Học làm video ở đâu

  • Đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm, nếu bạn nào có suy nghĩ này thì hãy thay đổi nhé.


    Để trở thành một Film Editor / Video Editor chuyên nghiệp, ngoài thành thạo các phần mềm dựng phim, bạn cần phải có kiến thức về xây dựng hình ảnh, cảm thụ âm thanh và nhiều hơn nữa các kỹ năng khác nữa.

  • Adobe Premiere Pro và Adobe After Effects là 2 trong số các phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp trên máy tính.


    Adobe Premiere: là một phần mềm hiệu chỉnh video chuyên nghiệp, bạn có thể sao chép, hiệu chỉnh và chia sẻ video trên net, trên radio, trên đĩa hoặc trên những thiết bị. Premiere Pro sử dụng cơ chế mới cho phép nhập, biên tập và xuất video với chất lượng cao HD (high-definition).


    Adobe After Effects: được sử dụng để xử lý hiệu ứng video và làm chuyển động số. After Effect được sử dụng trong xử lý hậu kì, và làm chuyển động. Nó ứng dụng nhiều trong mảng làm intro video, phim hoạt hình và hiệu ứng phim ảnh.


    Thời gian gần đây còn nổi lên một phần mềm chỉnh sửa video được nhiều chuyên gia đánh giá cao là Davinci Resolve, dùng để dựng phim, biên tập video như: cắt ghép video, xử lý âm thanh, chèn nhạc, hiệu ứng chuyển cảnh, chuyển âm,... Nó được đánh giá khá tốt không kém ứng dụng cắt và chỉnh sửa video Adobe Premiere Pro. Rất nhiều Film Editor / Video Editor dùng Davinci Resolve để thay thế các phần mềm edit video chuyên nghiệp khác.

  • Để tạo nên một kênh Youtube được nhiều người chú ý và có lượt xem khủng, dựng video chuyên nghiệp thôi là chưa đủ. Bạn còn cần phải biết những “món võ” khác để trở thành cao thủ “Vê-lốc”. Dưới đây là một số cách giúp bạn thu hút được nhiều người xem trên Youtube mà Green đã tổng hợp được:


    Tiêu đề phải gây tò mò hoặc thật ấn tượng và tối ưu từ khóa


    Xây dựng nội dung video “chất”, bạn có giữ chân người xem được hay không? điều này nằm ở 15s đầu tiên.


    Thumbnail/ ảnh đại diện phù hợp với nội dung video


    Chia sẻ video đăng trên Youtube qua các mạng xã hội: Facebook, Twitter, …


    Tạo dấu ấn riêng khi sản xuất video: phong cách edit video, slogan, logo, biểu tượng, …


    Chăm chỉ tương tác với các bình luận của người xem

  • Rất nhiều bạn băn khoăn không biết sau khi hoàn thành khóa học dựng phim sẽ làm việc ở đâu. Với vai trò là một Film Editor / Video Editor, bạn có thể làm việc tại các công ty trong nhiều lĩnh vực như:


    - Các hãng phim, công ty giải trí


    - Các đài truyền hình, phát thanh


    - Các công ty truyền thông, quảng cáo, agency, media...


    Hoặc một lựa chọn phổ biến hiện nay là làm việc trong phòng Marketing, Truyền thông của doanh nghiệp hay tổ chức.

  • Theo JobsGO, mức lương trung bình cho các bạn có từ 0 - 2 năm kinh nghiệm là 10 triệu/ tháng (khoảng lương phổ biến từ 8 - 13 triệu/ tháng). Tóm lại, với nghề Film Editor / Video Editor, bạn sẽ luôn nhận được mức lương xứng đáng với thực lực của mình. 


    Hãy yên tâm, bởi đây là một ngành có tiềm năng rất lớn ở hiện tại và tương lai. Bất kỳ lĩnh vực nào hiện nay: kinh doanh, giải trí, giáo dục, ... dường như đều phải gắn liền với việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách gần gũi hơn, có hiệu quả hơn. Và để có thể làm được điều đó thì chắc chắn không thể thiếu những sản phẩm video thu hút từ phía các editor rồi!

  • Có ý kiến cho rằng các bạn nữ không nên theo ngành dựng phim vì khá vất vả, chạy deadline “rất đuối”. Tuy nhiên, vì Green có khá nhiều học viên là nữ đã và đang theo học ngành này nên đã tranh thủ phỏng vấn và đi tìm câu trả lời cho các bạn đây. Một số ý kiến mà học viện nhận được như sau:


    “Nhiều lúc cũng đau đầu và căng thẳng nhưng những thứ đã làm được khiến mình cảm thấy rất đáng giá.”


    “Gái hay trai thì không quan trọng, quan trọng là mình có thích và phù hợp hay không nữa.”


    “Mình định học xong sẽ làm cho các công ty truyền thông, làm TVC, dựng tin tức - phóng sự, tin tức sự kiện, tự giới thiệu, … Còn xa hơn thì chắc chưa đủ kinh nghiệm.”


