trâm bầu vào năm 2000. Đó là nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Toyama (Nhật Bản) kết hợp với GS. Trần kim Quy (ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM). Nhóm nghiên cứu này tìm thấy trong lá cây trâm bầu có 7 chất mang cấu trúc saponin triterpene dạng cycloartan có tác dụng ức chế độc tính của chủng tế bào ung thư 26L5.

3. Bảo vệ gan

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân lập và xác định cấu trúc của hơn 30 chất trong dịch chiết Metanol của lá và hạt trâm bầu có tác dụng bảo vệ tế  các tế bào gan. Trong dân gian, trâm bầu kết hợp với cây nhân trân cũng có tác dụng lợi gan mật.

4. Lợi mật:

Trong dân gian thường lưu truyền bài thuốc bổ đắng từ lá trâm bầu có tác dụng lợi mật. Thực vậy, nếu uống nước sắc từ lá trâm bầu sẽ khiến cho cơ thể tăng tiết mật làm cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, khiến bạn có cảm giác thèm ăn nhiều hơn.

5. Lợi tiểu: 

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy nước sắc lá trâm bầu làm cho cơ thể người tiết ra nhiều nước tiểu hơn nhưng mức độ bài tiết nước tiểu lại chậm hơn so với Furosemid. Đồng thời tác dụng này của lá trâm bầu lại kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ sau khi sử dụng nước sắc lá trâm bầu. Điều này giúp cơ thể bạn có thể thải độc một cách an toàn mà không lo tai biến.

6. Giảm mỡ máu, đường huyết

Theo Natrue New, Tạp chí Journal of Ayurveda and Integrative Medicine của Hà Lan, đã công bố công trình nghiên cứu khoa học về dịch chiết xuất từ cây trâm bầu có tác dụng giảm đường và mỡ trong máu.

Một số các nghiên cứu khác đã chỉ ra cây trâm bầu chứa polyphenol, axít gallic; các chất này có hoạt tính chống viêm và chống ô xy hóa dẫn đến có khả năng hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường và trợ tim.

Vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu khác, trừ tiền,...: Khổ Qua - Công Dụng - Liều Dùng - Lợi Ích

Rặng trâm bầu là gì

III- LƯU Ý KHI DÙNG

Cây trâm bầu là loài cây mọc hoang, hay được trồng nhiều ở bờ kênh các vùng Đông nam bộ của nước ta. Người dân sử dụng cây trâm bầu để làm thuốc trị một số bệnh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điểm chính sau đây khi sử dụng cây trâm bầu làm thuốc:

  • Cần phải vô cần thận trọng khi dùng vị thuốc làm từ cây trâm bầu cho người đang mang thai và cho con bú. Hơn hết luôn cần sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
  • Dịch chiết xuất từ cây trâm bầu hay nước sắc cây trâm bầu có tác dụng bổ gan, mật, lợi tiểu. Nên cần phải lưu ý khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc tác động đến men gan, hệ bài tiết…
  • Đối với việc sử dụng hạt trâm bầu làm thuốc tẩy giun cần chú ý: thuốc tẩy giun có thể làm bạn bị nấc cụt sau khi uống do trong thành phần của hạt trâm bầu chứa chất oxalate calcium. Tuy nhiên phản ứng này không hề có hại. Không cần quá lo lắng, chỉ một lúc sau sẽ hết nấc cụt, cơ thể lại trở lại cân bằng.
  • Cây bạc thau, dây leo cũng gọi là cây trâm bầu, cây này thường trồng leo nơi bờ rào hoặc leo giàn cho bóng mát, làm cảnh, hoa màu tím hồng. Lưu ý không nhầm lẫn trong sử dụng.

“Cho em hỏi rằng chứ ở nơi đâu, bát ngát xa trông những rặng… trâm bầu…!”.

…Cứ mỗi lần nghe bài hát ấy vang lên đâu đó trong cái tĩnh mịch heo hút của làng mạc chiều quê, lòng tôi lại cảm thấy buồn buồn, một cảm giác trống trải mất mát lại đầy lên trong tôi.

Ôi! nhớ làm sao hình ảnh mộc mạc lại rất thân thương, lặng lẽ nhưng rất vững vàng suốt một thời khai phá đất phương Nam của ông cha.

Người ta thường nhắc đến tre, nhưng ít ai nhắc đến trâm bầu, sau cây tre, có lẽ cây trâm bầu là hình ảnh gắn bó nhất với đời sống, sinh hoạt của người dân đồng đất Nam bộ.

Chẳng biết ai trồng và trồng từ bao giờ, hay đất nghèo đã sinh ra giống cây ấy? Khi lớn lên, tôi đã thấy có trâm bầu, ở những mương rảnh quanh nhà, ở những vùng gò bãi bạc màu, vùng đất hoang giữa bạt ngàn ruộng rẫy, ngoài tre, thì trâm bầu đã lấn át mọi loài cây khác bằng sức sống mãnh liệt của mình.

