Ngành học Logistics là gì

Ngành học Logistics là gì

Các bạn đang tìm hiểu về ngành Logistics và đang băn khoăn không biết ngành Logistics học những môn gì. Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này. Các bạn hãy tham khảo để biết rõ hơn về chương trình đào tạo ngành này nhé!

Định nghĩa ngành logistics

Có thể hiểu ngành Logistics bao gồm các quá trình: lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kiểm soát các thủ tục vận chuyển và lưu trữ hàng hóa sao cho hiệu quả và tối ưu nhất. Logistics cũng bao gồm toàn bộ dịch vụ và các thông tin liên quan từ điểm nguồn đến điểm tiêu thụ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nhiều người thường nhầm lẫn Logistics và Vận tải. Tuy nhiên, hiểu chính xác Logistics rộng hơn nhiều so với Vận tải. Nó bao hàm rộng hơn, quản lý luồng dịch chuyển của hàng hóa, dịch vụ cùng các thông tin liên quan. Trong khi vận tải chỉ tập trung vào sự dịch chuyển của hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Ngành Logistics là tập hợp các hoạt động lưu trữ, xử lý, kiểm kê, đóng gói, phân phối hàng hóa,…

Vận hành Logistics hiệu quả là doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều các chi phí liên quan đến vận tải, kho bãi, đóng gói hàng hóa,…dẫn đến giá thành hàng hóa, dịch vụ giảm, làm tăng khả năng cạnh tranh.

Ngành học Logistics là gì
Định nghĩa ngành logistics

Ngành logistics học những môn gì? Chương trình đào tạo

Sinh viên khi theo học ngành Logistics học những môn gì, chương trình đào tạo Logistics như thế nào? Dựa theo cấp bậc học và chương trình đào tạo của các trường mà sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung một chương trình học ngành Logistics sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng theo 4 nhóm sau:

Kiến thức kinh tế và kỹ năng tính toán

Sinh viên sẽ được tìm hiểu về các kiến thức Kinh tế vi mô và vĩ mô, các nguyên lý Marketing cơ bản để nắm được mô hình kinh doanh của công ty, nhu cầu của thị trường trong thời gian đầu học kiến thức nền. 

Nhiều vị trí đòi hỏi phải làm việc với dữ liệu nên sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng tính toán và phân tích cùng tin học ứng dụng.

Kỹ năng ngoại ngữ 

Đây là một kỹ năng gần như là bắt buộc đối với sinh viên khi theo học ngành logistics & quản lý chuỗi cung ứng. Người học được học từ tiếng Anh cơ bản đến tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh thương mại,…nhằm phục vụ công việc trong tương lai.

Kiến thức thương mại 

Xuất nhập khẩu chiếm phần lớn trong hoạt động Logistics. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nhân sự am hiểu thị trường quốc tế. Sinh viên sẽ được học các môn học liên quan đến Luật thương mại quốc tế và Xuất nhập khẩu, Nghiệp vụ Hải quan, Tài chính tiền tệ, Kinh doanh quốc tế, Bảo hiểm kinh doanh,…

Kiến thức và kỹ năng chuyên ngành Logistics

Chương trình đào tạo ngành Logistics chắc chắn không thể thiếu các kiến thức cơ bản từ các môn học như Quản trị Logistics, Kho hàng và tồn kho, Vận tải hàng hóa, Kỹ thuật hệ thống, Mua hàng và cung ứng,…

Sau khi tham khảo phần trên, chắc hẳn các bạn đã nắm được ngành Logistics học những môn gì chương trình đào tạo Logistics của các trường đại học phải không?

Ngành học Logistics là gì
Ngành logistics học những môn gì? Chương trình đào tạo

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Vị trí việc làm ngành logistics sau tốt nghiệp 

Sau khi tốt nghiệp ngành Logistics, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí sau trong doanh nghiệp:

  • Nhân viên kho hàng
  • Chuyên viên Logistics quốc tế
  • Nhân viên giao hàng/vận tải
  • Nhân viên dịch vụ hải quan
  • Nhân viên Hub, trung tâm điều phối
  • Nhân viên kinh doanh Logistics

Qua một thời gian khoảng 3 năm công tác tại các vị trí trên, với những kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc, các bạn có thể đảm nhận các vị trí ở cấp cao hơn như:

  • Quản lý kho hàng
  • Đại diện công ty tại thị trường quốc tế
  • Quản lý dịch vụ vận tải
  • Quản lý dịch vụ hải quan
  • Quản lý Hub, trung tâm điều phối
  • Quản lý kinh doanh Logistics

Rõ ràng là cơ hội việc làm và cơ hội thăng tiến dành cho các bạn trẻ theo học ngành Logistics là rất lớn. Tuy nhiên, để có thể làm tốt công việc và thăng tiến trong tương lai, các bạn cần trang bị cho mình cả kiến thức và kỹ năng phục vụ công việc. Trước tiên, để có kiến thức nền tảng về ngành Logistics, các bạn cần lựa chọn một môi trường đào tạo tốt.