    “Em thích làm Vlog nên đi học ạ, hiện giờ thì em cảm thấy bản thân có thể làm được.”


    Vậy đấy, thích thì cứ học thôi, cho dù vất vả thì khi thành công, bạn sẽ thấy những gì mình bỏ ra đáng giá thế nào.

  • Một vài đầu việc cụ thể mà các Film Editor / Video Editor sẽ đảm nhận nếu đi làm:


    Trước hết, hãy đọc kỹ kịch bản và tham gia các buổi thảo luận cùng đạo diễn để hiểu rõ những việc cần làm, tránh xảy ra xung đột trong quá trình làm việc.


    Tham gia các buổi ghi hình để có được cái nhìn chi tiết hơn, việc này sẽ giúp bạn hình thành về bố cục của bộ phim trong đầu.


    Sắp xếp, lưu trữ, quản lý tất cả các dữ liệu phim đã quay xong.


    Xem kỹ từng cảnh quay, lựa chọn những cảnh quay tốt nhất, đẹp nhất, sau đó sắp xếp chúng thành những đoạn phim “thô” và xâu chuỗi lại theo thứ tự để hình thành nên một câu chuyện hoàn chỉnh.


    Biên tập hiệu ứng âm thanh, chèn nhạc, xử lý âm thanh, tiếng động, lời thoại. Chỉnh sửa và cân đối các thành phần này với nhau một cách hài hòa. (Công việc này thường làm cùng nhóm của bạn nếu đây là một bộ phim dài, còn những video ngắn như: trailer, intro, … thì có lẽ bạn sẽ tự mình cân được đấy).


    Cuối cùng, xem lại phim, chỉnh sửa và hoàn thành một bản dựng thô, cho các đạo diễn/ nhà sản xuất/ mọi người xem thử và góp ý. Tiếp nhận ý kiến và chỉnh sửa video theo yêu cầu của đạo diễn/ nhà sản xuất/ mọi người (nếu có).


    Kết xuất video, phim theo yêu cầu mong muốn về chất lượng và mục đích sử dụng của đạo diễn, nhà sản xuất. 

  • Có thể tự học dựng phim ở nhà, bạn có chắc chắn về điều đó không?


    Đa phần các bạn tự học ở nhà chỉ tập trung vào phần học công cụ/ phần mềm dựng phim. Nhưng để làm nên những thước phim “chất lượng” và thật chuyên nghiệp, thì tối thiểu bạn cần phải có kiến thức cơ bản về ngành điện ảnh và sản xuất phim, nhiếp ảnh, quay phim, tư duy logic, biết quản lý dữ liệu, … và hàng hoạt kỹ năng về giao tiếp, khả năng xử lý tình huống, đạo đức nghề nghiệp nếu muốn trở thành Film Editor / Video Editor chuyên nghiệp.


    Như vậy, nếu bạn chỉ edit video “sương sương” thì tự học ở nhà cũng là một lựa chọn. Tuy nhiên, nếu muốn chuyên nghiệp thì hãy bổ sung kiến thức liên quan cho mình nhé, chỉ học cách sử dụng công cụ thôi là không đủ đâu!

  • Công việc của một editor yêu cầu một cấu hình máy đủ mạnh để xử lý hiệu ứng và xem trước video, vì nếu sử dụng các máy tính/ laptop có cấu hình yếu sẽ gây nóng máy, gián đoạn công việc và thậm chí có thể văng ra khỏi phần mềm làm việc bất cứ lúc nào. Cụ thể về cấu hình cho máy tính/ laptop làm việc của một chuyên viên dựng phim/ editor tối thiểu như sau:


    -Về CPU: Cần chip có vi xử lý Intel Core i5 hoặc i7 thế hệ thứ 9 trở lên;hoặc Ryzen series 5000 trở lên; hoặc chip M1 với những dòng MacOs sau này ( do phim và đồ họa cần chip nhiều nhân với xung mạnh để xử lý tốt nhất).


    -Về Ram: 8GB hoặc 16GB ( ưu tiên RAM 16GB vì phần mềm để học phim và kỹ xảo khá nặng nên cần nhiều RAM để chạy chương trình).


    -Về Rom: Ổ cứng SSD 240GB ( Do nhiều phần mềm nặng nên cần để khởi động Windows/ MacOS và chương trình nhanh hơn nếu không có nó sẽ đợi rất lâu).


    Ổ cứng HDD 500GB hoặc 1TB (Để lưu dữ liệu).


    -Về GPU: Card đồ họa rất cần thiết để học và làm việc sau này. Bạn nên chọn Card AMD RX 570 trở lên ( có thể chọn các dòng laptop gaming do laptop gaming có card đồ họa mạnh dùng để chơi game nên có thể dùng để dựng phim hoặc làm về 3D). 


    -Giá máy: từ 20tr đến 40tr tùy theo khả năng của bạn.


    - Màn hình với độ phân giải, tầng số quét cao để trình chiếu màu sắc, điểm ảnh chuẩn nhất. 


    - Hệ điều hành: Win 10 hoặc MacOS.