Có nơi trâm bầu mọc san sát thành rừng, thân thẳng, to và khỏe, khắp mình tua tủa những gai nhọn mà nội tôi thường gọi là vú, vú trâm bầu…

Tôi nhớ có lần bị nội răn đe: lì quá sẽ bị ăn roi trâm bầu! Thật vô phúc cho những ai bị phạt bằng trâm bầu vú, may cho tôi là chưa trải qua bao giờ…

Rặng trâm bầu là gì

Trâm bầu có sức sống rất mãnh liệt, nó sống trên mọi vùng đất, dù bạc màu đến mấy vẫn sinh sôi nảy nở, chặt nó đến bao nhiêu lần vẫn không chết, lại lên vô số tược mới, rễ nó bám chặt vào lòng đất, dù khô hạn hay ngập nước.

Nó vẫn luôn vậy, lá chẳng xanh thắm mà cũng chẳng vàng vọt, chỉ là một màu xanh nhợt nhạt tưởng như héo úa, vậy mà giữa sự thầm lặng chắt chiu lại chứa đựng một sức sống bền bĩ không ngờ.

Trong cái lất phất của những cơn mưa giông đầu mùa, ông tôi chặt sát gốc các bụi trâm bầu già mang ngâm nước, chuẩn bị làm lại cài chòi hay cái chái bếp đã ọp ẹp, vậy mà, chỉ hơn tháng sau, đã thấy xanh mướt một màu, bao nhiêu là tược con tua tủa, chen chúc, vươn lên bầu trời xanh.

Khi mưa thu lác đác kéo về trên những ruộng lúa mùa, thì con gái, cũng là lúc, những tán trâm bầu đã che khuất đường chân trời.

Những đàn chim lũ lượt kéo về xây tổ, xao xác gọi nhau trong vòm lá lúc chiều về. Rồi một hôm, cả cánh đồng bỗng vàng rực lên dưới nắng, lúa đã chín vàng.

Trong mùi thơm thoang thoảng của hương lúa, những ngọn chướng non hây hẩy, xô đuổi nhau trên cánh đồng, ầm ào trong những tán lá trâm bầu dày đặc, lác đác những nụ hoa bé xíu, ngày một lớn dần.

Hoa trâm bầu trông ngộ nghĩnh, không giống một loại hoa nào, như một khối vuông màu vàng nhạt, không đều góc cạnh, to hơn ngón tay cái một tí, cứ lớn dần lớn dần, chờ đến một hôm nào trong cái nắng giêng hai gay gắt, lại quay về với đất đen, mong đợi một mùa mưa sắp đến…

Rặng trâm bầu là gì

Tuổi thơ tôi gắn bó với những rặng trâm bầu… Những lúc thả trâu ngoài bãi, khi bắt dế lúc thả diều, bóng mát của trâm bầu luôn là chỗ trú chân của bọn trẻ chúng tôi.

Lớn lên một chút, những đêm giăng câu thả lưới, chúng tôi thường nằm trên những ổ rơm ấm áp dưới tán trâm bầu, lắng nghe tiếng cá quẫy dưới trăng, tiếng bầy cá trê ăn tía giữa bàu…

Trong cái vắng lặng của đêm sâu, bọn tôi nằm gác chân lên nhau ngắm sao trời qua kẽ lá với bao nhiêu là ước vọng. Chỉ mươi, mười lăm tuổi đầu, lòng tôi đã biết buồn, khi nhiều hôm một mình lắng nghe tiếng cuốc gọi bầy não nuột trong đêm…

Ngày ấy, tôi chưa bao giờ để ý đến sự hiện diện của trâm bầu, vì tôi sống với nó, nó ôm ấp tuổi thơ tôi, tôi lớn lên dưới những tán lá rợp mát của trâm bầu.

Bây giờ, sau bấy nhiêu năm, nghe lại bài hát ấy, tôi lại cảm thấy ngậm ngùi. Tôi đứng đây, giữa làng mạc quê hương, dù chưa một lần ra đi, để hiểu được cảm giác của sự trở về.

Tôi vẫn còn đau đáu với niềm yêu thương, gắn bó với đồng đất quê nhà từ bấy đến nay, nhưng vẫn thấy buồn buồn, vì chẳng còn tìm đâu ra hình ảnh vài cây trâm bầu, chứ nói chi là rặng…

Trẻ thơ quê tôi, giờ có đứa chẳng biết trâm bầu là gì. Quê hương ngày một đổi mới, đèn điện đã làm quên ánh trăng, quạt điện, máy điều hòa đã làm thay cái mát của ngọn nồm ngọn chướng; nhà gạch nhà tường đã san sát mọc lên, chẳng ai còn nhớ đến trâm bầu nữa.

Rặng trâm bầu là gì

Người ta quý từng tấc đất để sản xuất, để trồng rau hoa, trồng cây ăn trái. Trâm bầu không còn cần thiết nữa, chỉ còn là hình ảnh thuộc về dĩ vãng, giờ thì chỉ được nhắc đến trong một bài hát mà có khi cũng ít người nghe.

Bài hát nhắc nhớ cho ta biết đã từng có một loài cây tên là trâm bầu cùng với ông cha đi suốt một thời gian khó…

…Và mỗi lần nghe lại bài hát về loài cây ấy, tôi lại thấy lòng chùng xuống với niềm thương nhớ khôn nguôi…!