Đại học Đông Á Đà Nẵng tự hào là một trong những trường đại học đầu tiên trên cả nước đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo ngành Logistics. Với chất lượng đào tạo tốt, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất hiện đại, khang trang, trường là một trong những sự lựa chọn lý tưởng dành cho các bạn trẻ. Bên cạnh học kiến thức trên giảng đường, các bạn sinh viên sẽ được trải nghiệm thực tế công việc tại các doanh nghiệp có liên kết với trường.

Ngoài ra, sinh viên có cơ hội tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp tại các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về Logistics nhờ các chương trình liên kết trường đại học và doanh nghiệp của ĐH Đông Á.

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn trẻ một phần nào đó cái nhìn về ngành Logistics học những môn gì, chương trình đào tạo Logistics. Hãy nhanh tay xét học bạ ngành logistics vào Đại học để được trải nghiệm bạn nhé! Chúc các bạn thành công và đạt được kết quả mong đợi trong lần xét tuyển đại học, cao đẳng sắp tới. 

Ngành Logistics là gì? Logistics học gì?

Dù ra đời chưa lâu nhưng logistics đã dần khẳng định vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế nước ta. Với con số lợi nhuận cao lên đến hàng tỷ đô mỗi năm, là một trong 12 nhóm ngành được cộng đồng kinh tế ASEAN ưu tiên và hỗ trợ phát triển, đồng thời đang là dịch vụ kinh doanh hấp dẫn của nhiều công ty khác nhau trong và ngoài nước. Việc hiểu rõ được “Ngành logistic là gì?” “Ngành Logistics sẽ học được những gì?” không chỉ quan trọng cho những bạn đang tham gia kỳ thi tuyển sinh năm nay, mà còn là một kiến thức thiết yếu cho tất cả mọi người.

Ngành Logistics là gì?

Ngành học Logistics là gì

Hiểu một cách đơn giản nhất ngành logistics chính là dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng. Những đơn vị, công ty logistics sẽ phải lên kế hoạch cụ thể và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ theo yêu cầu mà khách hàng đặt ra. Mọi công ty làm trong lĩnh vực logistics đều phải cố gắng thay đổi chính mình và luôn chú trọng đến các yếu tố sau để tăng năng lực cạnh tranh của công ty như: số lượng, chất lượng, thời gian và cuối cùng là giá cả dịch vụ.

Chức năng của ngành Logistics không chỉ là giao nhận, vận tải mà còn bao gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng… Nếu làm tốt về Logistics, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho công ty.

Tham khảo thêm:
Logistics là gì? Logistics có phải là hậu cần không?
Logistis theo lối nhìn nhận mới
Phân loại dịch vụ Logistics
Một ví dụ cụ thể về Logistics

Học Logistics là học gì?

Ngành học Logistics là gì

Đối với các trường dạy các ngành Logistics theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, học viên được học chuyên sâu về cách vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa với nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển.

Đồng thời, ngành này cũng được học những kiến thức marketing quốc tế, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải một cách tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.

Cụ thể hơn, về kiến thức chuyên ngành, sinh viên được biết chuyên sâu về kinh tế logistics, quản trị nhân sự, luật vận tải, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức, nghiệp vụ tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức.

Về kỹ năng chuyên môn sinh viên có thể tham gia lập kế hoạch, tổ chức, điều hành dịch vụ vận tải đa phương thức. Thực hành nghiệp vụ giao nhận vận tải đa phương thức. Có khả năng phân tích luồng hàng, xác định nhu cầu khách hàng, qui hoạch trung tâm phân phối và quản trị qui trình phân phối từ trung tâm đến khách hàng.

Có thể lập kế hoạch và tổ chức công tác đóng gói, kho bãi, xếp dỡ, giao nhận, vận tải và cung ứng; thực hành nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp; lập và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hiệu quả của hoạt động logistics và vận tải đa phương thức, tham mưu kế hoạch logistics chiến lược; thiết kế mạng lưới logistics; xây dựng qui trình khai thác, phát triển và quản trị chuỗi cung ứng.

Với các kiến thức và kỹ năng như trên, một học viên chuyên ngành Logistics sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp mở ra, đặc biệt là trong thời đại hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, cụ thể các cơ hội đó là như thế nào? Những thách thức và tiềm năng của nó ra sao? Tất cả đều nằm trong bài viết sau nhé:

Ngành Logistics ra trường làm gì?